Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9)
Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9) có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, và thực hiện liên tục mỗi tháng để kiểm soát tốt nguy cơ trầm cảm.
Vì sao cần thang đánh giá trầm cảm
Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội.
Các biểu hiện của trầm cảm đôi khi khó nhận biết. Nhiều triệu chứng còn bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Chinh điều này khiến người bệnh không được phát hiện sớm, và không được điều trị kịp thời. Trầm cảm nghiêm trọng v2 kéo dài gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, nhất là trầm cảm tự sát.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng. Mục đích là để mỗi người có thể tự sàng lọc, và hiểu rõ hơn về mức độ nguy cơ của bản thân.
Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh, bạn cũng có thể tìm kiếm các bài quiz test kiểm tra trầm cảm online để thực hiện ngay tại nhà.
Xem thêm: Bài Quiz Test Kiểm Tra Trầm Cảm Online Tại Nhà Nhanh Nhất
Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9)
Thực tế, tất cả các thang đánh giá đều không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, chúng cũng góp phần lớn trong việc sàng lọc, và phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay, thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ – 9 là phổ biến nhất. Thang đo PHQ – 9 có thể được sử dụng mỗi tháng ở nhiều đối tượng khác nhau, với độ chính xác đạt đến 88%
Người thực hiện sẽ phải hoàn thành các câu hỏi dựa trên các cảm xúc, hoạt động trong 2 tuần gần nhất bằng các câu trả lời có sẵn. Sau đó, người tham gia tính tổng điểm để đối chiếu với kết quả.
Cụ thể, 9 câu hỏi của thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng PHQ – 9 bao gồm:
1. Bạn luôn cảm thấy tâm trạng buồn bực, chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
2. Bạn ít hoặc không cảm thấy hứng thú, vui vẻ trong hầu hết các hoạt động diễn ra hàng ngày.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
3. Cơ thể của bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu năng lượng.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
4. Bạn liên tục cảm thấy mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc buồn ngủ, ngủ không kiểm soát.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
5. Bạn cảm thấy vô cùng thất vọng về khả năng của bản thân, cho rằng mình là kẻ vô dụng, bất tài và không còn sự tự tin vào chính mình.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
6. Bạn chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
7. Bạn lười vận động, di chuyển chậm chạp, không muốn nói chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh, có xu hướng thu mình.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
8. Bạn mất tập trung, không thể làm việc hiệu quả.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
9. Bạn suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết, có ý định tự làm hại bản thân, tự sát.
- 0 điểm – Hầu như không có
- 1 điểm – Một vài ngày
- 2 điểm – Hơn một nửa thời gian
- 3 điểm – Tất cả mọi ngày
Sau khi hoàn thành xong câu hỏi của thang đo PHQ – 9, bạn hãy cộng tổng điểm lại và so sánh với kết quả sau:
- Tổng điểm từ 0 – 4 điểm : Bình thường
- Tổng điểm từ 5 – 9 điểm : Trầm cảm mức tối thiểu
- Tổng điểm từ 10 – 14 điểm : Trầm cảm mức nhẹ
- Tổng điểm từ 15 – 19 điểm : Trầm cảm mức trung bình
- Tổng điểm từ 20 – 27 điểm : Trầm cảm mức nặng
Những trường hợp điểm tổng trên 10 có nguy cơ trầm cảm cao. Người bệnh cần đến bệnh viện, hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý để thăm khám và chẩn đoán.
Trầm cảm nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc cải thiện và ổn định sức khỏe. Bệnh nhân cũng hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát.
Mong rằng thông qua thang đánh giá trầm cảm cộng đồng PHQ – 9, bạn đọc có thể bước đầu nhận biết vấn đề tâm lý của mình. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho các đánh giá của nhà chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!