Bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là gì?
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là sự biến đổi từ trạng thái không rõ nét của người bệnh sang chứng loạn thần rõ rệt. Lúc này nhiều triệu chứng có thể xuất hiện đồng thời như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong,…
Bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là gì? Tiến triển thế nào?
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng loạn thần khi nó xuất hiện thường xuyên và có thể kèm với các triệu chứng của stress. Thông thường, bệnh sẽ phát triển rõ trong khoảng 2 tuần và bắt đầu biểu hiện thành từng cơn, thời gian kéo dài có thể từ 1 ngày đến 1 tháng.
Bệnh thường là sự biến đổi nhanh chóng với nhiều trạng thái như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong,… Cùng với đó, các triệu chứng loạn thần cũng phong phú, luôn biến đổi và đa dạng.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau khoảng 2 – 3 tháng, một số trường hợp chỉ trong vài tháng hoặc vài tuần. Điều này có nghĩa là các tỷ lệ bệnh kéo dài dai dẳng hoặc để lại các tật chứng là rất thấp.
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời thường sẽ có thể tiến triển đến khỏi bệnh mà không gây ra biến đổi nhân cách cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể kéo dài và tiến triển đến mãn tính. Lúc này, nó có thể gây ra tâm thần phân liệt hoặc có thể dẫn đến loạn thần mãn tính.
Vì thế, để đảm bảo không xảy ra các chuyển biến xấu của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, tốt nhất bạn nên đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Tại nước ta, tỷ rối loạn loạn thần cấp và nhất thời chưa được thống kê chính xác. Tuy nhiên, số lượng người mắc phải bệnh lý này ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau nhưng chung quy lại nó là sự phối hợp của yếu tố sinh học và tâm lý.
Một số nguyên nhân gây rối loạn loạn thần cấp và nhất thời bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu có đến 20 – 30% bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp và nhất thời mắc bệnh khi các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc phải các bệnh lý như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực,…
- Sang chấn tâm lý: Cũng giống như tác động từ yếu tố di truyền, tỷ lệ này cũng được thống kê trong khoảng 20 – 30%. Theo đó, rối loạn loạn thần cấp và nhất thời sẽ xảy ra khi bạn gặp phải các vấn đề dẫn đến sang chấn tâm lý như mất mát tài sản, đổ vỡ hôn nhân, tình yêu,…
- Tính cách: Những người dễ nhạy cảm, dễ xúc động, dễ kích thích phản ứng, cảm xúc không ổn định, lo âu,… thường có nguy cơ mắc phải bệnh rất cao.
Biểu hiện của bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời thường xuất hiện không quá 2 tuần. Thông thường, các triệu chứng của bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 48 giờ và bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện sau:
- Lo lắng sợ hãi, rối loạn giấc ngủ.
- Một số trường hợp thường có hành vi tác phong trở nên khác thường, không tương xứng với hoàn cảnh.
Sau đó, các triệu chứng này có thể xuất hiện theo nhiều hướng khác nhau, chúng phát triển theo nhiều hướng phong phú và đa dạng như:
- Trong biểu hiện rối loạn hành vi: Người bệnh có thể rơi vào trạng thái sững sờ, đờ đẫn hay kích động tâm thần vận động. Cùng với đó là các thái độ như say đắm, trốn chạy, đập phá, tấn công người khác hoặc tự sát cũng có thể xảy ra.
- Rối loạn tư duy: Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể họ thay đổi, biến dạng. Tri giác về thế giới xung quanh cũng bị thay đổi khiến cho họ cảm thấy như đang bị hại, bị theo dõi, bị chi phối, bị xâm nhập hay tự cao,… những biểu hiện này không có sự liên kết và có thể bị thay đổi theo thời gian.
- Rối loạn tri giác: Các ảo giác sẽ xuất hiện ở các giác quan như ảo giác thính giác, thị giác, khứu giác. Tuy nhiên, xuất hiện ảo giác nhiều và rõ rệt nhất là ở thính giác.
- Rối loạn khí sắc: Có thể chuyển biến nhanh giữa trầm cảm và hưng cảm. Sự sợ hãi, lo lắng cũng có thể trở nên mãnh liệt, nghiêm trọng hơn là dẫn đến hành vi tự tử.
- Rối loạn về cơ thể và sinh học: Thông thường, rối loạn giấc ngủ thường là cảnh báo đầu tiên của bệnh. Cùng với đó, cơ thể có thể xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi hoặc buồn bã, khó chịu,…
Điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Điều trị rối loạn loạn thần cấp thường được các bác sĩ khuyên rằng nên tiến hành càng sớm càng tốt bởi lúc này việc chẩn đoán và khắc phục sẽ đơn giản hơn. Trong nguyên tắc chữa bệnh thường được tập trung 1 trong 2 liệu pháp sử dụng thuốc hoặc điều trị tâm lý.
1. Liệu pháp hóa dược
Bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc để khắc phục nhanh các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong. Trong đó, thuốc loạn thần là một trong những lựa chọn được ưu tiên kết hợp với thuốc chỉnh khí sắc, bình thản.
Khi được áp dụng liệu pháp này, người bệnh nên lưu ý trong việc thực hiện đúng theo chỉ định. Có nghĩa là việc sử dụng thuốc, liều lượng cần được đảm bảo đúng theo yêu cầu để đạt được hiệu quả điều trị tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
2. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý thường được thiết lập bởi thầy thuốc và bệnh nhân nhằm giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng về mặt tâm lý. Trong đó, người bệnh sẽ được lựa chọn một trong 2 cách sau:
- Liệu pháp tâm lý cá nhân: Các bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi, giải thích cho bệnh nhân về bệnh tật.
- Liệu pháp tâm lý gia đình: Việc này được tiến hành với các thành viên trong gia đình, họ sẽ được giải thích để có những thái độ và cảm xúc đúng đắn với bệnh nhân, giải quyết những mâu thuẫn với bệnh nhân một cách hiệu quả.
Cách phòng ngừa rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng rối loạn loạn thần cấp và nhất thời vẫn chưa được xác định rõ. Do đó, vẫn chưa tìm được phương pháp phòng ngừa chính xác và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì việc theo dõi sức khỏe tinh thần thường xuyên được xem là một trong những cách phát huy tốt việc ngăn ngừa bệnh.
Điều này cần được đảm bảo kỹ hơn đối với những trường hợp các thành viên trong gia đình có tiền sử của bệnh lý về tâm thần như Tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc,… Lúc này, bệnh được phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ mắc phải rối loạn loạn thần cấp và nhất thời hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Đồng thời, chú trọng trong việc rèn luyện cơ thể cũng là một trong những phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Đối với các bậc phụ huynh có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách luyện tập thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống. Việc này giúp hình thành được nhân cách để hạn chế ảnh hưởng của các sang chấn tâm lý.
Trong trường hợp người bệnh loạn thần trong lần đầu tiên cần được điều trị duy trì kéo dài trong khoảng 12 – 18 tháng. Cùng với đó là tích cực thực hiện các bài tập để phục hồi chức năng tâm lý, phòng ngừa bệnh tái phát và chuyển biến xấu hơn.
Nhìn chung, rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có thể không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm. Các phương pháp phòng bệnh cũng cần được quan tâm thực hiện ở những người thân trong gia đình để hạn chế nguyên nhân mắc bệnh do di truyền.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh loạn thần có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Bệnh rối loạn tâm thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Rối loạn thần kinh thực vật: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Chữa bệnh loạn thần bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!