Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ
Bệnh trầm cảm thường dẫn đến nhiều hệ lụy nặng nề về mặt sức khỏe như: suy nhược cơ thể, đau lưng, mất ngủ, nhức đầu, suy giảm sức đề kháng, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư… Đặc biệt, chứng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ.
Mối quan hệ giữa tình trạng mất trí nhớ và căn bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm liên quan mật thiết đến trí nhớ (ví dụ lú lẫn, hay quên, suy giảm trí nhớ). Trên thực tế, bệnh trầm cảm sẽ tác động lớn đến trí nhớ ngắn hạn và khiến người bệnh:
- Quên mất từ ngữ mà họ đang muốn sử dụng
- Quên đi thông tin vừa đọc được
- Quên mất nội dung cuộc nói chuyện hôm trước
- Quên đi những chi tiết, sự kiện họ vừa trải qua
- Gặp phải một số rắc rối nhất đinh với “bộ nhớ làm việc”
Tình trạng suy giảm trí nhớ và căn bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình tập trung giải quyết công việc, hoàn thành nhiệm vụ hoặc đưa ra những quyết định quan trọng. Bên cạnh đó, hiện tượng lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng khiến trí nhớ chúng ta kém đi đáng kể.
Tình trạng suy giảm trí nhớ rất phổ biến ở nhóm người trung niên và có xu hướng trở nặng theo thời gian. Tuy nhiên, triệu chứng mất trí nhớ ở các bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi thường dễ bị bác sĩ chuyên khoa bỏ qua vì cho rằng đó là một dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên.
Tại sao chứng trầm cảm nặng gây mất trí nhớ?
Hai nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thần kinh Hoa Kỳ đã cho thấy mối liên hệ hai chiều giữa tình trạng mất trí nhớ và căn bệnh trầm cảm.
Được tiến hành trên 949 người lớn tuổi, nghiên cứu thứ nhất cho kết quả như sau: sau 17 năm thực hiện, 22% số người bệnh trầm cảm thường xuyên bị mất trí nhớ hơn so với 17% người bình thường. Trong nghiên cứu thứ hai trên 1239 người, các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ mất trí nhớ của những người từng bị trầm cảm nhiều lần khá cao.
Theo một nghiên cứu khác, tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm mắc thêm chứng Alzheimer vào cuối đời cao gấp đôi những người không bị trầm cảm. Đặc biệt, các người bệnh trầm cảm trong độ tuổi trung niên có nguy cơ sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần bình thường.
Các nhà khoa học nhận định, những người mắc bệnh trầm cảm càng nặng thì nguy cơ bị bệnh Alzheimer càng cao. Dạng rối loạn tâm thần này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau liên quan đến trí nhớ bao gồm: hay quên, nhầm lẫn, thờ ơ…
Trước đây, không ai biết chính xác tại sao bệnh trầm cảm nặng gây mất trí nhớ. Nhiều thập kỷ trước, người ta quan niệm rằng những bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ vì vấn đề tuổi tác, rối loạn tâm thần hoặc không có động lực để ghi nhớ. Thế nhưng, hiện nay, khoa học đã có thể hiểu biết chính xác và cặn kẽ hơn về tính chất đặc thù và một số thiếu sót về mặt nhận thức trong sự hiện diện của căn bệnh này.
Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, giới chuyên môn thống nhất rằng chứng trầm cảm nặng gây mất trí nhớ vì bộ não của bệnh nhân có xu hướng lão hóa nhanh hơn so với người bình thường. Sự khác biệt điển hình giữa triệu chứng suy giảm trí nhớ/mất trí nhớ của trầm cảm, rối loạn lo âu và hiện tượng lo lắng thông thường là mức độ và thời gian ảnh hưởng của chúng đối với tâm trạng người bệnh.
Những mối lo lắng thông thường sẽ kết thúc sau một khoảng thời gian ngắn, sau khi khó khăn, vướng mắc được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm hay rối loạn lo âu, bạn buộc phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, bất an trong một khoảng thời gian dài.
Lúc này, các suy nghĩ bi quan, tiêu cực sẽ xâm lấn tâm trí và choáng lấy một phần não bộ, kết quả là quá trình tuần hoàn máu lên bộ não kém đi rõ rệt. Do đó, bệnh nhân rất dễ cáu gắt và mệt mỏi. Hơn nữa, những hormon được cơ thể sản xuất để đối phó với tình trạng căng thẳng có thể tác động lâu dài về cả mặt chức năng lẫn cấu trúc vật lý của não bộ.
Trong đó, hormon cortisol có thể khiến não teo dần và không thể sản sinh thêm nơ-ron thần kinh mới. Đây chính là lý do khiến khả năng ghi nhớ, học tập và điều hòa cảm xúc của bệnh nhân bị kéo giảm nghiêm trọng.
Thêm vào đó, nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng bị suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ vì lạm dụng thuốc lá, rượu bia cùng các chất kích thích hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bị mất trí nhớ vì:
- Tuổi cao sức yếu
- Bị bệnh Alzheimer
- Suy giảm nhận thức thể nhẹ
- Chấn thương đầu từ thời thơ ấu
- Nhiễm trùng não hoặc có khối u não
- Thiếu vitamin B12
- Nghiện ma túy, rượu bia
- Bị suy giáp
- Tổn thương não, tổn thương thần kinh do mắc bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson…
Làm thế nào để cải thiện trí nhớ khi bị trầm cảm?
Để ngăn ngừa và đẩy lùi vấn đề mất trí nhớ khi bị trầm cảm nặng, bệnh nhân cần nghiêm túc điều trị bệnh lý này bằng cách uống thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ tâm thần, trị liệu tâm lý và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
Thông thường, mức độ cải thiện của tình trạng này phụ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển. Chứng trầm cảm nhẹ và trung bình có thể được kiểm soát bằng liệu pháp trò chuyện và các bài tập thể dục. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm nặng, bệnh nhân buộc phải dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chuyên khoa, đồng thời kết hợp một số phương pháp điều trị khác.
Bên cạnh đó, độc giả có thể quản lý tình trạng mất trí nhớ của bản thân bằng cách sử dụng một số công cụ hỗ trợ trí nhớ. Căn cứ vào nhu cầu cụ thể, bạn có thể cài đặt đồng hồ báo thức để cập nhật thời gian, ghi chú lịch trình với ứng dụng điện thoại hay mã hóa đồ dùng gia đình bằng những màu sắc khác nhau.
Ngoài ra, bạn nên chủ động cai thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích gây hại cho cơ thể; kiêng cữ đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến; thư giãn thường xuyên; làm việc vừa sức; loại bỏ căng thẳng; tập thể dục hàng ngày. Cuối cùng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bất cứ vấn đề bất thường về trí nhớ để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm trước và sau kết hôn: Nguyên nhân và cách xử lý
- Cẩn trọng với chứng trầm cảm sau khi chia tay và cách vượt qua
- Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
- Mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm bằng cây thuốc Nam
Em chào tâm lý trị liệu ạ. Cho em hỏi, nếu người 20t mắc chứng trầm cảm nặng dẫn đến việc sử dụng thuốc, tập thể dục, thay đổi cuộc sống sinh hoạt có khả năng khỏi bệnh không ạ ?
Chào bạn, Trầm cảm muốn trị liệu dứt điểm cần phải biết được nguyên nhân gây nên tình trạng Trầm cảm, nếu bạn đã thay đổi cuộc sống bằng việc tập thể dục và trị liệu bằng việc sử dụng thuốc thì chỉ có thể giảm triệu chứng tạm thời và vẫn có nguy cơ tái phát lại bạn nhé. Nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ tới hotline của Trung tâm 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia hỗ trợ bạn nhé
Em 22t bị rối loạn hành vi và cảm xúc kèm theo suy giảm trí nhớ (không nhớ nội dụng vừa đọc, quên tên, học rồi lại quên, không nhớ sự việc của mấy ngày qua, mấy tháng, hoặc quên rất nhiều sự kiện trong quá khứ…). Đã uống thuốc điều trị tâm lý nhưng bỏ giữa chừng. Giờ bị tái lại ạ. Vậy bây giờ em nên đi khám và uống thuốc điều trị cảm xúc hay điều trị suy giảm trí nhớ đây ạ? Điều trị khỏi tâm lý thì trí nhớ có phục hồi không ạ?