Rối loạn lo âu xã hội: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Rối loạn lo âu xã hội là một loại rối loạn tâm thần khá phổ biến. Tình trạng này khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái hoảng sợ, lo âu khi phải giao tiếp, tiếp xúc với các sự việc xảy ra xung quanh.
Rối loạn lo âu xã hội là gì?
Rối loạn lo âu xã hội là một loại bệnh liên quan đến tâm lý, hội chứng này thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu. Số liệu thống kê cho biết, hiện nay tình trạng bệnh này đang đứng top thứ 3 trong các bệnh lý về tâm thần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và sức khỏe của người bệnh.
Tình trạng lo âu là một trong các biểu hiện thông thường của con người khi đối diện với một sự việc căng thẳng, sợ hãi nào đó. Thế nhưng nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên với mức độ khó kiểm soát thì có thể được chẩn đoán là hội chứng rối loạn lo âu xã hội.
Nếu hiểu theo một cách đơn giản thì đó chính là sự lo âu thái hóa đối với tất cả các vấn đề đang xảy ra, dù đó là một sự việc hết sức bình thường. Người bệnh thường không thể chọn lọc được các biểu hiện của mình, luôn cảm thấy không an toàn, cảm giác sợ người khác chú ý đến mình và cơ thể luôn bồn chồn, bức bối, khó chịu.
Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn lo âu xã hội
Tình trạng rối loạn lo âu xã hội có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhiều người nhận thấy những thay đổi bất thường trong hành vi và lời nói của mình nhưng không thể nào xác định được rõ nguyên nhân gây ra các điều đó. Do đó, để hiểu thêm về chứng bệnh này, bạn cũng nên tham khảo và biết rõ về một số nguyên nhân điển hình gây nên hội chứng rối loạn lo âu xã hội như sau:
- Yếu tố di truyền: Nhiều người thường nghĩ chứng rối loạn lo âu xã hội không liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ cho biết rằng, ADN là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao gây nên tình trạng bệnh về tâm lý. Nếu người thân trong gia đình đã có tiền sử mắc phải bệnh lý nên thì nguy cơ con cháu bị mắc bệnh sẽ cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường.
- Nội tiết tố mất cân bằng: Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây nên căn bệnh rối loạn lo âu xã hội. Việc mất cân bằng về các chất hóa học, nội tiết tố bên trong cơ thể khiến cho cảm xúc, tâm trạng của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh chứng bệnh này nhiều hơn.
- Ảnh hưởng từ môi trường: Theo thống kê, những người được sống trong môi trường lành mạnh, gia đình yêu thương sẽ có tỉ lệ bị rối loạn lo âu xã hội rất thấp. Ngược lại nhưng trường hợp được sinh ra và lớn lớn trong một gia đình không hạnh phúc, bố bị thường xuyên cãi vả hoặc bị kiểm soát, quản thúc quá mức, bản thân thường xuyên bị chỉ trích, bác bỏ ý kiến, đánh đập cũng khiến cho tình trạng bệnh tâm lý dễ xuất hiện.
- Do cấu trúc não: Trong não bộ có một cấu trúc gọi là amygdala (uh-MIG-duh-luh), nó giúp cho các phản ứng sợ hãi, lo lắng trong cơ thể được kiểm soát tốt hơn. Do đó, khi cấu trúc này hoạt động một cách quá mức sẽ khiến cho cơ thể nảy sinh phản ứng sợ hãi một cách mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu xã hội.
- Hạch hạnh nhân rối loạn: Khi hạch hạnh nhân có trong não bộ hoạt động quá mức sẽ khiến cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu xã hội. Cũng bởi đây chính là cơ quan giúp điều chỉnh và cân bằng nỗi sợ của con người.
Bên cạnh đó, bệnh rối loạn lo âu xã hội cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Tính cách con người: Đối với những người ít hoạt động, ngại giao tiếp, rụt rè, nhút nhát sẽ có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này.
- Gặp phải các việc tiêu cực: Những đối tượng hay bị đùa cợt, trêu chọc, sỉ nhục cũng dễ là nạn nhân của bệnh lý này. Ngoài ra, những người trải qua các xung đột xã hội, bị lạm dụng tình dục, chấn thương cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn lo âu xã hội.
- Có một số điểm gây chú ý: Đa phần những người có ngoại hình kém, dị tật, khuyến điểm cơ thể, giọng nói,…sẽ gia tăng nguy cơ bị bệnh này hơn.
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu xã hội
Biểu hiện đặc trưng nhất của những bệnh nhân bị rối loạn lo âu xã hội đó chính là sự lo lắng, sợ hãi quá mức với tất cả các sự việc dù lớn hay nhỏ. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của hội chứng này:
Triệu chứng về hành vi:
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi
- Rối loạn nhịp tim
- Cơ căng, run rẩy tay chân.
- Hoa mắt, chóng mặt
- Hơi thở dồn dập, thở gấp.
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
- Đau bụng, buồn nôn, buồn tiểu
- Cơ thể mệt mỏi, suy yếu
- Đặc biệt đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ thường hay quấy khóc, thích chơi một mình, không giao tiếp.
Triệu chứng về cảm xúc:
- Luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng về các tình huống xảy ra trong cuộc sống xung quanh và xã hội, đặc biệt là những hoạt động đã được biết trước trong tương lai.
- Luôn “gồng mình” để có thể tham gia các hoạt động tụ tập đông người hoặc tìm cách tránh né, diện cớ không tham dự.
- Luôn nhận thấy những hành vi và lời nói của người xung quanh thật tồi tệ, do đó họ có ý định lẫn tránh việc giao tiếp với người lạ.
- Cảm giác sợ hãi tăng cao khi bản thân trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người hoặc luôn có cảm giác mọi người đang để mắt và bàn tán về mình.
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
- Không bao giờ chủ đông bắt chuyện, giao tiếp với người lạ, thường sẽ tìm cách tránh né.
Hầu hết các đối tượng bị rối loạn lo âu xã hội đều sẽ gặp phải các triệu chứng này. Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện sẽ khác nhau. Khi nhận thấy các dấu hiệu thấy thường trong cảm xúc và hành vi của mình, kéo dài trong thời gian lâu thì bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Tác hại của rối loạn lo âu xã hội
Khi tình trạng rối loạn lo âu xã hội kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ bên ngoài, mà còn tác động xấu đến sức khỏe, tình thần của người bệnh. Hội chứng này có thể gây nên một số tác hại nghiêm trọng như:
- Trong các mối quan hệ: Hầu hết những người bị rối loạn lo âu xã hội sẽ không muốn giao tiếp với người lạ, từ đó các mối quan hệ bị hạn chế và thậm chí sẽ mất đi nhiều người bạn cũ vì các biểu hiện của bệnh.
- Trong công việc và học tập: Do đặc trưng của những người bị bệnh lý này đó chính là ngai giao tiếp, ít nói, khó tương tác với những người xung quanh nên trong quá trình làm việc và học tập sẽ gặp nhiều trở ngại. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về hiệu suất học tập và làm việc.
- Trong hoạt động tập thể: Trong cuộc sống hàng ngày, việc tham gia vào các hoạt động tập thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, những người mắc phải chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ thường xuyên né tránh việc này dẫn đến sự ảnh hưởng về mối quan hệ, lợi ích cá nhân và cả tập thể.
Nếu các triệu chứng của bệnh lý này không được phát hiện và có biện pháp kiểm soát, điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống bị đảo lộn và mất cân bằng. Bên cạnh đó, sức khỏe và tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
- Trở nên mẫn cảm với những lời góp ý, nhận xét dù là tiêu cực hay tích cực, muốn tự cô lập bản thân và không có kỹ năng xã hội.
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, đánh giá mọi thứ một cách cực đoan.
- Nhiều trường hợp còn suy nghĩ đến cái chết, muốn tự sát, giải thoát bản thân.
- Tìm đến rượu bia để giải tỏa những tiêu cực trong lòng.
Chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu xã hội
Tình trạng rối loạn loa âu xã hội nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Do đó, việc chủ động tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác là điều cực kì cần thiết.
Để có thể tiến hành chẩn đoán được bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét kỹ về tình trạng sức khỏe, các biểu hiện về hành vi, trạng thái và tìm hiểu bệnh sử của mỗi bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được yêu cầu để tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để có thể xác định chính xã tình trạng bệnh.
Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu xã hội
Theo nhận định của các chuyên gia thì căn bệnh rối loạn lo âu xã hội hoàn toàn có thể điều trị được thông qua nhiều phương pháp. Tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn và lựa chọn biện pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, để cho quá trình điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tốt nhất, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Một số phương pháp điều trị rối loạn lo âu xã hội hiệu quả như:
1. Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Các bác sĩ cũng ưu tiên cho bệnh nhân điều trị bằng cách này bởi nó mang lại hiệu quả cao và quá trình điều trị cũng được nhanh chóng. Thông thường các chuyên gia sau khi thăm khám và chẩn đoán sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân.
Một số loại thuốc thường được áp dụng cho trường hợp bệnh như benzodiazepin, huốc có chứa hoạt chất ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs), norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR), Paroxetine (Paxil) hoặc Sertraline (Zoloft)…Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại kết quả cao nếu áp dụng độc lập. Thông thường bệnh nhân sẽ được hướng dẫn kết hợp với các phương pháp điều trị khác để trị dứt điểm các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội.
Ngoài ra, những loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh còn có thể mang đến một số tác dụng phụ cho người dùng. Vì thế, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tăng giảm liều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi vừa mới sử dụng các bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc với liều dùng thấp và tăng dần theo thời gian. Quá trình điều trị bằng thuốc cần kéo dài khoảng vài tuần hoặc vài tháng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Ngoài ra những loại thuốc phổ biến nêu trên thì các bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân sử dụng một số thuốc sau để cải thiện chứng rối loạn lo âu xã hội hiệu quả.
- Benzodiazepines là loại thuốc hỗ trợ cải thiện chứng lo âu và giúp an thần hiệu quả.
- Những loại thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc ức chế beta có công dụng ngăn ngừa kích thích của epinephrine (adrenaline), giãn mạch, ngăn chặn tối đó các triệu chứng hành vi của bệnh rối loạn lo âu xã hội.
Để có thể giúp cho bệnh tình được thuyên giảm, bệnh nhân cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian sử dụng nếu có xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và ngăn chặn hiệu quả.
2. Liệu pháp trị liệu tâm lý
Đây là một trong các phương pháp điều trị rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm,…hiệu quả và an toàn nhất. Liệu pháp này đã được nghiên cứu và đánh giá cao về tỉ lệ thành công, mang lại sự phục hồi tự nhiên, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và không để lại bất kì biến chứng nào sau quá trình chữa bệnh.
Liệu pháp trị liệu tâm lý được thực hiện với mục đích giúp cho bệnh nhân nhận thức được hành vi và cảm xúc của mình. Từ đó giúp cho người bệnh tìm ra cách giải quyết, kiểm soát tốt nỗi sợ của mình và dần khắc phục nó một cách tự nhiên nhất. Thông qua quá trình trị liệu bằng lời nói, giao tiếp, tư vấn tâm lý cho người bệnh, các bác sĩ sẽ giúp cho bệnh nhân được thoải mái bài tỏ các quan điểm và vấn đề của cá nhân, từ đó tháo gỡ những khúc mắc đang gặp phải.
Khi áp dụng phương pháp điều trị này để cải thiện chứng rối loạn lo âu xã hội, người bệnh còn được hướng dẫn thêm về những thao tác massage, thư giãn, thiền,…nhằm giúp tinh thần được thoải mái hơn, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, để việc điều trị có thể mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý lựa chọn các cơ sở uy tín và có kinh nghiệm. Kiên trì theo sát phác đồ điều trị của các chuyên gia tâm lý để các triệu chứng bệnh được cải thiện một cách an toàn và hạn chế được trường hợp tái phát.
3. Hỗ trợ điều trị tại nhà
Ngoài việc thực hiện và áp dụng kết hợp biện pháp sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình.
- Thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao để giúp cho cơ thể được nâng cao sức đề kháng, động thời hỗ trợ tinh thần được thoải mái hơn. Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, yoga, thiền. Mỗi ngày có thể dành ra khoảng 30 đến 45 phút để tập luyện ngay tại nhà.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Hình thành thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày và ngủ đủ giờ để cơ thể được minh mẫn, khỏe mạnh.
- Lựa chọn chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát, tốt nhất nên trang trí bằng những màu nhẹ nhàng để giúp giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Tránh bổ sung các loại thực phẩm béo, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Không được sử dụng các loại nước kích thích như bia rượu hoặc thuốc lá để không làm tình trạng lo lắng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Có thể dành thời gian để thực hiện những hoạt động yêu thích như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, vẽ tranh, đi du lịch,,..
Những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh trầm cảm lo âu xã hội. Đây là một hội chứng khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, các mối quan hệ xã hội nên cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Gây Bệnh
- Căng thẳng mệt mỏi kéo dài | Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
- Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Bằng Đông Y: 10 bài thuốc an toàn – hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!