Sang chấn tâm lý là gì? Dấu hiệu và cách vượt qua
Sang chấn tâm lý là một dạng tổn thương về mặt tâm trí liên quan đến một sự kiện đau thương nào đó trong quá khứ không thể xóa bỏ. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng, thậm chí diễn tiến cả đời nếu không được điều trị đúng cách.
Sang chấn tâm lý là gì?
Sang chấn được dịch sang từ từ ” trauma ” được xuất phát bởi chữ ‘traûma’ trong tiếng Hy Lạp cổ. Từ này thường dùng để mô tả về một tổn thương, một sự thiệt hại trong quá khứ.Hiểu theo một cách đơn giản nhất, sang chấn tâm lý có thể là nỗi ám ảnh về các ký ức, sự kiện được coi là kinh hoàng với người đó và chưa thể vượt qua.
Các sự kiện đó có thể tổn thương đến cả thể chất, tinh thần, tác động xấu đến chất lượng đời sống, xã hội, cảm xúc, học tập, công việc và cả chuyện tình cảm của người bị sang chấn. Đây có thể là các sự kiện đã được tích lũy nhiều năm, có những trường hợp kéo dài từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, thậm chí là suốt đời.
Các yếu tố gây sang chấn khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi nếu cả thấy đang có những trải nghiệm tương tự. Chẳng hạn với những người bị tai nạn ô tô sẽ cảm thấy hoảng loạn khi thấy những chiếc ô tô có hình dáng giống với chiếc ô tô đã gây tai nạn. Đôi khi người bị sang chấn không phải là người trải nghiệm trực tiếp mà là những người chứng kiến, chẳng hạn con cái chứng khiến cha mẹ gặp tai nạn.
Theo phân loại của Elliot và Eisdorfer chia sang chấn tâm lý thành 5 loại chính như sau
- Yếu tố sang chấn thời gian giới hạn cấp thời (acute time-limited stressor) có thể liên quan đến những thực nghiệp như diễn thuyết, phát biểu, nói trước công chúng hay nơi đông người
- Yếu tố sang chấn tự nhiên ngắn (brief naturalistic stressor) thường có liên quan đến những tác động, thách thức tự nhiên ngắn hạn, chẳng hạn như việc thi cử thất bại
- Yếu tố sang chấn kéo dài (chronic stressor) xảy ra các sự kiện, trải nghiệm khiến người đó cần phải thay đổi nhận thức, đời sống và buộc người đó phải xây dựng lại vị trí trong đời sống xã hội. Đồng thời người bệnh cũng không thể biết được bao giờ những thách thức khó khăn sẽ kết thúc. Chẳng hạn bị tai nạn xe cộ và nằm liệt giường.
- Yếu tố sang chấn từ xa ( distant stressor) thường xuất hiện từ thời thơ ấu và tồn tại trong tâm trí của người bệnh khiến họ có sự thay đổi về nhận thức cùng những cảm xúc khi nhớ đến. Ví dụ như bị lạm dụng tình dục hay bị bắt cóc khi còn nhỏ
- Chuỗi sự kiện sang chấn (stressful event sequence) thường có một sự kiện chính trọng tâm nhưng kéo theo nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như thiên tai làm mất nhà cửa, cha mẹ mất tích khiến người bệnh trở thành trẻ mồ côi, sống trong hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ
Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý
Những ám ảnh tâm lý, căng thẳng, stress kéo dài trong cuộc sống hiện tại đều có thể là những nguyên nhân khiến tâm trí của người bệnh bị ràng buộc bởi một vấn đề đó không thể nào thoát ra được.
Tùy khả năng tâm lý của người bệnh mạnh hay yếu mà mức độ trầm trọng của các sự kiện này khác nhau. Chẳng hạn có những người bị tai nạn xe vẫn có thể lái xe và sinh hoạt như bình thường nhưng với những người có tâm lý yếu sẽ bị ám ảnh bởi tai nạn, không thể lái xe thậm chí là hoảng sợ khi nhìn thấy xe cộ.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể trở thành bóng đen trong tâm trí mỗi người khiến họ cảm thấy ngột ngạt khi nghĩ đến. Những đặc điểm chung của các sự kiện này là xảy ra đột ngột, ngoài sức tưởng tượng của người bệnh, không thể ngăn chặn được sự kiện đó. Ngoài ra những vấn đề lặp đi lặp lại thường xuyên hay có tính tàn ác cũng là nguyên nhân gây ra những ám ảnh tâm lý không thoát ra được.
Những sự kiện gây sang chấn tâm lý điển hình như
- Bị lạm dụng tình dục
- Khi bạo lực khi còn nhỏ
- Các thiên tai như lũ lụt, sóng thần, lốc xoáy..
- Sự kiện tàn ác như chiến tranh, cướp bóc, khủng bố
- Bị hãm hiếp hoặc chứng kiến hãm hiếp những không thể ngăn chặn
- Bị tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc chứng kiến tai nạn của người thân.
Những sự kiện này có thể gây sang chấn tâm lý ở bất cứ ai, kể cả trẻ em hay người lớn. Đặc biệt trải qua những chấn thương tâm lý ngay từ thời thơ ấu thường rất khó để điều trị hoàn toàn bởi nó chính là tiền đề khiến những sự kiện khác làm sang chấn tâm lý nặng nề hơn.
Tất cả những tổn thương tâm lý bắt nguồn từ những căng thẳng stress kéo dài không được giải tỏa. Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài khiến cho não bộ tiết ra nhiều glucocorticoids làm ức chế hệ thống miễn dịch và tăng huyết áp. Đồng thời những yếu tố có thể gây tổn thương tâm lý tiềm ẩn bao gồm
- Tan vỡ trong hôn nhân, xung đột trong các mối quan hệ thân thiết
- Phẫu thuật
- Chấn thương do thể thao dẫn đến không thể vận động bình thường
- Những người thân yêu đột ngột qua đời
- Các chẩn đoán y khoa có liên quan đến tính mạng không thể cứu chữa
Dấu hiệu sang chấn tâm lý
Cảm giác lo âu, sợ hãi, nghi ngờ xung quanh là những dấu hiệu điển hình của sang chấn tâm lý. Người bệnh cực kỳ nhạy cảm với xung quanh, đặc biệt là khi có các dấu hiệu liên quan đến những ám ảnh hay sự kiện trong quá khứ. Bản chất của chấn thương tâm lý chính là kéo dài dai dẳng với mức độ ngày càng trầm trọng hơn.
Những dấu hiệu bệnh điển hình bao gồm
- Thường xuyên gặp ác mộng liên tưởng đến những sự kiện trong quá khứ
- Lo lắng, nghi ngờ, hoài nghi xung quanh
- Sống tách biệt, xa rời cuộc sống
- Tránh né các hoạt động có liên quan đến những hình ảnh chấn thương tâm lý
- Dễ dàng giật mình
- Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, thức giấc giữa đêm do giật mình hay ác mộng, người vã hồ môi
- Mệt mỏi, kiệt sức, tim đập nhanh
- Mất hứng thú với mọi sự kiện, giảm ham muốn tình dục
- Hành vi ám ảnh và cưỡng chế
- Có thể bộc phát sự hoảng loạng, sợ hãi khi thấy những nỗi ám ảnh
- Phiền muộn
- Cảm giác tội lỗi, sợ hãi nếu nguyên nhân sang chấn có liên quan đến những sự kiện phải chứng kiến nhưng không thể ngăn chặn
- Lú lẫn, giảm khả năng tập trung
- Có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích để giải tỏa những căng thẳng, ám ảnh
- Có thể có những suy nghĩ tự tự nếu những sang chấn tâm lý quá trầm trọng
Hậu quả và mức độ ảnh hưởng của sang chấn tâm lý
Từ sang chấn tâm lý cũng có có thể gây ra căng thẳng stress ở mức độ trầm trọng. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Người bệnh được đánh giá mắc chứng PTSD khi có các triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng và bao gồm 4 biểu hiện chính sau đây
- Chấn thương (tức là sự hoảng loạn và sợ hãi dữ dội)
- Sống lại (tức là hồi tưởng về những sự kiện trong quá khứ)
- Hành vi tránh né (hay tách biệt, gây tê cảm xúc)
- Giảm cảm giác an toàn (tức là luôn cảnh giác và tìm kiếm môi trường xung quanh nhằm tìm kiếm nguy hiểm).
Không ai có thể miễn dịch hay tránh được những sang chấn tâm lý. Mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như thời điểm xảy ra sự kiện, tâm lý của từng người, đặc điểm sự kiện sang chấn, giai đoạn phát triển, đặc biệt là những biện pháp đã được tiếp nhận sau sang chấn là gì.
Các nghiên cứu còn cho thấy sang chấn tâm lý còn gây ra những biến đổi trong hệ thống nội tiết tố của cơ thể cũng như hệ thống thần kinh thông qua những phản ứng tâm lý – thể lý. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra chấn thương tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng não giữa khiến khả năng tư duy logic, chi phối cảm xúc, ghi nhớ thông tin bị giảm sút.
Có thể thấy rõ ràng khi phải sống trong những nỗi ám ảnh quá khứ khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng thế nào. Người bệnh khó có thể tìm thấy những niềm vui trọn vẹn mà luôn sống trong sự lo lắng sợ hãi. Đồng thời cũng gặp những vấn đề trong sức khỏe, những khó khăn khi kết nối với các mối quan hệ xung quanh.
Sang chấn tâm lý còn làm tác động đến các quyết định trong tương lai như học tập, nghề nghiệp hay tình cảm, tuy nhiên có thể là những ảnh hưởng xấu. Chặng hạn người chứng kiến cảnh cha mẹ bị tai nạn giao thông có mong muốn làm cảnh sát, tuy nhiên nếu bị sang chấn tâm lý sẽ gây ra sự sợ hãi khi chứng kiến những ảnh tượng giống quá khứ và khó đạt được thành công trong ngành nghề này.
Hướng điều trị sang chấn tâm lý
Người bệnh cần phải làm một số kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh và mức độ bệnh, qua đó mới đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Việc điều trị sang chấn tâm lý có thể kéo dài rất lâu mới có thể đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng.
Trên thực tế người bị sang chấn tâm lý vẫn hoàn toàn có thể làm việc như bình thường bởi không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện. Tuy nhiên việc lựa chọn những công việc phù hợp có thể hơi khó khăn hoặc khó kéo dài.
Điều trị sang chấn tâm lý thường rất ít được chỉ định dùng thuốc mà chủ yếu được yêu cầu trị liệu tâm lý. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu mất ngủ mãn tính kéo dài do thường xuyên gặp ác mộng có liên quan đến những sự kiện sang chấn, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc kèm theo.
1. Trị liệu tâm lý
Nhiều người thường cố gắng né tránh khi nhắc đến các sự kiện gây tổn thương, điều này khiến họ không chấp nhận điều trị và làm tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng. Do đó thông qua trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh được thả lỏng, mở lòng để giải thoát cho những ám ảnh đó được tiêu tan.
Các bác sĩ tâm lý sẽ là người hỗ trợ giúp người bệnh thoát khỏi những chấn thương tâm lý bằng cách để họ dần đối mặt với những sự kiện đó. Học cách đối mặt trực tiếp chính là biện pháp tốt nhất để người bệnh vượt qua nỗi sợ, không để nó dày vò mãi mãi. Dù vậy không phải đối tượng nào nào bác sĩ cũng có thể áp dụng cách này.
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp tâm lý riêng biệt sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất. Qua những buổi điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra những định hướng tốt đẹp đồng thời hướng dẫn người bệnh các giải quyết những căng thẳng lo lắng quá mức.
Đồng thời bác sĩ cũng có thể tiến hành trị liệu theo nhóm để đưa người bệnh hòa nhập dần với cộng đồng, biết cách giao tiếp phù hợp. Việc trị liệu dù không thể đem lại kết quả nhanh chóng nhưng sẽ mang lại những thay đổi từ từ trong nhân thức, thái độ, các hành xử của người bệnh.
2. Học cách kiểm soát chính mình
Những triệu chứng thường xuất hiện khi gặp các hình ảnh tượng tự với sự kiện trong quá khứ, nên nếu bạn cứ mãi né tránh thì sẽ không thể loại bỏ bệnh. Tuy nhiên nếu tiếp xúc quá thường xuyên thì cũng không nên chút nào vì sẽ làm thần kinh vô cùng căng thẳng. Do đó cần lên kế hoạch cho việc điều trị từ từ, tăng dần mức độ để người bệnh có thời gian tiếp nhận.
Người bệnh cần phải tự học cách kiểm soát những ám ảnh mỗi ngày bởi không thể phụ thuộc vào thuốc và cũng không ai có thể bên bạn 24/24. Theo đó học cách hít thở sâu chính là biện pháp tốt nhất để kiểm soát sự hoảng loạn, sợ hãi quá khích của bản thân. Bên cạnh đó thiền và yoga cũng được các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên luyện tập mỗi ngày.
Hãy tự trấn an mình rằng trên thế giới này còn rất nhiều người đau khổ hơn bản thân vì thế bạn hoàn toàn có thể vượt qua được những vấn đề này. Nếu cảm xúc kém ổn định, bạn nên tâm sự với người thân, bạn bè xung quanh để được giải tỏa lo lắng và được nghe những lời khuyên tích cực hơn.
Ngoài ra việc thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, đi ngủ sớm hơn cũng giúp cải thiện chất lượng đời sống tinh thần tuyệt vời hơn. Duy trì giấc ngủ, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đầy đủ, luôn hướng đến những điều tích cực hằng ngày cũng là những yếu tố để giảm dần bệnh.
Nhiều người thường cho rằng thời gian có thể xóa nhòa mọi thứ, kể cả những sự kiện kiến họ ám ảnh và đau khổ. Tuy nhiên thời gian chỉ làm lu mờ những ám ảnh, không thể loại bỏ hoàn toàn, để đến một lúc nào đó khi gặp tình trạng tương tự có thể bùng phát trở lại. Vì thế cần điều trị sang chấn tâm lý càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Căng thẳng stress có thể gây mất sữa ở mẹ sau sinh
- Rụng tóc vì stress: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 10 Loại thức uống giúp giảm stress, thư giãn hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!