Các loại thuốc điều trị loạn thần phổ biến và lưu ý khi dùng
Sử dụng những thuốc điều trị loạn thần đúng cách sẽ giúp kiểm soát sớm các triệu chứng, ngăn chặn những hành vi mất kiểm soát hay loại bỏ những hoang tưởng ảo giác kích thích người bệnh. Tuy nhiên cần đảm bảo dùng đúng liều, đúng loại, đúng cách để hạn chế những tác dụng phụ xuất hiện khi dùng thuốc chống loạn thần.
Các loại thuốc điều trị loạn thần phổ biến
Loạn thần được đánh giá là một bệnh thần kinh nguy hiểm bởi người bệnh thường gặp những hoang tưởng ảo giác và làm ra các hành vi nguy hiểm cho chính bản thân họ hoặc những người xung quanh. Thông thường bệnh nhân loạn thần thường được khuyến khích điều trị nội trú để được giám sát các hành vi không phù hợp.
Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát tinh thần, giảm những kích thích thần kinh ở người bệnh. Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo chất lượng điều trị tốt nhất. Người bệnh có thể tham khảo một số thuốc được dùng trong điều trị bệnh loạn thần sau đây:
Chlorpromazine giúp giảm lo lắng và hành vi bạo lực
Chlorpromazine hydrochloride là một trong những loại thuốc điều trị loạn thần được dùng khá phổ biến hiện nay. Thuốc thuộc nhóm chống loạn thần phenothiazin điển hình thế hệ thứ nhất với tác dụng chính trong giảm các triệu chứng loạn thần, hiệu quả nhất trên chứng tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần.
Thành phần chính
- Clorpromazin là một dẫn chất của phenothiazin có khả năng hướng thần, an thần, chống nôn
- Aminazin 1,25%
- Các tá dược vừa đủ khác
Tác dụng
- Thường được dùng trong điều trị bệnh loạn thần, tâm thần phân liệt, có thể dùng trên trẻ em nếu các các hành vi nghiêm trọng, rối loạn tâm thần hay kiểm soát giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực.
- Giảm tần suất những cảm xúc, hành vi bất thường của bệnh nhân loạn thần
- Giảm buồn nôn, lo lắng, chứng nấc cụt hoặc dùng trước khi phẫu thuật cho một số bệnh nhân lo lắng quá mức
- Giảm cảm giác nghe thấy ảo thanh, ảo giác của người bệnh
- Khôi phục lại các chất tự nhiên giúp cân bằng và phục hồi những tổn thương trong não
- Có thể dùng trong điều trị uốn ván và liệu pháp làm giảm thân nhiệt
Liều dùng
- Người lớn: Dùng dạng uống từ 10 – 25 mg/lần, 2 – 4 lần/ngày. Với viên nang giải phóng chậm dùng từ 30 – 300 mg/ lần trong 3 lần/ngày. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm dùng liều duy trì viên nang 200mg/ ngày.
- Với trẻ em: Dùng 0,55 mg/kg/lần, uống cách 4 – 6 giờ/lần. Nếu loạn thần nặng có thể tiêm bắp cách 6 – 8 giờ/lần để kiểm soát nhanh các triệu chứng
Tác dụng phụ
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Hạ huyết áp
- Trạng thái bồn chồn không yên
- Khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng
- Dùng lâu dài có thể làm phát triển tuyến vú ở cả nam và nữ giới
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Bệnh nhân ung thư vú và có các khối u
- Người bệnh cao tuổi và loạn thần do sa sút trí tuệ không nên dùng loại thuốc này
- Bệnh nhân mắc bệnh gan, thận hay bất cứ tình trạng sức khỏe nào cần thông báo cùng bác sĩ
Thuốc điều trị loạn thần Aminazin
Aminazin thường dùng trong điều trị các chứng loạn thần cấp hay hoặc đã tiến triển lâu dài. Thuốc có thể hấp thụ nhanh quá đường tiêu hóa và đạt tác dụng tốt nhất sau 2- 4 giờ sở dụng. Mặc dù dùng thuốc có thể kiểm soát một số hành vi, cảm xúc bất thường ở bệnh nhân loạn thần nhưng thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên cần chú ý.
Thành phần chính
- Clorpromazin hydroclorid: 25mg
- Tá dược khác như Lactose, Povidon K30, Aerosil, Magnesi stearat…
Tác dụng
- Thường dùng cho bệnh nhân các thể của tâm thần phân liệt, giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực, các chứng loạn thần kéo dài
- Có thể dùng giảm một số triệu chứng nôn, buồn nôn do lo lắng quá mức, tuy nhiên không áp dụng cho người say tàu xe
- Điều trị chứng nôn và bồn nôn do điều trị ung thư hay an thần trước khi thực hiện phẫu thuật
-
Hỗ trợ điều trị bệnh porphyrin cấp giãn cách và bệnh uốn ván.
Liều dùng
- Người lớn: Dùng 10- 25 mg/ lần, ngày 2 – 4 tùy tình trạng
- Trẻ em: 0,55 mg/kg/lần, dùng cách 4 – 6 giờ/lần. Nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi
- Có thể dùng cả dạng tiêm bắp trong các trường hợp loạn thần nặng
Tác dụng phụ
- Trầm cảm nhẹ
- Buồn ngủ
- Rối loạn vận động (sớm và muộn, hội chứng ngoại tháp)
- Hạ huyết áp thế đứng
- Khô miệng
- Táo bón
- Giảm ham muốn tình dục, vú to, tiết nhiều sữa, lên cân gặp ở cả nam và nữ
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Bệnh nhân đang bị hôn mê do barbituric hay rượu.
- Bệnh nhân mắc chứng glaucom góc khép hay bất cứ tình trạng bệnh lý nào khác
- Bệnh nhân có nguy cơ bí tiểu tiện khi dùng thuốc do có liên qua đến rối loạn niệu quản, tuyến tiền liệt.
- Không dùng chung với các nhóm thuốc Levodopa.
Thuốc chống loạn thần Fluphenazine
Fluphenazine là thuốc điều trị loạn thần đường tiêm được dùng trong nhiều trường hợp để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng bất thường. Fluphenazine thuộc nhóm thuốc an thần nhóm phenothiazin liều thấp với tác dụng chính là tái cân bằng dopamine để làm giảm các hành vi bao lực quá khích của bệnh nhân loạn thần.
Thành phần chính
- Fluphenazin decanoat 25 mg/ml
- Các tá dược vừa đủ
Tác dụng
- Thường chỉ định trong điều trị chứng loạn thần cấp và mạn tính, trong đó bao gồm cả loạn thần thực thể, cơn hưng cảm do rối loạn lưỡng cực, bệnh tâm thần phân liệt, tình trạng paranoia
- Giảm các triệu chứng kích động, lú lẫn và ảo giác
- An thần giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
- Chống nôn trong điều trị một số bệnh lý hay do căng thẳng quá mức
Liều dùng
- Dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều khởi đầu là 12,5 đến 25 mg (0,5 đến 1 mL).
- Không dùng quá 100ml/ ngày
- Nên thực hiện khi có chỉ định hoặc theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối
Tác dụng phụ
- Ngủ gà, mệt mỏi, cảm thấy khô miệng
- Các vấn đề nội tiết bất thường gặp ở cả nam và nữ giới
- Chóng mặt choáng váng nhất là khi đứng lên đột ngột
- Đau ở vùng tiêm, có thể nổi hồng ban hay sưng cục
- Tăng nguy cơ rối loạn vận động chậm
- Ngứa da, nhạy cảm hơn với ánh sáng
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Trẻ em
- Bệnh nhân trầm cảm
- Người đang trong trạng thái lú lẫn, mất nhận thức
- Bệnh nhân mắc chứng suy gan, suy thận, suy tim nặng hay bất cứ tình trạng bệnh lý nào cũng cần trao đổi thêm với bác sĩ
Thuốc điều trị loạn thần Clozapine
Clozapine thuộc nhóm thuốc an thần không điển hình đầu tiên được sản xuất với nhiều tác dụng tốt hơn so với các nhóm điển hình. Thuốc có thể dùng cho những bệnh nhân tâm thần kháng thuốc trước đó để sớm kiểm soát các triệu chứng bất thường khác. Thuốc có khả năng gây các tác dụng phụ ngoại thấp khá thấp nên có thể chỉ định trong nhiều trường hợp đặc biệt.
Thành phần
- Clozapin
- Các tá dược khác vừa đủ
Tác dụng
- Thường chỉ định cho bệnh nhân tâm thần phân liệt nặng ( với các triệu chứng tiến triển trên 2 năm) đã kháng một số loại thuốc trước đó, có thể dùng cho bệnh nhân có triệu chứng hưng cảm và trầm cảm.
- An thần, giúp người bệnh ngủ ngon hơn để giảm các kích thích hành vi quá mức
- Dùng phù hợp cho bệnh nhân không dung nạp được các loại thuốc an thần cổ điển
Liều dùng
- Liều khởi đầu: Dùng 12,5mg/ ngày trong ngày đầu tiên. Tiếp sau đó tăng liều dùng trng ngày tiếp theo lên tới 25 đến 50mg/ngày sao cho đảm bảo để đạt đến liều 300mg/ngày ở ngày dùng từ thứ 14 đến thứ 21.
- Liều trung bình: Dùng từ 300 đến 450mg/ngày, có thể chia làm nhiều lần.
- Liều tối đa: Không dùng quá 600 đến 900mg/ngày, liều dùng tối đa dựa trên mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối
- Liều duy trì: Uống từ 150 đến 300mg/ngày.
Tác dụng phụ
- Mất bạch cầu hạt có thể xảy ra trong 18 tuần đầu tiên sau đó dần hồi phục, tuy nhiên cũng có trường hợp gây tử vong
- Hạ huyết áp tư thế, biến đổi nhịp tim nhanh chậm bất thường
- Táo bón, nôn, mửa
- Khô miệng, khô mắt, tăng nhãn áp
- Buồn ngủ, suy nhược cơ thể
- Cương đau dương vật hay các vấn đề liên quan đến sự thay đổi nội tiết
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Bệnh nhân có tiền sử giảm bạch cầu hạt hoặc mất bạch cầu hạt có liên quan đến các loại thuốc chống đông máu hoặc các bệnh lý về máu
- Người mắc chứng loạn thần có liên quan đến chất gây nghiện, do rượu, nhiễm độc
- Bệnh nhân mắc bệnh gan, thận, bệnh tim, Glaucome góc đóng hay rối loạn đường niệu cân trao đổi thêm với bác sĩ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!