Cảm giác tội lỗi là gì? Nguyên nhân và cách vượt qua
Cảm giác tội lỗi kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý nguy hiểm. Gặp gỡ với chuyên gia tâm lý sẽ là một giải pháp giúp bạn vượt qua cảm giác này hiệu quả nhất.
Cảm giác tội lỗi là gì?
Cảm giác tội lỗi là cảm xúc tiêu cực, tự trách. Chúng xuất hiện khi ta xác định mình đã làm một việc sai lầm. Chúng ta hổ thẹn, u sầu, lo lắng, bồn chồn, tự dằn vặt và hạ thấp bản thân.
Hầu hết chúng ta đều từng có cảm giác tội lỗi trong đời. Chẳng hạn khi anh chị em trong nhà cãi nhau, đánh nhau làm mẹ buồn lòng, chúng sẽ cảm thấy tội lỗi và tự trách.
Nói chung, cảm giác tội lỗi là những cảm xúc tiêu cực phát sinh khi làm điều không tốt. Cảm giác này tác động rất xấu đến tinh thần, suy nghĩ và sức khỏe của một người.
Sự tội lỗi có thể được cải thiện khi sự việc được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên nếu cảm xúc này kéo dài và dằn vặt tinh thần, đây có dấu hiệu của các bệnh lý nên tuyệt đối không được chủ quan.
Vì sao chúng ta lại có cảm giác tội lỗi?
Cảm xúc tội lỗi xuất hiện khi chúng ta biết đó là điều sai trái, là lỗi của mình. Điều này phụ thuộc vào cách một người nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Ví dụ, một tên giết không có cảm giác tội lỗi, vì hắn nghĩ bản thân hoàn toàn làm đúng. Nhưng một người khác, dù họ chỉ vô tình gián tiếp gây ra sự kiện, họ vẫn cảm giác rằng mình là “kẻ tội đồ”.
Để hiểu rõ hơn, có thể tham khảo các yếu tố gây ra cảm giác tội lỗi như sau:
1. Nhận thức được hành vi sai trái
Những kẻ ngoại tình, cướp bóc, hiếp dâm, giết người,… sẽ bị cảm giác tội lỗi rất lớn đeo bám khi họ nhận thức được lỗi lầm của bản thân.
Cảm xúc này rất chính đáng, vì họ ý thức được mình đã làm tổn hại đến người khác. Họ khiến một ai đó tổn thương, đau khổ, nên việc tự dằn vặt là điều khó tránh.
Có những hành vi xảy ra trong lúc kích động, bốc đồng, không mang chủ ý xấu. Tuy nhiên, nó lại gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau nên người thực hiện cũng cảm thấy dằn vặt.
Ngoài ra, việc vi phạm quy định, làm trái nội quy, và ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Dù hậu quả không nghiêm trọng, nhưng bạn vẫn tự trách.
2. Suy nghĩ về nguyên nhân và kết quả
Đôi khi cảm giác tội lỗi xuất phát từ sự nghiêm trọng hóa vấn đề. Có những hành vi rất bình thường, không gây ra bất cứ hậu quả nào, nhưng vẫn khiến người thực hiện tội lỗi.
Cảm xúc tội lỗi này chỉ do chúng ta thổi phồng lên, tự tượng tưởng về những hậu quả chưa hề xảy ra. Hoặc cũng có thể là do hướng giáo dục sai lệch của gia đình.
Chẳng hạn mỗi khi trong nhà xảy ra vấn đề gì, phụ huynh sẽ lại mắng nhiếc con cái. Họ trút mọi sự phẫn nộ lên con, cho rằng tất cả xui xẻo là do con gây ra.
Tình trạng này kéo dài khiến người bị đổ lỗi luôn mặc định rằng, tất cả những vấn đề tiêu cực đều là do bản thân. Cảm giác tội lỗi sẽ ám ảnh người đó.
3. Hệ quả của trầm cảm
Nếu một người luôn tự dằn vặt mình bằng cảm giác tội lỗi, người đó có nguy cơ trầm cảm cao. Người bệnh cần được phat hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Bị ám ảnh bởi cảm giác tội lỗi, tự dằn vặt bản thân là triệu chứng rất điển hình của trầm cảm. Chúng khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, u uất, tin rằng mình đáng chịu trừng phạt.
Những nguyên cứu về trầm cảm cho rằng, quá trình trao đổi thông tin giữa não bộ trên (SCSR) và thủy thái dương không cân bằng khiến người bệnh có cảm xúc tiêu cực, luôn cho rằng mình là “kẻ tội đồ”.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, những người có tiền sử mắc trầm cảm thì SCSR và thùy thái dương trước không đồng bộ hóa hoạt động khi nói những lời tội lỗi.
Nói chung, các nghiên cứu này đã chứng minh rằng, cảm giác tội lỗi kéo dài là một trong những dấu hiệu trầm cảm đáng lưu ý. Người bệnh cần chú ý nhiều hơn về biểu hiện này.
Xem thêm: Nỗi đau của người trầm cảm và những điều đáng sợ ngoài tưởng tượng
Hệ quả từ cảm giác tội lỗi
Hệ quả mà cảm giác tội lỗi gây ra hoàn toàn không thể coi thường. Cảm xúc này có thể chi phối mọi nhận thức, suy nghĩ, hành vi và cả cuộc sống của con người.
Chẳng hạn vì cảm thấy tội lỗi, một người sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền bạc để bù đắp. Họ thậm chí có thể làm mọi thứ đối phương yêu cầu, cho dù đó là điều sai trái, để bản thân nhẹ nhõm hơn.
Trầm cảm chính là một trong những hệ quả nguy hiểm mà những người luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi. Họ luôn không ngừng dằn vặt bản thân, và hạ thấp lòng tự trọng.
Mặc cảm tội lỗi còn khiến họ tìm cách trừng phạt bản thân, và cho rằng đó là điều hoàn toàn xứng đáng. Kể cả việc người trầm cảm tự ngược đãi bản thân cũng do ảnh hưởng từ nguyên nhân này.
Mặt khác cảm giác tội lỗi còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cuộc sống. Sức khỏe suy giảm, mất tập trung, ám ảnh bởi những điều tiêu cực là điều người bệnh phải đối mặt.
Cảm giác tội lỗi khiến họ cho rằng mình là kẻ đáng bị trừng phạt, và không được phép hạnh phúc. Họ luôn tìm mọi cách để trừng phạt bản thân mình. Cảm xúc tội lỗi, dằn vặt sẽ vẫn tiếp tục lặp lại với mức độ nghiêm trọng hơn.
Những cám xúc tiêu cực này khiến bạn trở nên mệt mỏi, tuyệt vọng. Vì vậy, bạn nên sớm tìm đến bệnh viện hoặc trung tâm tâm lý để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để vượt qua cảm giác tội lỗi?
Thực tế, tất cả chúng ta đều đã từng cảm thấy tội lỗi với một người, hoặc với chính bản thân mình. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
1. Hiểu và tìm cách khắc phục tội lỗi
Đầu tiên, cần hiểu rằng cảm giác tội lỗi xuất phát từ đâu. Đó là do sự kiện tiêu cực, do sự thổi phồng trong tâm trí, hoặc là dấu hiệu của trầm cảm. Có như vậy, ta mới có cách khắc phục.
Sau đó, chúng ta phải làm mọi cách để đền bù thiệt hại. Điều quan trọng nhất là thể hiện sự hối lỗi một cách chân thành. Thái độ sửa sai tích cực giúp ta vượt qua cảm giác tội lỗi nhanh chóng hơn.
Nếu bạn cảm thấy tội lỗi vì đã lỡ lời với mẹ, hãy xuống xin lỗi mẹ chứ đừng mãi tự trách. Ngoài ra, bạn nên chủ động nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa để mẹ vui hơn.
Sự chân thành chính là thứ quyết định bạn có xứng đáng được tha lỗi hay không. Khi nhận được sự tha thứ từ đối phương, cảm giác dằn vặt hay tội lỗi cũng sẽ được thuyên giảm.
2. Tha thứ cho bản thân và rút kinh nghiệm
Thay vì trốn chạy và dằn vặt bản thân, chúng ta hãy học cách chấp nhận lỗi lầm. Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho người khác, nhưng không thể bao dung chính mình.
Hãy chấp nhận rằng là con người ai cũng sẽ có lúc sai lầm. Bản thân chúng ta cũng không tránh khỏi điều đó. Tha thứ cho bản thân và cải thiện hậu quả là cách để không lặp lại sai phạm đó thêm nữa.
Một cách để khiến bạn quên đi những ám ảnh về tội lỗi là khiến bản thân bận rộn hơn. Bạn nên dành thời gian làm việc tốt như giúp đỡ trẻ mồ côi, người khuyết tật , hay tham gia các hoạt động tình nguyện.
Cảm giác tội lỗi có thể là một trải nghiệm để chúng ta nhìn nhận kỹ hơn những thiếu sót của bản thân. Đó là bài học quý giá để rút kinh nghiệm, và thay đổi bản thân.
3. Hãy ngủ đủ giấc
Người mang cảm giác tội lỗi dễ mất ngủ thường xuyên do ám ảnh về tội lỗi bản thân. Tình trạng này khiến tinh thần mệt mỏi, khí huyết kém lưu thông, và khiến cảm giác tội lỗi càng nghiêm trọng hơn.
Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Khi tinh thần tỉnh táo, suy nghĩ của chúng ta cũng lạc quan hơn. Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục, dùng các loại trà thảo dược có thể cải thiện giấc ngủ.
Nếu mất ngủ nặng, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ dạng thực phẩm chức năng. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
4. Thực hiện các liệu pháp thư giãn
Học cách thư giãn tinh thần, duy trì tâm trí ở trạng thái cân bằng chính là cách tốt nhất để vượt qua cảm giác tội lỗi. Bạn nên thực hiện một số liệu pháp dưới đây hàng ngày.
- Thiền chánh niệm để thanh lọc tâm trí, xoa dịu tổn thương, tìm về sự bình an trong tâm hồn.
- Tìm về nơi bình yên trong tâm hồn bằng niềm tin tôn giáo. Bạn có thể đến chùa hay nhà thờ để bình tĩnh hơn, tìm ra lối thoát cho tinh thần.
- Tắm nước nước ấm hằng ngày để thư giãn cơ thể và tâm trí
- Liệu pháp từ mùi hương giúp con người thư thái, thoải mái hơn
- Liệu pháp âm nhạc có tác dụng xoa dịu tâm hồn
- Trò chuyện với những người đáng tin tưởng để chia sẻ khó khăn.
5. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý
Cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể tác nhân từ các tác nhân bệnh lý như trầm cảm. Những người rơi vào tình trạng này cần được tiến hành trị liệu tâm lý.
Thông qua quá trình nói với với bệnh nhân, chuyên gia tâm lý có thể nắm bắt được nguyên nhân khiến bản thân họ cảm thấy tội lỗi và tìm hướng giải quyết.
Nhà trị liệu sẽ sử dụng các liệu pháp thư giãn giúp người bệnh giải tỏa vướng mắc, tin tưởng vào bản thân nhiều hơn. Nếu cảm giác tội lỗi xuất phát từ các sự kiện, tình huống vô lý, nhà trị liệu cũng giúp người bệnh thấu hiểu.
Chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn người bệnh các phương pháp rèn luyện cảm xúc, xoa dịu nỗi đau của bản thân. Họ được hướng đến sự từ bi, tích cực để vượt qua sự tội lỗi.
Cảm giác tội lỗi sẽ xuất hiện vào khoảnh khắc mà chúng ta làm sai, nghĩ sai, nhìn nhận sai. Thay vì tự dày vò bản thân, bạn cần sửa lỗi, bù đắp điều mà mình gây ra.
Hướng trái tim đến sự từ bi, làm thiện nguyện nhiều hơn, thực hành thiền hằng ngày sẽ giúp bạn vượt qua được những cảm xúc tiêu cực này một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- 10 Cách giúp bạn vượt qua cảm giác hối hận, tiếc nuối
- Nỗi sợ bị người khác bàn tán, phán xét về mình và cách vượt qua
- Rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
- Survivor’s guilt: Hiểu hơn mặc cảm tội lỗi của người sống sót
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!