Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Điều cần biết
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một căn bệnh khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất cứ động tượng nào. Tình trạng này sẽ làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng một cách quá mức đối với những vật hoặc tình huống nào đó hoàn toàn không mang tính chất nguy hiểm.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì?
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi (rối loạn ám ảnh sợ hãi) là một chứng rối loạn tâm lý khiến cho người bệnh cảm thấy sợ hãi, lo lắng một cách thái quá về những sự việc, vật thể diễn ra xung quanh nhưng không mang tính chất nguy hiểm. Đây là một trạng thái duy trì liên tục trong một thời gian dài, có thể gây ra các phản ứng về tâm lý và thể chất rất nghiêm trọng.
Hiện tượng này là một trong các rối loạn tâm thần có mối liên hệ với trạng thái lo âu, tránh né trong tất cả các tình huống. Người bệnh thường sẽ có xu hướng muốn tạo cho mình một vùng an toàn để có thể thực hiện các hành vi an toàn của bản thân. Nếu tình trạng này kéo dài và không được kiểm soát tốt sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, sức khỏe, nhiều nguy cơ dẫn đến trầm cảm và thậm chí là có ý định tự sát.
Một số hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp như:
- Sợ nơi đông người
- Sợ không gian kín, sợ phải ở một mình
- Sợ khoảng không
- Sợ độ cao
- Sợ bị tiêm
- Sợ thang máy
- Sợ người lạ
- Sợ ám ảnh bởi vật nhọn như dao, kim tiêm
Nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Hiện nay các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể nghiên cứu được rõ về các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, theo thống kê cũng nhận thấy được một số yếu tố có thể hình thành nên chứng bệnh này như:
1.Do những sang chấn về tâm lý
Đối với những người từng đã trải qua các tình huống ảnh hưởng tâm lý trong quá khứ sẽ có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi trong tương lai. Khi các tình huống hay sự việc cũ bắt đầu tái hiện lại sẽ khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng một cách quá mức, kèm theo đó có thể thấy được những triệu chứng như dễ kích động, rối loạn nhịp tim, tay chân run rẩy, đổ nhiều mồ hôi,….Một số yếu tố có thể gây nên tình trạng này như sợ không gian kín, sợ ở một mình, sợ bị động vật cắn, sợ xe máy,…
2. Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ cho biết rằng, ADN cũng là một trong các yếu tố có thể gây nên các bệnh lý về tâm thần. Điển hình như nếu trong gia đình có người thân là cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột mắc bệnh rối loạn lo âu thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các chứng rối loạn tâm thần có liên quan, trong đó có rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Một nghiên cứu dựa trên 2 trẻ sinh đôi có mẹ từng mắc chứng rối loạn lo âu cho thấy rằng cả 2 trẻ đều có những bất thường về tâm lý, cảm giác sợ hãi, lo lắng cũng nhiều hơn những đứa trẻ khác.
3. Do yếu tố tâm lý, xã hội
Các bác sĩ tâm lý cho biết rằng, những đối tượng từng phải trải qua các biến cố ảnh hưởng đến tâm lý, xã hội sẽ có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hơn những người bình thường. Đặc biệt là những người rơi vào trạng thái thất nghiệp, mất mát người thân yêu, cha mẹ ly hôn, chia tay người yêu, mất tài sản,….
4. Do rối loạn cơ chế sinh học trong cơ thể
Do rối loạn cơ chế sinh học trong cơ thể cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây nên các triệu chứng lo lắng, sợ hãi quá mức. Khi cơ thể bị thiếu hụt hormone serotonin và norepinephrinetrong bên trong não bộ sẽ làm xuất hiện các phản ứng hoảng sợ, bồn chồn, bất an. Khi những hormone tạo ra sự hạnh phúc, phấn khích bị giảm mạnh thì cũng là lúc các triệu chứng rối loạn tâm lý gia tăng.
Biểu hiện của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một hội chứng rối loạn về tâm thần và có rất nhiều triệu chứng xuất hiện đồng thời. Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Luôn cảm thấy lo lắng, áp lực, căng thẳng khi phải đối mặt hoặc chứng kiến một sự việc, hiện tượng nào đó sắp xảy ra. Hoặc có một số trường hợp người bệnh chỉ cần suy nghĩ đến cũng đã cảm thấy bế tắt, hoảng sợ.
- Để có thể tránh né những tình huống gây ám ảnh, bệnh nhân thường tự tạo cho mình một vỏ bọc với thế giới bên ngoài, hoặc sẽ dễ kích động, tức giận, khóc lóc,…Tuy nhiên, khi trong tình huống bắt buộc phải đối diện người bệnh sẽ bắt đầu có những đấu tranh về mặt tâm lý, cơ thể run rẩy, tay chân đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, đau tức cổ họng, mất ngủ,…
- Khi các cơn hoảng sợ, lo lắng thường xuyên ập đến sẽ làm cho bệnh nhân gia tăng mức độ sợ hãi, lo lắng, bất an. Họ thường có xu hướng muốn tránh né hoặc không nhìn thẳng vào hiện thực.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này.
- Giới tính: Theo thống kê tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn đối với nam giới.
- Tuổi tác: Căn bệnh này thường sẽ dễ xuất hiện ở những người trẻ tuổi, thường sẽ bắt đầu từ khi 10 tuổi, đa phần sẽ biểu hiện trước tuổi 35.
- Tiền sử gia đình: Như đã nói trên, nếu trong gia đình có người thân từng mắc các chứng bệnh về tâm lý thì nguy cơ gặp phải chứng ám ảnh sợ hãi sẽ cao hơn so với bình thường.
- Tính cách cá nhân: Những người có tính cách rụt rè, bi quan, nhạy cảm thường là đối tượng của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
- Môi trường sống: Đây cũng là yếu tố khiến tỉ lệ mắc bệnh càng gia tăng, những người sinh sống trong môi trường không lành mạnh, thường xuyên chứng kiến các biến cố tâm lý sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Để tiến hành chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử, bệnh sử và đặt một số câu hỏi để biết được các triệu chứng bệnh của đối tượng. Hiện nay vẫn chưa có bất kì xét nghiệm hay hình thức nào có thể chẩn đoán được căn bệnh này. Thông thường các bác sĩ chỉ thăm khám lâm sàng để nhận biết và xác định được tình trạng bệnh.
Sau khi tiến hành chẩn đoán và biết rõ về mức độ bệnh của từng bệnh nhân, các chuyên gia sẽ tư vấn và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
1. Trị liệu tâm lý
Áp dụng liệu pháp trị liệu tâm lý luôn là lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia dành cho những đối tượng bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà thời gian điều trị sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên thông thường các triệu chứng bệnh về tâm lý sẽ được cải thiện sau khoảng 3 tuần áp dụng. Sau quá trình điều trị các bệnh nhân sẽ được phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên.
Với biện pháp trò chuyện, giao tiếp với bệnh nhân, các chuyên gia dần sẽ tháo gỡ được những nỗi sợ hãi và giúp cho người bệnh kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Liệu pháp này không cần đến sự can thiệp của thuốc nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng bệnh. Hiện nay trị liệu tâm lý cũng được áp dụng khá nhiều phương pháp và kỹ thuật như: Tâm lý giữa các cá nhân, phân tâm học, phương pháp gia đình, tập trung vào khách hàng, hành vi nhận thức, giải quyết vấn đề, tâm động học.
2. Sử dụng thuốc tây
Nếu các triệu chứng của căn bệnh này biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hoặc có kèm theo một số dấu hiệu nặng thì các bác sĩ có thể tiến hành kê đơn thuốc để điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn. Các loại thuốc tây điều trị lo âu sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh, hỗ trợ cơ thể được kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả hơn. Thông thường phương pháp này sẽ được kết hợp cùng liệu pháp trị liệu tâm lý để mang lại kết quả nhanh hơn.
Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng bệnh này sẽ có nguy cơ khiến cho bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, mắc ói, chóng mặt,…Do đó, để đảm bảo được an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, theo đúng phác đồ điều trị để bệnh được nhanh chóng thuyên giảm. Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện các dấu hiệu xấu nào cần báo ngay với chuyên gia để được giải quyết kịp thời, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác.
Lưu ý khi điều trị bệnh: Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng cần nhanh chóng thay đổi lối sống, thiết lập chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao, chú ý đến giấc ngủ để hỗ trợ cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong các chứng bệnh tâm thần hiện đang phổ biến và có dấu hiệu gia tăng khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng. Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường về tâm lý, đặc biệt là những triệu chứng đặc trưng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín để kiểm soát và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn lo âu xã hội: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và những điều cần biết
- Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị
- Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông Y: 10 bài thuốc an toàn – hiệu quả
Từ nhỏ em là người hay bị mẹ mắng với đánh rất nhiều lần, mặc dù e không nghịch hay phá chỉ là những lỗi rất nhỏ, e gặp nhiều chuyện không vui từ nhỏ. Em còn hay bị người thân họ hàng nói này nói nọ , dần hình thành thói quen e rất sợ gia đình, họ hàng em . E rất ám ảnh vì những vấn đề đó.Và khi ra ngoài xã hội e cũng bị nhút nhát, hay bị run trước đám đông, tim đập rất nhanh , em rất sợ người lạ, e rất lo lắng khi đối mặt với nhiều người, nhiều lúc e bị rối lên e nói nhiều nhưng k hiểu mk đang nói j , đầu óc trống rỗng, nhiều lúc nói lắp bắp, nói chuyện k rõ ràng, người khác nghe k hiểu e nói gì,
Khi ở trên lớp e rất sợ k dám dơ tay phát biểu mặc dù mk biết, lúc bị gọi lên bảng rất run, lo lắng, tim đập nhanh,đầu óc trống rỗng. Không biết e có phải đang bị mắc chứng rối loạn lo âu k ạ .
Chào bạn, tình trạng bạn nêu trên không phải rối loạn lo âu bạn nhé, đây là do bạn đang thiếu tự tin trước mọi người nên gây nên tình trạng như vậy. Việc bạn cần làm hãy tiếp xúc thật nhiều với môi trường bên ngoài, nhất là những môi trường năng động để rèn sự tự tin này bạn nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!