Trauma dumping: Đừng dễ dàng chia sẻ cảm xúc cá nhân
Khi cảm thấy buồn bã, chán nản bạn thường làm gì để giải tỏa? Mỗi chúng ta đều có nhu cầu được chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự đồng cảm thông qua những câu chuyện tiêu cực, phiền muộn của bản thân. Tuy nhiên, nhiều người lại vô thức gieo những cảm xúc tồi tệ đó lên những người xung quanh và khiến cho họ trở nên khổ sở giống bạn, hành vi này còn được gọi là Trauma dumping.
Trauma dumping là gì?
Trauma dumping là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ đến hành vi chia sẻ, trò chuyện một chiều gây nên những đau khổ, cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi khi một ai đó liên tục nói về những nỗi đau, uất ức, giận dữ trong lòng một cách quá mức làm ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người nghe. Nhiều người thường có xu hướng trút hết những nỗi phiền muộn của mình lên những người xung quanh, họ liên tục lặp đi lặp lại những nỗi đau của chính mình mà không hiểu rằng đối phương thực sự chưa sẵn sàng để tiếp nhận, thấu hiểu cho điều đó.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, không chỉ tràn ngập những điều hạnh phúc, vui vẻ mà nó còn là những nỗi buồn, những sự lo lắng, khó khăn về cuộc sống. Đặc biệt hơn, đa số mọi người lại không có khả năng tốt trong việc tự xoa dịu và giải tỏa những cảm xúc tồi tệ đó nên sẽ có xu hướng muốn chia sẻ, tìm sự động viên, đồng cảm từ mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, đối với những người có hành vi Trauma dumping thì họ lại sử dụng nhu cầu này một cách thái quá, mất kiểm soát. Họ có thể tự xem mình là nạn nhân, là người phải đối diện với những đau khổ chồng chất của cuộc sống và luôn có tâm lý muốn được lắng nghe, thấu hiểu.
Những người có hành vi Trauma dumping sẽ liên tục nói về những điều tồi tệ về mặt cảm xúc, những thách thức mà họ đang phải trải qua và điều này vô tình gây nên những gánh nặng tâm lý to lớn cho những người xung quanh, khiến họ có thể bị ảnh hưởng về cảm xúc. Trauma dumping có thể trở thành nguyên nhân khiến cho các mối quan hệ của bạn trở nên rạn nứt, mọi người sẽ xa lánh và tìm cách tránh né việc trò chuyện, lắng nghe bạn.
Nguồn gốc của Trauma dumping
Trauma dumping là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2018 bởi một người dùng Twitter. Sau khi đăng tải về nội dung miêu tả và giải nghĩa cụ thể về từ này, tài khoản đã nhận được rất nhiều sự tương tác và đồng thuật trên khắp các trang mạng xã hội.
Trong thời gian gần đây, Trauma dumping bắt đầu trở thành một khái niệm về mặt tâm lý học và đang được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn có không ít các ý kiến trái chiều về việc xem đây là một khái niệm cụ thể bởi nó thực chất không tồn tại một cách nhất quán mà còn phải phụ thuộc rất nhiều vào cách mà mỗi cá nhân giao tiếp, tương tác.
Đồng thời, việc cho rằng Trauma dumping là một khái niệm tâm lý còn gây nên sự cản trở lớn đối với những người đang mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần bởi họ sẽ trở nên lo lắng, e dè hơn trong việc chia sẻ, bày tỏ cảm xúc của bản thân. Nhiều người bệnh tâm lý luôn lo sợ trước những định kiến của xã hội, đặc biệt là thông qua mạng internet khiến họ thường xuyên lảng tránh việc nói ra những cảm xúc tiêu cực, điều này gây nên nhiều khó khăn trong quá trình can thiệp, điều trị bệnh.
Một số người cũng đặt ra thắc mắc về việc, liệu có sự khác biệt quá lớn giữa chia sẻ nỗi đau trên mạng và chia sẻ tại phòng trị liệu tâm lý. Theo đó, chúng ta sẽ nhìn thấy rằng, việc bày tỏ cảm xúc thông qua mạng xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi bạn sẽ không trực tiếp đối diện với những ánh mắt phán xét của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình khiến bạn trở nên dễ dãi trong cách chia sẻ và nó được gọi là Trauma dumping.
Làm sao để biết bạn có đang thực hiện hành vi Trauma dumping hay không?
Thông thường chúng ta sẽ luôn được khuyến khích chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân như một cách giải tỏa hiệu quả, an toàn. Việc chia sẻ về những tâm tư, suy nghĩ của chính mình cho những người thân thiết chính là cách giúp bạn dần cân bằng lại trạng thái tâm lý và đôi khi cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích giúp bạn mau chóng vượt qua những giai đoạn khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, nhiều người cũng hay bị lầm tưởng giữa việc chia sẻ thật lòng và trút bỏ cảm xúc tiêu cực lên người khác. Nếu việc chia sẻ một cách có chừng mực và thực sự chân thành sẽ giúp bạn mang đến những điều tích cực, lành mạnh thì việc bạn liên tục “xả” cảm xúc tiêu cực lên những người xung quanh sẽ càng khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng của bạn cũng không thể khá lên được chút nào.
Dựa theo nghiên cứu, thì sự khác biệt to lớn giữa việc chia sẻ chân thành và Trauma dumping đó chính là người chia sẻ có ý thức rõ về vấn đề mà mình đang bày tỏ hay không, họ hiểu rõ về mức độ chia sẻ của bản thân hay không. Phần lớn những người mắc phải hành vi Trauma dumping đều chỉ quan tâm đến vấn đề khó khăn mà mình đang gặp phải, họ không có sự đồng cảm với trạng thái cảm xúc của những người xung quanh nên luôn có xu hướng muốn nhận nhiều hơn là cho đi.
Nếu hành vi Trauma dumping cứ mãi tồn tại thì nó có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ lành mạnh của bạn bởi không ai có đủ kiên nhẫn và sức chịu đựng để luôn lắng nghe và bị tác động bởi những cảm xúc tiêu cực mà bạn mang lại. Mặc dù sự gắn kết giữa người với người thường dựa trên những cuộc gặp gỡ, chia sẻ nhưng nó chỉ thực sự mang đến lợi ích khi cả hai cả hai đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái với những nỗi buồn được bày tỏ.
Để hạn chế những mặc tiêu cực này và dễ dàng khắc phục hành vi Trauma dumping thì bạn cần biết rõ về những một số điểm đặc trưng của nó. Cụ thể những người Trauma dumping thường có xu hướng:
- Liên tục nhắc đi nhắc lại về những cảm xúc tiêu cực, những vấn đề khó khăn, mệt mỏi của bản thân và luôn có mong muốn được mọi người xung quanh đồng cảm, giúp đỡ.
- Hay dựa dẫm vào những người xung quanh mà không có ý định tự tìm ra giải pháp để khắc phục khó khăn hiện tại.
- Mặc dù luôn cố gắng chia sẻ nhưng hoàn toàn không muốn người khác đưa ra ý kiến, quan điểm về câu chuyện, vấn đề mà họ đang nói đến.
- Các mối quan hệ thường tồn tại theo xu hướng một chiều, cụ thể là chỉ có họ “được phép” chia sẻ, trút hết những nỗi muộn phiền và rất hiếm khi họ là người lắng nghe nỗi buồn của người khác.
- Ít hoặc thậm chí là không bao giờ chủ động quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của những người xung quanh.
Nếu nhận thấy bản thân đang rơi vào trạng thái này thì tốt nhất bạn hãy chủ động điều chỉnh để tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đồng thời, khi gặp phải những khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống, hãy biết cách chia sẻ nó một cách chân thành và tích cực để cuộc sống được cân bằng tốt hơn.
Ảnh hưởng của Trauma dumping
Trong thực tế thì việc chia sẻ, tâm sự là một trong các yếu tố cần thiết để xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Chúng ta cần phải nói ra những suy nghĩ, khó khăn của mình để những người xung quanh có thể thấu hiểu và hỗ trợ nhau một cách tốt hơn.
Việc bạn tìm kiếm sự lắng nghe, thấu hiểu từ một ai đó thì chắc hẳn bạn cũng đã đặt nhiều niềm tin của bản thân với họ, xem họ như chỗ dựa tinh thần vững chắc để thoải mái bày tỏ những mệt mỏi của chính mình. Tuy nhiên, việc bạn cứ đem những cảm xúc tiêu cực “xả” lên người khác, xem việc lắng nghe là trách nhiệm của những người xung quanh thì bạn khó có thể duy trì được mối quan hệ lành mạnh đó.
Một mối quan hệ bền chặt chỉ tồn tại khi nó đến từ hai phía. Vì thế, nếu bạn cứ xem đối phương như một nơi để giải tỏa nỗi sầu, cứ có chuyện buồn bã, tuyệt vọng nào đó thì lại thoải mái trút hết cho họ thì mối quan hệ đó sớm muộn sẽ rạn nứt.
Những cảm xúc tiêu cực của bạn làm ảnh hưởng đến tâm trí, sinh hoạt đời sống của họ thì họ sẽ dần lảng tránh việc lắng nghe bạn, tự tạo khoảng cách hoặc thậm chí là cắt đứt mối quan hệ thiếu lành mạnh đó. Vì thế, những người Trauma dumping thường khó duy trì được các mối quan hệ xã hội lâu dài, thậm chí họ còn không thể nhận được sự đồng cảm trên mạng xã hội.
Cách để giúp bạn ngăn chặn Trauma dumping hiệu quả
Theo nhận định của các nhà tâm lý học thì những người Trauma dumping thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tự kiểm soát các cảm xúc, hành vi của mình và đôi khi họ không thể ngăn chặn việc bản thân liên tục chia sẻ về cảm xúc tồi tệ. Vì thế, để có thể ngăn chặn tốt nguy cơ Trauma dumping thì bạn cần thực hiện một số biện pháp tích cực sau đây:
1. Gia tăng nhận thức về hành vi chia sẻ
Điều đầu tiên cần làm để tránh phải đối diện với Trauma dumping đó chính là nhận thức rõ về hành vi của bản thân. Khi đối diện với những nỗi đau buồn trong cuộc sống, chúng ta thường có xu hướng chỉ tập trung vào vấn đề mà mình đang gặp phải, vô tình quên đi tất cả những thứ đang hiện diện xung quanh, kể cả cảm xúc của người bên cạnh.
Chính vì thế, theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý thì việc luyện tập tự nhận thức về nhu cầu tâm lý của chính mình chính là cách giúp bạn hạn chế sự phụ thuộc vào người khác. Khi có thể hiểu rõ về nhu cầu của bản thân, bạn cũng sẽ dần nâng cao trách nhiệm với những cảm xúc đó, hiểu rõ điều mà mình mong muốn khi bắt đầu chia sẻ với người thân, bạn bè.
Bạn có thể giúp bản thân nâng cao nhận thức bằng cách tự đặt ra những câu hỏi chất vấn như: Bạn cần gì khi chia sẻ cảm xúc? Bạn có chắc chắn đối phương đang cảm thấy thoải mái khi lắng nghe? Bạn có đang nói quá nhiều về những điều tồi tệ của bản thân?
Khi có thể trả lời được cho những câu hỏi này, nó sẽ giúp bạn ý thức hơn về tính phù hợp của cuộc nói chuyện, nhờ đó bạn sẽ biết cách điều chỉnh lời nói, hành vi của mình để không phải rơi vào Trauma dumping. Ngoài ra, khi tâm sự, chia sẻ bạn cũng cần chú ý đến giọng nói, cách biểu đạt của mình. Thay vì nói liên tục, nói nhanh, dồn dập thì bạn hãy chia sẻ một cách từ tốn, nhẹ nhàng và có sự ngắn quãng trong cảm xúc để người nghe cảm thấy dễ chịu hơn trong việc tiếp nhận thông tin.
2. Hiểu rõ về sự ảnh hưởng của Trauma dumping
Việc chia sẻ, trải lòng về những khó khăn, tiêu cực trong cuộc sống là điều cần thiết và được khuyến khích thực hiện nhưng bạn tuyệt đối đừng xem việc lắng nghe là trách nhiệm của những người xung quanh. Bạn cần hiểu rõ về những sự ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn cứ liên tục trút cảm xúc của mình lên những người xung quanh.
Thông thường, khi chia sẻ về cảm xúc của bản thân, chúng ta thường có xu hướng bị cuốn theo dòng cảm xúc và khó có thể ý thức được sự tác động đối với người khác. Vì thế, bạn cần học cách quan sát kỹ lưỡng hơn về nhu cầu và cảm xúc của người đối diện.
Nói như thế không đồng nghĩa với việc bạn phải ngừng ngay hành vi chia sẻ hoặc cố gắng che giấu, kìm nén bản thân mà thay vào đó hãy hãy đặc cảm xúc của người đối diện ngang bằng với cảm xúc của chính bạn để hiểu rõ hơn về nhu cầu, sự thoải mái của họ. Nếu bạn không thể tự nhận biết hay chắc chắn về điều đó, bạn cũng có thể hỏi trực tiếp đối với về việc họ có sẵn sàng lắng nghe bạn tại thời điểm đó không để cả hai điều cảm thấy tích cực trong cuộc trò chuyện.
3. Đặt ra ranh giới cho bản thân
Tự đặt ra ranh giới là bản thân cũng là cách phù hợp để bạn tránh khỏi Trauma dumping và không gây quá nhiều phiền phức đối với những người xung quanh. Xác định cụ thể về mức độ mà bản thân có thể chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với những người bên cạnh chính là cách giúp bạn tôn trọng chính mình và cả người khác.
Khi chia sẻ vấn đề tiêu cực với bất kỳ ai, bạn cũng cần tôn trọng ranh giới của họ để biết cách kiểm soát về hành vi của bản thân, tránh việc bị lôi kéo quá mức vào dòng cảm xúc và gây ảnh hưởng đến tâm trạng của đối phương. Để làm được điều này, bạn cũng có thể tự nhắc nhở về các vấn đề mà bản thân nên chia sẻ, chọn thời điểm thích hợp, tần suất vừa phải,….
4. Viết ra những vấn đề khó khăn đang gặp phải
Để hạn chế việc chia sẻ quá mức về cảm xúc của bản thân và tạo nên những áp lực tâm lý đối với những người xung quanh thì bạn cũng có thể lựa chọn cách viết ra những khó khăn của mình để tự giải tỏa tâm trạng một cách hiệu quả hơn. Sau khi đã ổn định được một phần về tinh thần, bạn có thể bắt đầu chia sẻ, tâm sự với những người mà mình tin tưởng, điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn được việc truyền tải quá nhiều những điều tồi tệ.
Bên cạnh đó, việc ghi chép những cảm xúc ra giấy trắng sẽ giúp cho bạn nhìn nhận được vấn đề một cách rõ nét và chi tiết hơn. Đây cũng được xem là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn tìm kiếm giải pháp hiệu quả để khắc phục khó khăn, xua tan những mệt mỏi, căng thẳng.
5. Tìm kiếm giải pháp xua tan phiền muộn
Phần lớn những người Trauma dumping thường không có xu hướng tìm kiếm giải pháp để giải tỏa tâm trạng nên họ liên tục dựa dẫm, bám víu vào những người xung quanh. Do đó, để hạn chế tốt nhất tình trạng này thì bạn cần nâng cao ý thức về việc tự đưa các cách khắc phục hiệu quả đối với những vấn đề khó khăn, căng thẳng mà bản thân đang gặp phải.
Khi đối diện với những cảm xúc tiêu cực, cách tốt nhất là hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp thư giãn nhanh chóng, an toàn tại nhà để kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Ví dụ như, hít thở sâu, nghe nhạc, thiền định, vận động nhẹ nhàng,… Đồng thời, hãy tìm ra nguyên nhân cốt lõi khiến bạn cảm thấy tồi tệ và đưa ra giải pháp thích hợp để khắc phục, giải quyết nó một cách triệt để.
6. Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý
Nếu Trauma dumping ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của bạn và những người xung quanh, đồng thời bạn không thể kiểm soát và ngăn chặn nó thì hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. Trauma dumping cũng được xem là một trong các vấn đề tâm lý cần được hỗ trợ khắc phục nên việc trị liệu tâm lý cũng rất cần thiết đối với một vài trường hợp nhất định.
Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, chuyên gia tâm lý sẽ biết cách để giúp bạn nhìn nhận ra những hành vi chưa phù hợp của bản thân, dần thay đổi và điều tiết lại cảm xúc để giảm thiểu Trauma dumping tốt hơn. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ tích cực trong việc chữa lành những tổn thương, cảm xúc tồi tệ để giúp bạn cân bằng lại trạng thái tâm lý.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang tiếp nhận hỗ trợ rất nhiều các trường hợ bị rối loạn tâm lý, gặp vấn đề sức khỏe tinh thần, trong đó có cả những người mắc phải hành vi Trauma dumping. Đây là đơn vị tiên phong uy tín trong lĩnh vực áp dụng trị liệu tâm lý chữa lành tâm bệnh cho mọi đối tượng khác nhau.
Đội ngũ chuyên gia, master của NHC cũng đều là những người giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, tận tâm, nhiệt tình với khách hàng. Không những thế, trung tâm còn trang bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng hiện đại, cao cấp để mang đến không gian trị liệu thoải mái, hiệu quả nhất cho khách hàng trên toàn quốc.
Hy vọng qua thông tin chia sẻ của bài viết trên đây, bạn đọc sẽ hiểu thêm về Trauma dumping và cách ngăn chặn hành vi trút cảm xúc tiêu cực đối với những người xung quanh. Việc chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ, khó khăn của bản thân là điều cần thiết nhưng bạn cũng không nên vì những điều tồi tệ của mình mà làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác.
Có thể bạn quan tâm
- Hiệu ứng Dunning-Kruger: Bạn có đang đánh giá quá cao bản thân?
- Hiệu ứng tắc kè hoa (Chameleon) và mánh khóe trong giao tiếp
- Hiệu ứng Pratfall: Người có năng lực mắc lỗi lại rất dễ thương
- Hiệu ứng Zeigarnik: Hãy biến những lo lắng trở thành động lực
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!