10 Cách giúp nhận diện kẻ thái nhân cách đơn giản, chuẩn xác
Những người thái nhân cách rất giỏi che giấu bản chất bằng lớp mặt nạ bên ngoài. Do đó việc nhận diện kẻ thái nhân cách đôi lúc không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên khi quan sát kỹ, bạn vẫn có thể phát hiện một số điểm đặc trưng của dạng người này.
10 đặc điểm giúp nhận biết kẻ thái nhân cách
Kẻ thái nhân cách rất khéo léo trong việc che giấu bản thân; nhiều người trong số họ trông có vẻ bình thường. Tuy nhiên bằng việc phân tích một số đặc điểm chủ chốt, chúng ta sẽ phát hiện người mang thái nhân cách.
1. Thiếu đồng cảm với mọi người
Thiếu đồng cảm là một trong những đặc điểm nhận diện kẻ thái nhân cách. Họ không nhận thức và hiểu cảm xúc của người khác. Đồng thời, họ cũng không thể chia sẻ, và phản ứng với cảm xúc đó một cách phù hợp.
Ví dụ, kẻ thái nhân cách thường phản ứng với mọi thứ đầy lạnh lùng. Dù là tin tức về tai nạn thương tâm, hoặc hành vi xấu xa, họ cũng chẳng quan tâm hay thể hiện cảm xúc.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ bất thường trong não khiến khả năng cảm thụ cảm xúc bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những chấn thương tâm lý trong thời thơ ấy cũng khiến kẻ thái nhân cách sinh ra cơ chế phòng vệ tâm lý.
Họ đóng cửa cảm xúc để tự bảo vệ bản thân. Sự thiếu đồng cảm khiến kẻ thái nhân cách coi người khác như công cụ để đạt được đích. Hắn không quan tâm đến cảm xúc của kẻ bị lợi dụng.
2. Thích lừa dối và thao túng là điểm nhận diện kẻ thái nhân cách
Sở thích lừa dối và thao túng ở kẻ thái nhân cách là một trong những đặc điểm nổi bật. Họ thường lợi dụng niềm tin của người khác một cách có chủ ý và tính toán.
Thao túng và lừa dối là phương tiện để họ kiểm soát và áp đặt quyền lực trên người khác. Họ thích cảm giác kiểm soát tình hình và làm cho người khác tuân theo ý muốn của mình.
Ngoài ra, mục tiêu của thao túng tinh thần còn là để đạt được mục đích. Họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để bản thân ở vị thế có lợi. Đó là lý do kẻ thái nhân cách rất biết cách ăn nói và có khả năng thuyết phục
Với một số người, lừa dối và thao túng còn là một thú vui tinh thần. Họ thích thú trong việc điều khiển và làm chủ người khác. Họ xem mối quan hệ là một trò chơi, không quan tâm đến cảm xúc của đối phương.
Kẻ thái nhân cách cũng thích đâm chọc, và kích thích xung đột xảy ra. Họ đặt mình vào vị trí người xem, thích thú nhìn mọi người cãi vã. Họ luôn tỏ vẻ vô tội, và khiến mình giống như nạn nhân.
3. Bên ngoài quyến rũ tử tế, bên trong lạnh lùng vô cảm
Bề ngoài quyến rũ nhưng bên trong lạnh lùng là điểm nhận diện thái nhân cách dễ thấy. Họ có sự tương phản rõ rệt giữa bản chất và cách họ thể hiện bên ngoài.
Họ thường có kỹ năng xã hội và khả năng giao tiếp tốt. Họ luôn thể hiện sự tự tin và lôi cuốn khi nói chuyện. Họ biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, và lời nói để thuyết phục đối phương.
Những đặc điểm này giúp họ dễ dàng tiếp cận và thao túng người khác. Ấn tượng đầu tiên tốt khiến mọi người tin tưởng và mở lòng. Từ đó, họ dễ dàng thao túng đối phương.
Mặc dù có vẻ ngoài quyến rũ, nhưng thực chất bên trong, người thái nhân cách vô cảm và lạnh lùng. Họ ích kỷ và chỉ quan tâm đến mục tiêu cá nhân. Họ bỏ qua những mối quan hệ lành mạnh, và không có sự đồng cảm.
Sự tương phản này cho phép kẻ thái nhân cách ẩn giấu bản chất. Họ có thể duy trì lợi thế trong các mối quan hệ xã hội, cũng như dễ dàng lợi dụng người khác mà không bị nghi ngờ hoặc phản kháng.
Xem thêm: Vô Cảm Với Người Thân Trong Gia Đình: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
4. Lối sống mạo hiểm, đam mê kích thích
Kẻ thải nhân cách đam mê cảm giác kích thích và mạo hiểm. Trong một số trường hợp, lối sống này khiến họ có có những hành vi điên cuồng, ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.
Họ cảm thấy nhàm chán với cuộc sống hàng ngày nên muốn thúc đẩy giới hạn của bản thân. Họ thường đua xe, cá độ, hoặc tham gia các hành vi liều lĩnh, biến thái mà không cân nhắc hậu quả.
Chính vì không màng hậu quả, họ cũng bỏ qua yếu tố nguy hiểm. Họ đánh giá thấp rủi ro của hành động vì quá tự tin vào khả năng của bản thân. Hậu quả là đẩy mình và người khác vào tình huống nguy hiểm.
Trong nhiều tình huống, họ vì nóng vội mà quyết định vội vàng, không cân nhắc kỹ lưỡng. Sự thiếu kiềm chế cũng khiến họ có khả năng quản lý cảm xúc kém.
5. Khả năng quản lý cảm xúc kém cũng là điểm nhận diện kẻ thái nhân cách
Khả năng quản lý cảm xúc kém cũng là đặc điểm nhận diện kẻ thái nhân cách. Tình trạng này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ các mối quan hệ cá nhân đến công việc.
Cảm xúc của họ thường bùng phát một cách đột ngột. Họ tức giận hoặc thù địch mà không có lý do rõ ràng, hoặc không phù hợp với tình huống. Sự bùng phát này không thể dự đoán và khó kiểm soát.
Họ thường hành động dựa trên động cơ hoặc cảm xúc tức thì mà không màng hậu quả. Điều này dẫn đến quyết định và hành vi mạo hiểm.
Người thái nhân cách cũng có khả năng chịu đựng stress, căng thẳng kém. Vì không thể xử lý áp lực một cách lành mạnh, họ dễ có hành vi bạo lực hoặc phá hoại.
Đặc điểm tính cách này sẽ gây ra nhiều xung đột trong các mối quan hệ. Người thái nhân cách sẽ khiến những người xung quanh tổn thương, khó duy trì mối quan hệ
6. Thích được trọng vọng, ngưỡng mộ
Những kẻ thái nhân cách thích lừa lọc, thao túng người khác một phần là do muốn được ngưỡng mộ. Họ muốn được chú ý, khen ngợi và đánh giá cao về bản thân, hoặc thành tựu đang có.
Điều này có thể thể hiện qua việc họ thường xuyên khoe khoang, phô trương, thích những thứ hư vinh. Họ cố ý tạo dựng “vỏ bọc” hoàn hảo để thu hút sự chú ý.
Tính hư vinh khiến họ tin tưởng hoàn toàn vào năng lực, vẻ ngoài, hoặc tầm quan trọng của mình trong các mối quan hệ. Sự tự trọng của họ có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.
Họ khó chấp nhận sự phê bình hoặc chỉ trích. Nguyên nhân là do kẻ thái nhân cách không bao giờ nhận sai. Họ không bất kỳ điều gì đe dọa hình ảnh hoàn hảo của bản thân mình.
Mối quan hệ của người thái nhân cách với người khác phụ thuộc vào sự ngưỡng mộ họ nhận được. Họ không bao giờ chấp nhận và lắng nghe ý kiến trái chiều.
7. Nhận diện kẻ thái nhân cách bằng đặc điểm không chịu trách nhiệm
Không chịu trách nhiệm là một đặc điểm quan trọng nhận diện kẻ thái nhân cách. Họ liên tục né tránh hoặc biện minh cho bản thân mà không thừa nhận điều sai trái.
Một trong những cách thức phổ biến để chối tội là đổ lỗi cho hoàn cảnh, hoặc cho người khác. Họ đưa ra một loạt lý do chứng minh rằng mình bị ép buộc. Họ đổ mọi tội lỗi cho các yếu tố bên ngoài.
Trong lòng họ, bản thân là không sai. Nếu có sai là do họ bị ép buộc, bị yếu tố bên ngoài tác động, là do lỗi người khác. Họ thoái thác mọi trách nhiệm, giữ cho bản thân luôn “trong sạch”
Sự thiếu trách nhiệm cũng khiến kẻ thái nhân cách không thể học hỏi từ sai lầm. Trong khi đây là một phần quan trọng của sự phát triển cá nhân. Kết quả là họ luôn lặp lại những hành vi, suy nghĩ tiêu cực.
8. Mối quan hệ và công việc không ổn định
Cách nhận diện kẻ thái nhân cách còn có thể thông qua mối quan hệ cá nhân và công việc. Sự thiếu kiên nhẫn, tự cao và tính hư vinh khiến họ khó duy trì công việc ổn định.
Họ có thể thay đổi công việc thường xuyên do xung đột với đồng nghiệp và cấp trên, hoặc do dã tâm quá lớn. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do họ không chịu được áp lực, không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bản chất vô trách nhiệm, thích đổ lỗi cũng khiến kẻ thái nhân cách khó hợp tác với đồng nghiệp. Họ cũng thường xuyên xảy ra xung đột, hiểu lầm và bất hòa với những người xung quanh.
Các mối quan hệ cá nhân của người kẻ thái nhân cách cũng thường không sâu sắc và thiếu bền vững. Họ có thể dễ dàng bắt đầu và kết thúc mối quan hệ, không để lại bất kỳ sự lưu luyến hay hối tiếc nào.
9. Liên tục lặp lại hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội lặp lại là một hiện tượng thường gặp ở những người thái nhân cách. Họ luôn tái diễn những hành vi tiêu cực dù đã đối mặt với hậu quả trước đó.
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu đồng cảm, phớt lờ cảm xúc người khác. Đặc điểm này khiến họ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội mà không cảm thấy tội lỗi hay hối hận.
Chính vì không cảm nhận được sai lầm và thích thao túng kẻ khác, họ có thể dễ dàng lặp lại hành vi sai trái. Ngoài ra trong trường hợp làm sai mà không bị phạt, họ lại càng dễ lặp lại hành vi hơn.
Trong một số trường hợp, hệ thống pháp luật và xã hội không đủ hiệu quả răn đe kẻ phạm tội. Chính điều này tạo ra một thông điệp rằng hành vi đó được chấp nhận.
Khi không phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, kẻ thái nhân cách sẽ không thay đổi hay sợ hãi. Ngoài ra, việc tìm kiếm cảm giác mạnh và kích thích cũng khiến họ yêu thích hành vi phạm tội.
Liên tục lặp lại hành vi phạm tội và không quan tâm hậu quả là đặc điểm nhận biết kẻ thái nhân cách dễ thấy. Hành vi phạm tội này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng.
10. Thích ra vẻ tội nghiệp, đáng thương là đặc điểm nhận diện kẻ thái nhân cách
Thích ra vẻ tội nghiệp và đáng thương là chiến lược được nhiều kẻ thái nhân cách tận dụng. Mục tiêu là để thao túng và kiểm soát người khác.
Không phải tất cả những người thái nhân cách đều thể hiện đặc điểm này. Tuy nhiên đây là công cụ tốt để đạt được mục đích, và tránh hậu quả tiêu cực từ hành vi của mình.
Bằng cách vào vai nạn nhân, kẻ thái nhân cách kích thích sự đồng cảm và lòng trắc ẩn từ người khác. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để họ được tha thứ, được chấp nhận.
Khi mọi người cảm thấy thương hại, họ sẽ dễ dàng bị thao túng. Kẻ thái nhân cách sẽ hướng sự chú ý của mọi người khỏi hành vi tiêu cực, từ đó giảm bớt áp lực và trách nhiệm của mình.
Tỏ ra đáng thương và vô tội cũng tạo ra lý do biện hộ cho hành vi của mình. Họ có thể giảm tính nghiêm trọng của sự việc, cũng như giúp mình thoát tội.
Ngoài ra sự hỗ trợ và lòng trắc ẩn từ người khác cũng giúp họ củng cố vị thế và quyền lực trong mối quan hệ. Họ sẽ tiếp tục kiểm soát và thao túng mọi người theo ý muốn.
Trên đây là 10 cách nhận diện kẻ thái nhân cách thông qua hành vi, cảm xúc và mối quan hệ của họ. Mọi người nên chú ý xem người bản thân nghi ngờ có những dấu hiệu trên hay không.
Có lẽ bạn quan tâm:
- Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là gì? Nhận biết và hướng điều trị
- Phân biệt giữa bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
- Rối loạn nhân cách ái kỷ (hội chứng ái kỷ) là gì?
- Rối loạn nhân cách Schizotypal là gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!