Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD) là gì?
Người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD) thường được đặc trưng bởi nét tính cách lập dị, dị biệt, khác thường với mọi người. Họ thường cảm thấy đa nghi và các mối quan hệ xung quanh cực kỳ hạn chế hoặc hầu như không có. Các hành vi và tính cách này có thể đi theo người bệnh đến suốt đời và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần người bệnh.
Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD) là gì?
Rối loạn nhân cách phân liệt có tên khoa học là Schizoid Personality Disorder, viết tắt là ScPD. Đây là bệnh lý tâm thần thuộc rối loạn nhân cách nhóm A. Thống kê cho thấy, so với các dạng rối loạn nhân cách khác thì ScPD khá hiếm gặp và thường có xu hướng xuất hiện trên nam giới nhiều hơn. Chỉ khoảng 1- 3 % dân số mắc chứng này, tuy nhiên mức độ nguy hiểm do đó cũng tăng lên rất nhiều.
Điểm đặc trưng khiến những người ScPD cực kỳ nổi bật chính là tính lập dị. Họ khác biệt trong lối sống, cách nói chuyện, ngôn từ, ăn mặc và có xu hướng xa lánh những người xung quanh. Trong cẩm nang Số liệu Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần 5 đã đưa ra định nghĩa về ScPD là một dạng thiếu hụt các tương tác xã hội, có những tri thức và suy nghĩ lệch lạc.
Những xu hướng này thường bắt đầu từ thời niên thiếu và kéo dài đến cả thời điểm trưởng thành, thậm chí là suốt đời mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Bởi thế mà nhóm người này thường sống cô độc, ít lập gia đình và tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn.
Sự lập dị có thể là dấu hiệu điển hình đặc trưng của ScPD, tuy nhiên không phải ai mang tính cách này là cũng mắc bệnh. Vì vậy bạn cần dựa vào nhiều triệu chứng để đánh giá vấn đề một cách toàn diện nhất. Cần chú ý rằng có đến hơn 1 nửa bệnh nhân ScPD đồng thời cũng bị trầm cảm hoặc liên quan đến rối loạn khí sắc phối hợp, vì vậy đôi khi có thể gây ra những nhầm lẫn trong chẩn đoán.
Các dấu hiệu bệnh đặc trưng nhất bao gồm
- Không có hứng thú giao tiếp, kết nối với ai, kể cả những người thân trong gia đình
- Tách rời khỏi người khác, luôn lựa chọn những hoạt động được thực hiện một mình, được ở một mình
- Không có bạn bè và người bệnh cũng không có nhu cầu kết bạn
- Có ít hoặc hầu như không có những ham muốn trong tình yêu, tình dục
- Ít khi bộc lộ cảm xúc vui vẻ hạnh phúc
- Thờ ơ với những lời khen ngợi hay chỉ trích của người khác
- Lạnh lùng, lãnh cảm, thờ ơ
- Nói chuyện lập lờ, ngắt quãng, sử dụng những từ ngữ đặc biệt, ngôn từ lộn xộn khiến rất ít người hiểu họ muốn nói gì
- Khác biệt trong suy nghĩ, vượt ngoài sự tưởng tượng bình thường trong mọi vấn đề
- Có xu hướng tự nói chuyện một mình
- Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc hay có những phản ứng bất ngờ, vui vẻ
- Mơ mộng và nội tâm.
Càng trưởng thành, các khuynh hướng tính cách của người bệnh có phần ổn định hơn, thậm chí bệnh nhân vẫn có thể tham gia sinh hoạt cuộc sống làm việc như bình thường. Tuy nhiên người bệnh sẽ có khuynh hướng lựa chọn những công việc có thể làm một mình, làm tại nhà và tránh giao tiếp, tránh những công việc đội nhóm tối đa. Tất nhiên bằng trí thông minh và sự nhìn nhận vấn đề có chiều sâu của bản thân thì họ vẫn luôn làm tốt những công việc được giao.
Nguyên nhân mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt
Yếu tố di truyền và sự tác động của môi trường xã hội, những ám ảnh thơ ấu vẫn chính là những nguyên nhân gây ra như dị dạng về nhận thức suy nghĩ. Chẳng hạn như bị cha mẹ bỏ rơi, bị bạn bè cô lập, chứng khiến cha mẹ đánh nhau, ly hôn.. Tất cả đều gây ra những ám ảnh tâm lý khiến người bệnh không thoát ra được và khiến tâm lý ngày càng bị lệch lạc so với quy chuẩn thông thường.
Chính do đó bệnh thường có dấu hiệu xuất hiện từ thời thơ ấu và dần kéo dài đến thời điểm trưởng thành. Đây là giai đoạn con người bắt đầu tiếp nhận và cóp nhặt những vấn đề xung quanh cuộc sống để dần hoàn thiện về mặt tính cách, con người. Qua độ tuổi này tâm lý đã dần ổn định hơn, rất khó có thể thay đổi nhân cách quá nhiều. Đây cũng là yếu tố giúp xác nhận bệnh chính xác hơn.
Chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt
Người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt không chỉ có dấu hiệu giống trầm cảm mà còn có các triệu chứng tương tự rối loạn nhân cách loại phân liệt, paranoid, ranh giới, hoặc là né tránh. Do đó cần tìm đến các bệnh viện uy tín để làm các xét nghiệm kiểm tra chính xác nhất, qua đó mới đưa ra được phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất.
Bác sĩ có thể cho người bệnh làm một số bài test trắc nghiệm để kiểm tra phản ứng của người bệnh.Thông qua đó bác sĩ sẽ đánh giá cảm xúc, phản ứng, hành vi và của bệnh nhân để xác định tình trạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân được đánh giá mắc chứng ScPD nếu có nhiều hơn hoặc bằng 4 các dấu hiệu phía trên và các dấu hiệu này phải có trước thời điểm trưởng thành.
Ngoài ra tình trạng tách rời với xã hội đã kéo dài dai dẳng, khả năng biểu đạt kém và thực sự không quan tâm đến tình trạng này cũng là điều kiện để đánh giá bệnh. Vì vậy người thân cần tìm đến các bệnh viện uy tín để đảm bảo có kết quả kiểm tra chính xác nhất.
Người mắc bệnh rối loạn nhân cách phân liệt có gây hại cho xã hội không?
Cần chú ý rằng rối loạn nhân cách phân liệt và tâm thần phân liệt hoàn toàn khác nhau và người bị rối loạn nhân cách phân liệt hầu như không làm hại đến xã hội. Người mắc chứng tâm thần phân liệt có xu hướng căm ghét, thù hận gia đình và xã hội, luôn gặp những ảo giác làm kích thích tâm lý và có thể gây ra rất nhiều nguy hại, thậm chí là giết người nếu không kiểm soát được tâm lý này.
Trong khi đó, người bị rối loạn nhân cách phân liệt hầu như không có biểu hiện hoang tưởng hay loạn thần. Họ hay mộng mơ trong tâm tưởng nhưng không thích thể hiện ra bên ngoài. Tất nhiên đôi khi họ vẫn có thể cảm thấy vô cùng cô đơn nhưng họ vẫn không có mong muốn kết bạn hay tìm kiếm người bạn đời.
Bên cạnh đó dù tỏ ra thờ ơ và xa cách nhưng trong các cuộc nói chuyện họ vẫn lắng nghe và hiểu bạn muốn điều gì, chỉ là đôi khi cuộc nói chuyện với người bệnh có thể hơi khó hiểu. Họ cũng rất ít khi có xu hướng bạo lực hay làm hại ai bởi khuynh hướng, mục tiêu sống vẫn là cố gắng tránh tiếp xúc, va chạm với người khác.
Người mắc bệnh vẫn có thể sống cuộc sống bình thường, vẫn đi làm, kiếm tiền nhưng chỉ khác là họ tránh né những công việc đông người, cần nói chuyện trao đổi trực tiếp. Và tất nhiên ho vẫn hài lòng với cuộc sống của bản thân. Do đó hầu như họ không gây hại bất cứ điều gì cho xã hội, con người.
Hướng điều trị rối loạn nhân cách phân liệt
Như đã nói phía trên, hầu hết những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt đều cảm thấy khá hài lòng với cuộc sống của mình và không có nhu cầu đi thăm khám. Người thân cũng rất khó khăn trong việc khuyên họ đi khám bởi chính bản thân họ cũng cảm thấy khó khăn trong việc trò chuyện, kết nói với những bác sĩ.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý rằng rối loạn nhân cách phân liệt không thể điều trị khỏi. Việc điều trị cũng chỉ giúp người bệnh có thể kết nối với những người xung quanh tốt hơn, có đời sống tinh thần phòng phú hơn, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm và có thể tự làm hại bản thân. Dù vậy người nhà vẫn cần khuyến khích người bệnh đi khám và điều trị sớm để cảm nhận những điều tuyệt vời trong cuộc sống.
1. Điều trị y khoa
Thường thuốc chỉ được chỉ định với người ScPD trong trường hợp có dấu hiệu trầm cảm hay lo lắng quá mức, còn lại hầu như việc dùng thuốc không đem lại tác dụng khả quan. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ để tránh những nguy hiểm hay phản ứng phụ khác có thể xảy ra.
Tâm lý trị liệu luôn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu với những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt. Việc kết nối được với các bác sĩ chính là bước đầu tiên để người bệnh có thể tiến dần ra ánh sáng của cuộc sống. Bác sĩ sẽ lên những phác đồ thích hợp, điều chỉnh nhận thức để tăng tính tương tác với xã hội cho người bệnh.
Một số liệu pháp thường được kết hợp trong rối loạn nhân cách phân liệt bao gồm
- Liệu pháp hành vi nhằm điều chỉnh lại đổi hành vi, nhận thức, phản ứng của người bệnh với những tình huống xã hội. Qua các liệu pháp này sẽ giúp người bệnh dần học được cách kết bạn và hòa nhập lại với đời sống xã hội hằng ngày.
- Liệu pháp nhóm sẽ giúp kết nối với những người có cùng tâm lý, hoàn cảnh. Thông qua đó tạo điều kiện để nững người bệnh có thể thực hành các kĩ năng xã hội, làm quen với các tình huống đông người. Điều này giúp họ thoải mái hơn khi sau này tiếp xúc, thực hành với các trường hợp gặp phải ngoài thực tế.
Việc điều trị với bác sĩ cần có nhiều thời gian, sự kiên trì của người bệnh mới có thể đem lại những kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó người thân cũng nên đi theo hỗ trợ để gặp gỡ và được bác sĩ cũng hướng dẫn cách làm thế nào để có thể cải thiện các khuynh hướng nhân cách người bệnh tốt nhất.
2. Hãy nhớ đến gia đình
Các bác sĩ tâm lý không thể nào luôn bên cạnh và giúp đỡ người bệnh 24/24, vì vậy đừng quên những vòng tay ấm áp của gia đình. Cha mẹ, anh chị, người thân, sẽ luôn có những người dang tay sẵn sàng chào đón và yêu thương bạn, bất kể bạn là ai. Chính tình yêu thương của gia đình sẽ giúp bạn thấy được ánh sáng tuyệt đẹp của cuộc đời, để bạn có thể hướng đến cuộc sống tính cực hơn.
Hãy bắt đầu tập kết nói, học cách quan tâm và tương tác bắt đầu từ chính gia đình. Chẳng hạn nói chuyện với cha mẹ nhiều hơn, lắng nghe câu chuyện của cha mẹ và trả lời họ, giúp đỡ mọi người công việc nhà. Tất nhiên ban đầu việc này sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí khiến bạn sợ hãi khó chịu nhưng khi đã học được cách kết nối nhiều hơn bạn sẽ cảm thấy thế giới này tươi đẹp và thú vị biết bao.
Tất nhiên nếu chỉ nghe nói thì thật là dễ, tuy nhiên để từ một người ScPd trở nên hòa đồng hơn với mọi người, với xã hội là một chặng đường rất dài với rất nhiều khó khăn và thử thách. Gia đình cần thực sự kiên nhẫn, từ từ làm từng bước một. Đừng quá vồn vã sẽ khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái và lại thu mình vào trong vỏ kén. Hãy dùng tinh yêu thương chân thành để làm tan chảy bức tường băng trong trái tim mỗi người bệnh.
Người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt dù ít gây ảnh hưởng đến xã hội hay những người xung quanh nhưng lại có đời sống tẻ nhạt, buồn chán và dễ sinh trầm cảm. Vì vậy vẫn nên điều trị càng sớm càng tốt. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu trong thời kỳ thơ ấu sẽ giúp hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là gì? Nhận biết và hướng điều trị
- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?
- Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Triệu chứng nhận biết và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!