Suy sụp tinh thần: Nguyên nhân và Cách vực dậy hiệu quả

Suy sụp tinh thần là trạng thái lo âu, không kiểm soát được cảm xúc căng thẳng khi đời sống có nhiều áp lực và biến cố. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng sống nên cần sớm tìm cách vực dậy.

suy sụp tinh thần là gì
Suy sụp tinh thần làm giảm chất lượng cuộc sống con người.

Suy sụp tinh thần là gì?

Suy sụp tinh thần (suy nhược thần kinh) là trạng thái tinh thần tạm thời liên quan tới sự căng thẳng và giảm chức năng hoạt động bình thường. Hầu hết mọi người đều trải qua suy sụp tinh thần vào những lúc ít trông đợi nhất.

Đây không phải là thuật ngữ y học hay tâm lý và không thể hiện bất kỳ rối loạn cụ thể nào. Nó là hiện tượng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, xuất hiện và gia tăng nhanh chóng giữa lứa tuổi thiếu niên và trưởng thành.

Tất cả những điều này cho thấy suy sụp tinh thần là tình trạng chung rất phức tạp, khó có thể mô tả chính xác và không dễ điều trị.

Biểu hiện của suy sụp tinh thần

Người bị suy sụp tinh thần thường có những biểu hiện sau đây:

  • Trầm cảm, lo lắng hoặc tâm trạng tiêu cực kéo dài
  • Lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Có cảm giác cô đơn, bi quan
  • Mất ngủ và khó tập trung
  • Bụng luôn khó chịu
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, thiếu hứng thú với hoạt động giải trí
  • Chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều đồ ăn vặt
  • Tránh xa các mối quan hệ thân thiết
  • Trải nghiệm cảm giác sợ hãi không giải thích được
  • Sự lãnh đạm và thờ ơ
  • Hoảng loạn, muốn tự tử
  • Cảm thấy mặc cảm tự ti, tự trách mình đi kèm với cảm giác tội lỗi, vô dụng
  • Thay đổi cách nhìn nhận về mọi thứ
  • Tức giận, khó chịu, thay đổi tâm trạng hoặc bùng nổ cảm xúc

Trong nhiều trường hợp các biểu hiện của suy sụp tinh thần không thể hiện sự giận dữ ra bên ngoài mà được che giấu và không thể nhận ra.

dấu hiệu của suy sụp tinh thần
Người bị suy sụp tinh thần thường có cảm giác cô đơn và bi quan.

Nguyên nhân dẫn đến suy sụp tinh thần

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến suy sụp tinh thần là do những biến cố lớn trong cuộc sống mà mọi người phải đối mặt như: sự ra đi của người thân, khó khăn về tài chính, chấn thương hoặc bệnh tật nghiêm trọng, gặp khó khăn trong các mối quan hệ,….

Bên cạnh đó thói quen, chất lượng cuộc sống không ổn định cũng góp phần gây nên trạng thái này. Thiếu ngủ hay thiếu chất dinh dưỡng đều có thể là nguyên nhân khiến căng thẳng trở nên trầm trọng và dẫn tới suy sụp tinh thần.

Tác động từ việc suy sụp tinh thần

Trạng thái suy sụp tinh thần có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho người bệnh. Đây cũng là dấu hiệu giúp bản thân cũng như người thân xung quanh phát hiện vấn đề và sớm can thiệp hỗ trợ.

  • Tập trung kém: Tinh thần mệt mỏi cùng áp lực khiến trí não khó tập trung. Người bệnh sẽ cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh.
  • Tự ti về bản thân: Việc rơi vào khủng hoảng tinh thần khiến người bệnh trở nên tự ti, chán ghét bản thân. Bệnh nhân có thể tìm đến những cách gây tổn thương và làm đau chính mình.
  • Thường xuyên bị ốm vặt: Tinh thần không ổn định dễ gây ra các vấn đề nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm. Điều này làm cho cơ thể không đủ khỏe để đề kháng vi rút.
  • Đối mặt với ảo giác: Những người bị suy sụp tinh thần không thể có giấc ngủ ngon, tình trạng mất ngủ kéo dài thường xuyên khiến người bệnh gặp ảo giác.
hậu quả của suy sụp tinh thần.
Trạng thái suy sụp tinh thần có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Có thể bạn quan tâm: Hội chứng ghét bản thân: Dấu hiệu và cách loại bỏ nó

Các cách vực dậy suy sụp tinh thần hiệu quả

Đôi khi trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn và sự suy sụp xảy đến với mình. Vì vậy con người luôn tìm ra cách mà bản thân đối phó và vượt qua chúng một cách hiệu quả.

1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Cần thừa nhận những thứ mà chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống và tập trung vào điều có thể thay đổi để đối phó với căng thẳng tốt hơn. Học cách nói “không” để đảm bảo bản thân đang không cố làm hài lòng người khác và có đủ sức khỏe để thực hiện các nghĩa vụ khác.

Đặc biệt nên chú ý tới những cảm xúc, lo âu của bản thân và chia sẻ với người khác.  Việc trò chuyện với người mà bản thân tin tưởng cũng là cách giúp bạn cảm thấy được yêu thương. Đồng thời người bệnh cũng có thể viết nhật ký về những căng thẳng ảnh hưởng đến cảm xúc của mình.

Tham gia vào các hoạt động giải trí yêu thích làm bản thân tập trung thay vì suy nghĩ về các vấn đề gây căng thẳng. Đây cũng là khoảng thời gian cơ thể trở nên thoải mái, đầu óc thư giãn.

2. Điều trị tâm lý

Suy sụp tinh thần có thể trở nên nghiêm trọng và cần được can thiệp, điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nghĩ rằng mình hoặc người thân xung quanh đang bị vấn đề này, đừng ngần ngại đặt lịch hẹn thăm khám với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần.

Nhà trị liệu hoặc bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá toàn diện, đề xuất các phương pháp điều trị nhằm giải quyết vấn đề. Sau đó họ dựa vào các biểu hiện và mức độ để xác định liệu người bệnh có đang ở trong tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu hay không để đưa ra cách trị liệu phù hợp.

Vượt qua suy sụp tinh thần
Điều trị tâm lý thật sự có hiệu quả trong việc điều trị suy sụp tinh thần.

3. Duy trì sức khỏe thể chất

Thông thường việc tập trung chăm sóc bản thân bắt đầu bằng những bước cơ bản như ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ,….

Ngủ đủ giấc: Khi căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan tới giấc ngủ như mất ngủ, thiếu ngủ. Hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm và tùy vào thể trạng, độ tuổi mà nhu cầu này có thể nhiều hay ít hơn.

cách loại bỏ suy sụp tinh thần.
Một giấc ngủ ngon có thể làm giảm căng thẳng do suy sụp tinh thần.

Tập thể dục, vận động thể chất: Việc này giúp sản sinh endorphin, hạn chế hình thành các hoocmon căng thẳng như cortisol, adrenaline khiến bạn suy sụp tinh thần. Thay vì dành thời gian suy nghĩ tiêu cực, hãy tận dụng nó để tập thể dục một cách điều độ. Bên cạnh đó, tham gia hoạt động thể chất có sự tương tác với nhiều người làm giảm cảm giác cô đơn, cải thiện giấc ngủ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hãy lên lịch quá trình này để đảm bảo bạn không thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì sức khỏe.

Ăn uống lành mạnh: Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích. Bổ sung amino axit, vitamin B có trong thực đơn sữa, trứng, thịt, ngũ cốc để kiểm soát các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm.

Theo dõi lượng đường mà cơ thể hấp thu và tránh các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt. Đồng thời bổ sung kẽm cùng thực phẩm giàu sắt, khoáng chất thông qua bữa ăn hoặc đường uống để loại bỏ căng thẳng, hỗ trợ các loại thuốc điều trị trầm cảm và vấn đề thần kinh.

4. Thực hành thư giãn

Thực hành các bài tập hít thở sâu, thiền hay tập yoga là những cách thức thư giãn phổ biến nhằm giải tỏa căng thẳng đã gây ra suy sụp tinh thần.

Hít thở sâu: Giúp cơ hoành mở rộng và có tác dụng giảm huyết áp, làm dịu cơ thể. Có thể tập hít thở sâu sau khi thiền hoặc tập yoga.

Thiền chánh niệm: Nghiên cứu về thiền chánh niệm chỉ ra rằng nó giúp giảm căng thẳng nhờ giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực. Thiền còn giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và sự thỏa mãn trong mối quan hệ. Có thể thiền khi dùng bữa, tập thể dục, đọc sách.

Tập yoga: Hình thức tập luyện này tạo ra phản ứng thư giãn cho cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Kỹ thuật hít thở trong yoga có tác động sâu đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Với bộ môn này có thể bắt đầu bằng việc tham gia các phòng tập hoặc luyện tập tại nhà.

cách vực dậy tinh thần.
Thực hành thư giãn bằng yoga có thể cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra sử dụng tinh dầu thơm cũng có thể cải thiện tâm trạng, giảm chứng mất ngủ liên quan tới suy sụp tinh thần. Kết hợp dùng dầu thơm với kỹ thuật hít thở sâu để giúp việc thư giãn đạt hiệu quả.

Suy sụp tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, khiến mọi người làm mất đi ý nghĩa của việc tồn tại và ý chí vươn lên. Dù cuộc sống khó khăn như thế nào, hãy tạo cho mình niềm vui và tránh xa những tiêu cực để không mất đi tinh thần lạc quan vốn có.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *