Nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư xảy ra khi người bệnh luôn phải suy nghĩ về sự sống và cái chết, khi phải trải qua sự đau đớn do bệnh tật kéo dài. Tâm trạng căng thẳng, sợ hãi, ăn ngủ không ngon, cảm giác cái chết cận kề càng khiến cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tụt giảm, tiên lượng xấu đi.
Nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Rối loạn lo âu và ung thư là hai vấn đề có mối liên kết mật thiết với nhau. Theo đó rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý – tâm thần được biểu hiện bằng sự lo âu quá mức và bản thân người đó không thể thoát ra được. Tâm trí của họ lúc nào cũng có liên quan đến mối lo âu của bản thân ( kể cả đó là vấn đề phi lý và không gây nguy hiểm) và tác động trực tiếp đến nhận thức, hành vi của bản thân sau đó.
Thực tế việc lo lắng ở bệnh nhân ung thư là điều không thể tránh khỏi và tất cả những người mắc bệnh đều sẽ rơi vào trạng thái này. Ung thư là căn bệnh hiểm nghèo, thậm chí nhiều bệnh nhân do phát hiện quá muộn đã nhanh chóng tử vong chỉ sau một thời gian ngắn. Bởi thế khi nghe bản thân được chẩn đoán ung thư, cảm giác suy sụp, lo âu, căng thẳng, chán nản chính là điều dễ thấy ở các bệnh nhân này.
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư xuất phát từ những nguy cơ sau:
- Lo lắng về việc bệnh ung thư không thể điều trị được, sợ hãi rằng bản thân sẽ chết. Thực tế “ung thư” trước đây được cho là con đường gần nhất đi tới cánh cửa “tử” bởi không có các biện pháp điều trị hoàn toàn, chỉ có các biện pháp kéo dài sự sống. Mặc dù hiện nay đã có thêm nhiều phương pháp điều trị đem lại tiên lượng tốt hơn nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế.
- Lo lắng về tiền bạc, chi phí cần thiết khi chữa bệnh bởi điều trị ung thư là một quá trình dài rất tốn kém. Những người mắc các dạng ung thư hiếm gặp hoặc không có bảo hiểm có thể tốn kém đến hàng trăm triệu thậm chí là nhiều hơn để điều trị nhưng cũng chưa chắc có thể khỏi bệnh, nhiều trường hợp chỉ giúp kéo dài sự sống.
- Nỗi lo âu căng thẳng xuất phát từ việc đau đớn trong quá trình điều trị. Người bệnh có thể phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật, việc truyền thuốc, truyền hóa chất cũng gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, suy nhược. Những người có khả năng chịu đựng kém, không thích chịu đau chắc chắn sẽ cảm thấy lo âu không ngừng khi nghĩ đến những điều
- Nghĩ đến việc tiêu tốn thời gian phải liên tục đến khám, hóa trị, xạ trị liên tục trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư. Với bệnh ung thư sẽ không thể điều trị ngoại trú hay chỉ dùng thuốc mà cần phải thường xuyên đến bệnh viện để truyền hóa chất cũng như tái khám.. Với những người ở xa khu vực thành phố, điều này sẽ làm tốn rất nhiều thời gian, công sức của người bệnh.
- Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư cũng có thể hình thành từ chính việc người bệnh lo lắng về tương lai của bản thân, gia đình. Nhiều người là trụ cột của gia đình nên việc bị bệnh, đặc biệt là ung thư sẽ khiến cả gia đình chao đảo, đủ kinh tế dẫn tới đời sống khó khăn cùng hàng loạt các vấn đề tiêu cực khác nên chắc chắn không thể ngưng lo lắng
- Lo âu, căng thẳng về tiên lượng sức khỏe bản thân sau này. Điều trị ung thư không có nghĩa là bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn mà vẫn có nguy cơ tái phát khá cao. Do đó ngay cả khi đã và đang điều trị, được cho biết có tiên lượng tốt nhưng bản thân người bệnh vẫn không thể thôi được những suy nghĩ, lo lắng về tương lai, cảm thấy tuyệt vọng và mất tinh thần ở chính thời điểm hiện tại
- Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư còn hình thành do những tác dụng phụ, tình trạng di căn do ung thư. Chẳng hạn bệnh nhân ung thư dạ dày có thể di căn sang gan, tụy .. Hoặc quá trình hóa trị hay xạ trị có thể khiến bệnh nhân nôn ói, rụng tóc, ăn uống không ngon, điều này lại càng làm tăng nỗi lo lắng của bệnh nhân ung thư.
- Người từng có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý từ trước đó chẳng hạn như trầm cảm hay rối loạn lo âu cũng sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn khi bị ung thư
- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư như thiếu thốn tài chính, không có người hỗ trợ động viên, sống một mình, tình trạng sức khỏe sa sút nghiêm trọng, không có việc làm, tính cách tiêu cực, độ tuổi..
Biểu hiện rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Các triệu chứng rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư thường được biểu hiện một cách rõ ràng ngay trong lời nói, hành vi của họ hằng ngày. Tuy nhiên nhiều người thường cho rằng đó chỉ là cảm xúc bình thường ở những bệnh nhân ung thư chứ không cho rằng đó là những rối loạn tâm lý. Do đó tình trạng này ngày càng kéo dài khiến tinh thần bệnh nhân sa sút, giảm hiệu quả điều trị ung thư đáng kể.
Một số triệu chứng điển hình ở những bệnh nhân ung thư kèm theo rối loạn
- Rối loạn lo âu được biểu hiện bằng trạng thái lo lắng, căng thẳng quá mức về một điều gì đó đến mức tim đập nhanh không kiểm soát, khô miệng, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó thở, cứng cơ, huyết áp tăng/ giảm bất thường
- Tinh thần mệt mỏi, không tập trung được, không suy nghĩ được các vấn đề nào khác ngoài tình trạng sức khỏe của bản thân
- Lời nói, hành vi đều mang tính chất tiêu cực và hướng về tình trạng ung thư
- Dễ cáu gắt, khó chịu, nhạy cảm hơn bình thường, đặc biệt khi có ai đó nhắc về tình trạng sức khỏe cho dù mang đầy thiện ý
- Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư cũng gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng bởi người bệnh thường dành thời gian suy nghĩ về tình trạng bệnh tật nên không ngủ được
- Ăn uống kém ngon miệng, cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng
- Suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ đãng, giảm chất lượng học tập và công việc
- Nỗi lo âu căng thẳng lên tới đỉnh điểm có thể khiến người bệnh thậm chí ngất xỉu, chẳng hạn trước khi chuẩn bị truyền hóa chất
- Giảm các hoạt động thường ngày, không còn hứng thú với bất cứ điều gì khác
- Nỗi lo âu lan tỏa choán lấy mọi suy nghĩ, nhận thức, hành vi thường ngày khiến họ như một con người khác, lúc nào cũng chỉ biết lo lắng và căng thẳng mà không thể làm được điều gì khác
- Run rẩy, bồn chồn, sợ hãi không rõ lý do
- Một số biểu hiện khác ở người rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư chính là luôn tự trách bản thân, cảm thấy có lỗi, cảm thấy bản thân là gánh nặng
Hệ lụy từ rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Theo các bác sĩ, tâm lý là một phần quan trọng được chú ý trong quá trình điều trị ung thư. Bởi vốn dĩ người bị ung thư đã cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy nhược nếu tinh thần cũng trở nên tiêu cực thì việc điều trị sẽ khó có kết quả tốt. Mặt khác khi lo âu, căng thẳng kéo dài cũng kèm theo các chỉ số cơ thể khác bị rối loạn, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả và càng khiến việc điều trị ung thư bị cản trở.
Mặt khác tình trạng rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư khiến người bệnh có xu hướng tiêu cực hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Một số phản ứng quá mức khi thấy việc điều trị mãi không cải thiện, trở nên kích động, gây hấn với tất cả. Một số khác lại cảm thấy tuyệt vọng hơn, cho rằng việc mình tiếp tục sống, tiếp tục điều trị nhưng không có kết quả gì sẽ chỉ là gánh nặng cho mọi người nên không chấp nhận tiếp tục chữa bệnh.
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư làm suy nhược cơ thể nghiêm trọng hơn bởi người bệnh thường ăn uống không ngon miệng, ngủ không đủ, cơ thể hấp thụ chất kém. Tình trạng này kéo dài kèm theo tâm lý tiêu cực làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành trầm cảm ở rất nhiều người khiến mức độ nghiêm trọng tăng lên, bệnh nhân có nguy cơ tự tử vì cho rằng đó là cách tốt nhất.
Hướng điều trị rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư khi có dấu hiệu nghi ngờ rối loạn lo âu sẽ được bác sĩ đề nghị làm các bài test kiểm tra tâm lý hoặc trò chuyện thực tiếp với bác sĩ, nhà trị liệu để đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất. Tùy tình trạng từng bệnh nhân mà hướng điều trị sẽ khác nhau, tuy nhiên rất cần có sự kiên trì, quyết tâm của mỗi bệnh nhân.
Thực tế, một trong những vấn đề khó khăn khi điều trị rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư chính là do tình trạng ung thư nên không phải lúc nào cũng có thể dùng các loại thuốc, các liệu pháp điều trị bình thường. Đôi khi hai loại thuốc, hai cách điều trị hai bệnh lý có thể cho các phản ứng tương khắc nhau nên cần phải xem xét kỹ từng tình trạng trước khi đưa ra chỉ định điều trị.
Trị liệu tâm lý
Với các vấn đề tâm lý trên những bệnh nhân ung thư thì chăm sóc trị liệu tâm lý là biện pháp được khuyến khích hàng đầu. Liệu pháp tâm lý chỉ tác động về mặt tinh thần mà không cần dùng thuốc, không ảnh hưởng đến bất cứ liệu pháp điều trị nào khác, kể cả hóa trị, xạ trị hay bất cứ loại thuốc nào. Do đó quá trình phục hồi tâm lý cho bệnh nhân ung thư sẽ không ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư.
Nhà trị liệu sẽ thông qua việc trò chuyện, tư vấn, chia sẻ với bệnh nhân ung thư để hiểu rõ điều gì khiến họ lo lắng và căng thẳng như vậy. Thông qua các liệu pháp tâm lý, nhà trị liệu sẽ giúp tự bản thân nhìn nhận rõ vấn đề mà mình đang gặp phải và chấp nhận nó một cách tích cực, nhìn nhận những giá trị tương lai tươi sáng thay vì chỉ sống với những suy nghĩ tiêu cực, lo âu.
Một số liệu pháp trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư để vượt qua rối loạn lo âu như
- Liệu pháp hành vi biện chứng (Dialectical behavior therapy – DBT)
- Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT)
- Liệu pháp mở rộng tâm lý – tinh thần (Psycho-spiritual integrative therapy – PSIT)
- Liệu pháp giải quyết vấn đề (Problems solving therapy – PST)
- Liệu pháp hành vi thích hợp cảm xúc (ational-emotive behavior therapy – REBT)
- Liệu pháp tâm lý phối hợp (Adjuvant psychological therapy – APT)
- Liệu pháp nhóm (Group therapy)
Các liệu pháp tâm lý còn hướng dẫn bệnh nhân các cách kiểm soát cảm xúc, tự xoa dịu trạng thái lo âu, tiêu cực cho chính bản thân mình, gia tăng kỹ năng đối phó với những căng thẳng. Bản thân người bệnh cần chính là “bác sĩ” cho chính mình chứ không phải bất cứ một ai khác.
Nhà trị liệu không chỉ rõ hay bắt buộc thân chủ cần làm gì mà đặt vấn đề người bệnh tự nhìn nhận được hành vi, nhận thức của bản thân đã làm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và cần làm gì để khắc phục. Người bệnh đáp ứng tốt với các liệu pháp này có xu hướng ăn ngon, ngủ ngon, tự chủ được cảm xúc, nhìn nhận vấn đề tích cực và chấp nhận điều trị ung thư một cách nghiêm chỉnh hơn.
Thực tế nhiều bệnh viện lớn cũng khuyến khích các bệnh nhân ung thư hay người mắc bệnh nan y khác thực hiện tư vấn tâm lý từ sớm để phòng tránh nguy cơ rối loạn lo âu hay trầm cảm ở các đối tượng này. Tinh thần tích cực, vui vẻ, lạc quan thực sự đã làm tăng những tiên lượng tích cực trong quá trình điều trị trầm cảm cho rất nhiều bệnh nhân ung thư.
Điều trị bằng thuốc
Như đã nói, không phải tình trạng rối loạn lo âu nào cũng có thể dùng thuốc vì có thể gây tương tác quá mức với các loại thuốc hay các liệu pháp điều trị ung thư trước đó khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó bác sĩ thường ưu tiên các biện pháp điều trị khác, chẳng hạn trị liệu tâm lý hơn là dùng thuốc.
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư ở mức độ trung bình trở lên mới được chỉ định dùng thuốc, tuy nhiên thường cũng không thể dùng thuốc kéo dài. Việc dùng thuốc cần trực tiếp do bác sĩ chuyên môn chỉ định về tên thuốc, liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn khác.
Sự chăm sóc từ gia đình
Bệnh nhân ung thư bị rối loạn lo âu rất cần có sự hỗ trợ từ gia đình đặc biệt về mặt tâm lý. Ai trong hoàn cảnh bệnh tật, mệt mỏi cũng cần đến sự quan tâm của người khác, đặc biệt là những người thân. Gia đình cần là điểm tựa vững chắc đồng hành cùng người bệnh để vượt qua những khó khăn này. Sẽ chẳng có gì khó khăn khi luôn có những người sẵn sàng đồng hành bên cạnh chúng ta bất cứ lúc nào.
Sau đây là những điều gia đình nên làm để cùng vượt qua rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư:
- Luôn sẵn sàng lắng nghe, động viên bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Người bệnh rất cần một người lắng nghe những khó khăn của họ, điều này có thể giúp họ giải tỏa được những năng lượng tiêu cực đang tích tụ ở bên trong
- Tuyệt đối không được phán xét hay đánh giá thấp nỗi lo âu của người bệnh bởi điều này sẽ càng khiến họ tổn thương, cảm thấy bản thân vô dụng và không ai cần
- Nuông chiều cảm xúc, chấp nhận những khó khăn mà người bệnh đang gặp phải thay vì luôn phủ nhận nó, cho rằng điều đó là dễ dàng
- Khuyến khích và đồng hành cùng bệnh nhân vận động, ra ngoài hoạt động nhiều hơn. Sự đồng hành của các thành viên trong gia đình có thể trở thành động lực để người bệnh tham gia nhiều hoạt động hơn
- Luôn ở bên cạnh động viên, trấn tĩnh khi bệnh nhân ung thư bị rối loạn lo âu có xu hướng lo lắng, kích động quá mức
- Hỗ trợ người bệnh nâng cao sức khỏe thông qua những việc đơn giản như bổ sung dinh dưỡng hợp lý để người bệnh có thêm thể lực chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác
- Trao đổi trực tiếp với bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý để nắm bắt rõ tình trạng của người bệnh từ đó có hướng hỗ trợ hiệu quả nhất. Tâm lý người rối loạn lo âu thường nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều, do đó nếu không biết cách ứng xử hoàn toàn có thể khiến họ trở nên tiêu cực hơn.
Phòng tránh nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Ung thư mặc dù rất nguy hiểm nhưng không có nghĩa là “ngõ cụt”. Ai trong chúng ta cũng có quyền được sống, quyền được hy vọng. Hi vọng là thứ chẳng hề tốn kém và nó hoàn toàn có thể đem đến cho chúng ta sự sống, ánh sáng vì vậy chẳng có lý do gì mà chúng ta bỏ qua. Ánh sáng dù chưa tắt, dù chỉ còn le lói vẫn hoàn toàn có thể soi đường để chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách, vì vậy khi còn cơ hội thì đừng nghĩ đến việc bỏ cuộc.
Bác sĩ hay nhà trị liệu cũng chỉ có thể giúp bạn phần nào, quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn. Mặc dù cuộc sống này có vô vàn những khó khăn, giữa hàng tỷ người nhưng ung thư vẫn chọn bạn nhưng bạn tuyệt đối không được gục ngã, không được thua cuộc trước sự sắp đặt của số phận mà cần quyết tâm hơn để thay đổi vận mệnh cho chính mình.
Bản thân chúng ta mới là người quyết định thay đổi số phận cho chính mình chứ không phải bất cứ điều gì khác. Để vượt qua rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư, bạn nên làm những điều sau
- Trao đổi với bác sĩ và tích cực tham gia điều trị theo đúng chỉ định
- Suy nghĩ tích cực về tình trạng của bản thân, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình
- Duy trì chế độ bổ sung dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để có đủ sức khỏe chống chọi với ung thư do quá trình hóa trị, xạ trị đều làm tiêu hao rất lớn về thể chất.
- Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư có thể được cải thiện nếu có một lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày
- Nhiều chuyên gia đã khẳng định thiền, dưỡng sinh hay yoga thực sự có đem đến nhiều lợi ích tích cực chi cả bệnh nhân ung thư và rối loạn lo âu. Các biện pháp này giúp người bệnh được đả thông tâm trí, xoa dịu cảm xúc, thư giãn, nâng cao chất lượng giấc ngủ, tăng cường sức khỏe, giảm đau đớn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần
- Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Hãy chia sẻ nỗi lo lắng của bản thân với người thân hay bác sĩ thay vì chỉ chịu đựng một mình. Nếu cảm thấy không đủ tự tin hay tin tưởng ai, hãy chọn cách viết để giải tỏa được nỗi lo lắng, suy nghĩ, sợ hãi của chính mình
- Dù có bất cứ điều gì xảy ra, sức khỏe có tiên lượng thế nào thì cũng hay bình tĩnh và đối mặt thay vì chỉ tìm cách trốn chạy, bỏ cuộc hay không muốn chấp nhận sự thật
- Khiến bản thân quên đi nỗi lo bằng một việc khác cần có sự tập trung hơn, chẳng hạn như tìm hiểu về một lĩnh vực công việc mới, học một bộ môn yêu thích, đi du lịch, xem phim hay chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa..
- Làm những điều mà bản thân yêu thích để dù có chuyện gì xảy ra bạn cũng không bao giờ phải hối hận, hối tiếc vì điều gì, hãy sống đúng như lần cuối còn được sống
May mắn hiện nay nhờ sự phát triển của ngành y tế đã đem đến rất nhiều tiên lượng tốt hơn cho các bệnh nhân ung thư. Nhiều bệnh nhân sau thời gian kiên trì điều trị, luôn lạc quan, vui vẻ đã có những cải thiện rất lớn về sức khỏe, trở thành một người có ích, có giá trị cho xã hội ngay cả trong khi điều trị. Sự lạc quan, tích cực chính là nguồn sức mạnh to lớn để họ vượt qua những khó khăn này.
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư không dễ dàng để vượt qua, đặc biệt khi cả thể chất và tinh thần họ vốn đã sa sút vì bệnh tật, vì những lần truyền thuốc, truyền hóa chất. Tuy nhiên chính sự tích cực, bình tĩnh, lạc quan, luôn hướng về tương lai tươi sáng có thể giúp các bệnh nhân sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thay đổi vận mệnh cho chính bản thân mình. Nếu bạn tin vào điều tốt và hết sống mình, chắc chắn những điều diệu kỳ sẽ đến!
Có thể bạn quan tâm
- Cách phục hồi suy nhược cơ thể sau phẫu thuật
- Rối loạn lo âu bệnh tật là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
- Phương pháp điều trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!