Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) đặc trưng bởi sự ngăn nắp, trật tự, cầu toàn một cách thái quá và cực đoan.
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế còn được gọi là hội chứng OCPD (Obsessive Compulsive Personality Disorder). Đây là một dạng rối loạn nhân cách thuộc nhóm C.
OCD đặc trưng bởi sự gọn gàng quá mức, cầu toàn một cách thái quá, và đòi hỏi sự trật tự tối ưu. Người bệnh chỉ quan tâm đến chi tiết nhỏ nhặt, những quy luật phải tuân thủ.
Họ thường có tính cầu toàn, muốn điều chỉnh mọi thứ theo một hướng hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, điều này cũng gây cản trở và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng việc làm.
Người bệnh luôn đặt các tiêu chuẩn, yêu cầu của bản thân lên môi trường bên ngoài. Nếu không được đáp ứng sẽ gây cản trở đến đời sống sinh hoạt, khiến họ đau khổ cùng cực
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Tuy nhiên, đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau.
Những đối tượng bị OCPD không thể nhận biết được những niềm tin, suy nghĩ của họ là vấn đề. Họ luôn có suy nghĩ rằng những điều mà họ làm là đúng đắn.
Xem thêm: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, có nhiều khả năng bệnh lý này xuất phát từ các yếu tố:
- Tính di truyền: Những đối tượng có người thân trong gia đình từng mắc căn bệnh rối loạn nhân cách, hoặc những vấn đề có liên quan
- Sự bất thường trong não: Cấu trúc não bất thường cũng có thể là nguyên nhân gây OCPD
- Trải nghiệm thời thơ ấu: Những kí ức tồi tệ, hay chấn thương tâm lý thời thơ ấu khiến người bệnh cảm giác phải trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, hoàn hảo.
Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
Những triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế có thể có chút khác biệt ở từng người. Tuy nhiên, những triệu chứng điển hình sẽ bao gồm:
- Cầu toàn quá mức ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành công việc.
- Rất tiết kiệm, tỉ mỉ trong chi tiêu
- Quan trọng hình thức
- Tác phong rất khắt khe và cứng nhắc.
- Chú ý quá nhiều đến tiểu tiết, chi tiết nhỏ nhặt không quan trọng.
- Luôn luôn đúng giờ trong tất cả các cuộc hẹn, cuộc họp.
- Quá chú tâm vào công việc, đôi lúc bỏ quên những mối quan hệ xã hội, gia đình.
- Luôn cất giữ và bảo quản những đồ vật vô dụng
- Luôn nghiêm khắt tuân thủ đúng các quy định, quy tắc đã đặt ra.
- Luôn sợ và lo lắng không hoàn thành tốt công việc
- Không tin tưởng bất kì ai để chia sẻ, ủy nhiệm công việc cho họ.
- Luôn làm theo đúng các quy định về cấp bậc, thứ tự.
- Tuân thủ và chấp hành chặt chẽ các quy định về phẩm hạnh và đạo đức
- Cảm giác tất cả các sự việc, công việc luôn được thực hiện một cách công bằng.
Tình trạng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được các định khi các triệu chứng nêu trên làm ảnh hưởng đến việc tương tác với những người xung quanh.
Ngay khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, bạn cần tìm đến các bác sĩ, hoặc chuyên gia tâm lý, để được thăm khám và chẩn đoán.
Điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế nếu phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị được rút ngắn và thuận lợi hơn.
1. Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là một trong các liệu pháp tham vấn sức khỏe tâm thần hiện đang được áp dụng rất phổ biển hiện nay.
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý. Bệnh nhân sẽ trao đổi và chia sẻ với chuyên gia về bất kì các căng thẳng, lo lắng, nỗi sợ nào của bản thân.
Sau khi nắm được tình trạng bệnh lý, các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích để bạn có thể bớt chú tâm vào công việc.
Người bệnh sẽ học được cách quan tâm nhiều hơn đến những hoạt động giải trí, các mối quan hệ gia đình, xã hội khác. Từ đó, các triệu chứng bệnh cũng dần được thuyên giảm.
2. Sử dụng thuốc điều trị
Bác sĩ cũng có thể kê thêm đơn thuốc chống trầm cảm nhằm giúp thuyên giảm các suy nghĩ cực đoan, cứng nhắc trong trường hợp cần thiết.
Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn. Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không được lạm dụng vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Thậm chí có thể làm cho tình trạng bệnh OCPD trở nên nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế:
- Chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ
- Không được tự ý mua thuốc về sử dụng.
- Không áp dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác cho bản thân.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng thích hợp
- Xem kỹ hạn sử dụng của từng loại thuốc.
- Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
- Không tự ý tăng, giảm liều sử dụng.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, gây nghiện trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, nếu quá trình dùng thuốc có xuất hiện các biểu hiện bất thường, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
3. Điều trị tại nhà
Bên cạnh các biện pháp điều trị nêu trên, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh áp dụng các bài tập thư giãn, hít thở, thiền, yoga tại nhà để giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
OCPD tuy ít nguy hại hơn các rối loạn nhân cách khác, nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vì thế, việc phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm cũng đóng vai trò cực kì quan trọng để hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD): Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
- Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD): Biểu hiện, chân đoán và điều trị
- Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Triệu chứng nhận biết và điều trị
- Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD) là gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!