Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?
Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp hay không là vấn đề mà rất nhiều người bệnh thắc mắc. Bởi trên thực tế, các triệu chứng lo lắng, căng thẳng,… kéo dài liên tục có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà người bệnh không lường trước được.
Khoảng 100 năm trước đây, một trong những nghiên cứu đầu tiên về tình trạng tăng huyết áp ở nam giới đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên chịu đựng căng thẳng, áp lực tâm lý hoặc nắm giữ nhiều trách nhiệm (chẳng hạn giám đốc các tập đoàn lớn) thường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
Kết quả nghiên cứu này đã mở ra một cuộc tranh luận sôi nổi về sự tồn tại của “tính cách tăng huyết áp”. Nhiều người tin rằng, chúng ta bị tăng huyết áp chủ yếu vì rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Trong khi một số người khác nhận định, tình trạng huyết áp cao có thể bắt nguồn từ sự kìm nén những cơn tức giận.
Ngoài ra, vài ý kiến lại cho rằng vấn đề này thường xảy ra ở những người có người thân trong gia đình từng bị tăng huyết áp. Vậy trên thực tế, đâu là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chứng cao huyết áp?
Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?
Khi nhắc đến vấn đề rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp hay không thì câu trả lời chắc chắn là có. Các chuyên gia cho biết, trạng thái căng thẳng, lo âu có thể khiến huyết áp tăng lên tạm thời. Trong khi đó, chứng rối loạn lo âu mạn tính có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp mạn tính.
Khi chúng ta bất an, lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng nhiều nội tiết tố làm giảm lượng đường trong máu và kích thích tim đập nhanh hơn. Cả hai vấn đề này đều gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Bằng cách tăng cường 30 – 40% áp lực lên động mạch, trạng thái căng thẳng có thể tác động mạnh mẽ đến huyết áp trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ mang tính chất tạm thời. Sau khi nồng độ nội tiết tố quay về trạng thái cân bằng, lượng đường trong máu, huyết áp và nhịp tim sẽ trở lại bình thường.
Trạng thái căng thẳng và lo lắng của chứng rối loạn lo âu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng cao huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp bất thường trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tượng tự chứng cao huyết áp mạn tính.
Trong cả hai trường hợp, mức độ tổn thương ở tim, thận và mạch máu tương đương nhau. Kết quả là bệnh nhân dễ chịu tác động tiêu cực ở nội tạng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Nhìn chung, tâm trạng lo lắng không thể khiến bệnh nhân bị cao huyết áp lâu dài. Thế nhưng, những đợt lo âu của chứng rối loạn lo âu sẽ làm huyết áp của người bệnh tăng lên tạm thời và đột ngột.
Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, nguy cơ tổn thương tim, thận, mạch máu của bạn sẽ tăng lên đáng kể, với những tác hại tương tự chứng tăng huyết áp mạn tính. Hơn nữa, khi quá lo lắng (vì mắc phải bệnh rối loạn lo âu), nhiều khả năng, bạn sẽ có những thói quen không lành mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ổn định của huyết áp như: ăn uống quá độ, dùng nhiều thức uống có cồn, nghiện thuốc lá…
Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị triệu chứng lo âu và các dạng rối loạn tâm thần khác (chẳng hạn nhóm thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin) có thể gây tăng huyết áp của bệnh nhân.
Bài viết đã làm rõ vấn đề “Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?”. Mong rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là biệt giải tỏa căng thẳng, lo lắng để tránh bị huyết áp cao đi kèm với rối loạn lo âu.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị
- Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu cần lưu ý
- Phương pháp điều trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!