Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Trẻ tự kỷ là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt từ mọi người xung quanh. Bất kỳ phụ huynh nào cũng cần nắm rõ các thông tin về rối loạn này để có thể phòng tránh hoặc sớm phát hiện được dấu hiệu bất thường của con.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
Bệnh tự kỷ là chứng bệnh gây rối loạn lan tỏa ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đây là một bệnh lý về não vì chúng được gây nên bởi sự rối loạn phát triển thần kinh như: rối loạn cấu trúc tiểu não, thùy trán, thiếu hụt hoạt chất cấu tạo lưới,…
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là những đứa trẻ có những khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác với mọi thứ xung quanh và rất gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng. Theo thống kê hiện nay, số lượng trẻ tự kỷ đang có xu hướng tăng lên và trong số đó:
- Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao gấp 4 lần so với các bé gái
- Độ tuổi mắc bệnh ở trẻ dưới 12 tuổi sẽ có tỷ lệ cao hơn bình thường
Bệnh trầm cảm khác hoàn toàn với bệnh tự kỷ nhưng vẫn có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai loại bệnh lý này. Trầm cảm là một hội chứng về rối loạn tâm thần còn tự kỷ là hội chứng rối loạn sự phát triển ở trẻ em.
Chỉ số thông minh của trẻ tự kỷ
Chỉ số thông minh của trẻ tự kỷ không thể khái quát một cách đơn giản. Trẻ có thể có chỉ số IQ từ thấp đến cao, tùy thuộc vào từng cá nhân. Một số trẻ có thể có trí thông minh bình thường hoặc vượt trội, trong khi một vài em khác lại gặp khó khăn trong học tập và phát triển nhận thức.
Tình trạng tự kỷ ở trẻ | Biểu hiện |
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và có thể nói được |
|
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không thể nói được |
|
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và có thể nói được |
|
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không thể nói được |
|
Phân loại bệnh tự kỷ ở trẻ
Hiện nay, bệnh tự kỷ ở trẻ được chia thành 2 loại cụ thể như sau:
- Trẻ tự kỷ bẩm sinh (hội chứng tự kỷ điển hình):
Trẻ tự kỷ bẩm sinh có các triệu chứng bệnh lý xuất hiện ngay sau khi bé chào đời hoặc đến trước khi tròn 3 tuổi. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự phát triển của trẻ. Các bé sẽ thường chậm phát triển ngôn ngữ, thích quay tròn, lắc lư cơ thể và ít giao tiếp, tương tác với mọi người.
- Trẻ tự kỷ mắc phải (tự kỷ không điển hình):
Trẻ tự kỷ mắc phải có các biểu hiện tương tự như trẻ tự kỷ bẩm sinh, tuy nhiên các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi bé tròn 3 tuổi trở lên. Cụ thể, trong vòng 3 năm đầu đời bé vẫn phát triển bình thường về ngôn ngữ và giao tiếp, nhưng sau đó các dấu hiệu bệnh lý mới bắt đầu xuất hiện dần dần.
Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Chứng tự kỷ tác động rất lớn đến sự phát triển toàn diện ở trẻ và thậm chí nếu các bé không sớm được can thiệp điều trị sẽ còn đe dọa đến cả tính mạng. Một số hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý này như:
- Khó hòa nhập cộng đồng: Trẻ sẽ chậm phát triển trí tuệ, bị hạn chế về ngôn ngữ, hành vi và có tâm lý bất thường nên khó hòa hợp với các bạn đồng trang lứa. Đồng thời, các bé sẽ chỉ thích thu mình lại, ngại tiếp xúc với với người khác và sẽ có xu hướng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Tự làm hại chính mình: Các bé sẽ dần trở nên vô cảm, mất đi phản ứng cơ bản và có nhiều hành vi bộc phát để tự làm đau, tổn thương trên cơ thể và cả với những người xung quanh.
- Không thể phát triển toàn diện vĩnh viễn: Mọi trẻ tự kỷ đều cần can thiệp phục hồi chức năng sớm nhất có thể và cần áp dụng tập luyện mỗi ngày. Nếu người thân của bé không sớm kiên trì sẽ có thể làm mất đi cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ là điều vô cùng quan trọng để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Sau đây là các dấu hiệu quan trọng mà các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần lưu ý để nhận biết rối loạn này:
1. Bé ít bắt chước
Những đứa trẻ dưới 1 tuổi sẽ thường có những hành động hay cử chỉ bắt chước lại mọi thứ xung quanh chúng. Không chỉ có hành vi mà đây cũng là độ tuổi bé bập bẹ tập gọi ba ba hay ma ma; bắt chước nụ cười hoặc tạo ra âm thanh, nét mặt giống với những người hay chơi đùa với bé.
Nếu bạn nhận thấy con không có dấu hiệu bắt chước hoặc ít bắt chước sau khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám tại các bệnh viện hoặc chuyên khoa nhi uy tín.
2. Bé ít cười một cách bất thường
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ thường có nhiều nụ cười để giao tiếp với mọi người xung quanh nếu được đùa giỡn và quan tâm. Vào độ tuổi này, các bé đã có thể cười to giòn và thể hiện được rõ cảm xúc vui vẻ. Vậy nên, nếu bạn không thấy hoặc thấy con ít có những biểu hiện này thì cần đưa con đi kiểm tra để chắc chắn về sự phát triển của con.
3. Chậm nói, chậm bập bẹ tập nói
Khi bé bước sang giai đoạn 1 tuổi sẽ có phản ứng với những âm thanh/ tiếng động xung quanh. Đồng thời, bé sẽ thường xuyên tạo ra những âm thanh đơn lẻ và bắt chước lại những âm thanh mà người thân xung quanh tạo ra. Đây là những biểu hiện cơ bản trong quá trình tập nói con các con, vì vậy nếu bé không có dấu hiệu bập bẹ ở độ tuổi này cha mẹ nên đưa con đi theo dõi thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu bất ổn.
4. Không có phản ứng khi được gọi tên
Đa số các gia đình sẽ có tên gọi thân mật ở nhà cho các bé và thường xuyên gọi để con làm quen, phản xạ khi được gọi tên bằng cách hướng theo âm thanh để tìm người gọi. Nếu trong giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ vẫn không có bất kỳ phản ứng nào khi được gọi thì cần đưa đến các trung tâm phục hồi chức năng hay bệnh viện chuyên khoa để được khám và đánh giá tình trạng.
5. Bé có ánh mắt thiếu linh hoạt
Ánh mắt của trẻ tự kỷ sẽ thường thiếu linh hoạt và hạn chế trong quá trình giao tiếp với những người thân xung quanh mình. Với những đứa trẻ dưới 1 tuổi, thông thường thì ánh mắt chính là ngôn ngữ giao tiếp và thể hiện sự liên kết của bé. Nên nếu cha mẹ phát hiện con có biểu hiện này thì nên tiếp tục quan sát các dấu hiệu khác để sớm đưa con đi khám và điều trị phù hợp.
6. Thiếu điệu bộ, cử chỉ
Trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi thường không biết cách thu hút sự chú ý trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như không biết vẫy tay, mỉm cười, cầm nắm đồ vật. Do đó, nếu khi bé bước vào giai đoạn từ 8 – 10 tháng tuổi mà cha mẹ không thấy con có bất kỳ biểu hiện nào nhằm gây chú ý, nên đưa bé đến các trung tâm phục hồi chức năng để được đánh giá và can thiệp trị liệu kịp thời.
7. Rối loạn sở thích, tính cách
Nhiều trẻ tự kỷ sẽ có những tính cách tăng động, phản ứng với những thứ gì mà con không thích. Nhưng đôi khi bé lại thích ngồi một mình nhìn ngắm đồ vật, xem quảng cáo hay thứ gì đó tương tự trong nhiều giờ.
8. Biểu hiện bất thường về trí tuệ
Trẻ tự kỷ đa phần đều phát triển chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ có khả năng phát triển trí tuệ cùng với trí nhớ rất tốt và thường bị hiểu đơn thuần là con quá thông minh. Cha mẹ không nên chủ quan dù vấn đề này nhìn có vẻ tích cực, hãy đưa con đi khám tổng quát với mọi biểu hiện bất thường.
Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ
Nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa thể tìm ra và còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Đã có nhiều bằng chứng khoa học nhận định rằng, nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ không phải do cách nuôi dạy con cái của gia đình hay do các loại vắc-xin sởi, quai bị hay rubella. Một số yếu tố đang được các nhà khoa học và chuyên gia y tế nghi ngờ như:
1. Yếu tố gen và di truyền học
Các nghiên cứu về di truyền học đã chỉ ra rằng những biến đổi gen, đa gen polygenic cùng với hàng trăm loại gen khác nhau, có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Thống kê từ các trường hợp bệnh hiện nay cũng chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa di truyền và tự kỷ. Đối với các cặp sinh đôi cùng trứng, nếu một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thì đứa trẻ còn lại cũng có nguy cơ rất cao mắc bệnh. Thêm vào đó, trong một gia đình có anh chị em ruột mắc bệnh, nguy cơ các thành viên còn lại mắc chứng này có thể cao gấp 35 lần so với bình thường.
2. Ảnh hưởng của quá trình mang thai
Trong thời gian mang thai, sức khỏe và môi trường sống của người mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, có thể có một số tác động gây ra hội chứng tự kỷ của bé trong thời gian mẹ đang mang thai như:
- Mẹ bầu dùng các loại thuốc trong thai kỳ: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc viêm khớp, thuốc đau dạ dày đều bị cấm kỵ đối với phụ nữ đang mang thai do chúng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
- Người mẹ đã ngoài 40 tuổi: Mang thai ở tuổi ngoài 40 đi kèm với nhiều rủi ro như nguy cơ trẻ sinh ra mắc chứng tự kỷ. Phụ nữ trong độ tuổi này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi mang thai để đảm bảo quá trình mang thai an toàn.
- Mẹ bầu bị stress trong thai kỳ: Stress và các vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc tự kỷ bẩm sinh.
- Sống trong môi trường hóa chất độc hại: Môi trường sống chứa nhiều hóa chất độc hại, khói bụi và ô nhiễm có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ.
3. Môi trường sinh nở không an toàn
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và chất độc hại xung quanh như khói thuốc lá, khí thải, mùi rác và hóa chất. Những tác nhân này không chỉ gây hại cho sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc phải tự kỷ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ như mẹ bầu từng mắc các bệnh truyền nhiễm gồm sởi, bị tiểu đường trong thai kỳ, gặp biến chứng khi sinh con hoặc sinh con ra có cân nặng thấp.
Bệnh tự kỷ ở trẻ có chữa được không?
Hội chứng tự kỷ không phải là một căn bệnh, đây là một loại rối loạn hệ thần kinh và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ được can thiệp sớm và sử dụng đúng các phương pháp phù hợp sẽ có thể giúp bé phát triển được các chức năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi và vẫn có thể hòa nhập cộng đồng.
Các trẻ mắc chứng tự kỷ giai đoạn nhẹ nên được can thiệp điều trị từ trước 2 tuổi, tỷ lệ hòa nhập cộng đồng của bé sẽ lên đến 80%. Những nếu kéo dài sau 2 tuổi sẽ chỉ còn 50% hoặc có thể thấp hơn nữa tùy vào tình trạng của con.
>>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa chứng trầm cảm và tự kỷ
Các biện pháp chẩn đoán trẻ tự kỷ
Để chẩn đoán tự kỷ ở trẻ, các bác sĩ thường dựa vào nhiều phương pháp và tiêu chí khác nhau. Vì chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu cho hội chứng này, việc chẩn đoán thường phụ thuộc vào các công cụ đánh giá và sàng lọc từ các chuyên gia.
Các biện pháp chẩn đoán:
- Khám lâm sàng: Đánh giá các dấu hiệu bất thường trong tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi của trẻ.
- Trắc nghiệm tâm lý: Thực hiện các bài kiểm tra phát triển tâm vận động cho trẻ nhỏ và trí tuệ cho trẻ lớn hơn, cùng với các trắc nghiệm về hành vi cảm xúc.
- Sàng lọc: Sử dụng các thang sàng lọc như M – CHAT và CARS để xác định mức độ tự kỷ.
- Xét nghiệm bổ sung: Xét nghiệm ADN, kiểm tra thị lực và thính giác, đánh giá theo DSM – IV.
Tiêu chí chẩn đoán lâm sàng:
- Tự kỷ điển hình: Biểu hiện bất thường ở cả ba lĩnh vực và khởi phát trước 3 tuổi.
- Hội chứng Asperger: Kém tương tác xã hội, giao tiếp bất thường nhưng trí thức bình thường, xuất hiện sau 3 tuổi.
- Hội chứng Rett: Thoái triển phát triển ở trẻ gái từ 6 – 18 tháng, kèm theo động tác tay bất thường và chậm trí tuệ.
- Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: Sự thoái lùi phát triển trước 10 tuổi.
- Tự kỷ không điển hình: Bất thường chỉ ở một trong ba lĩnh vực, thường là mức độ nhẹ.
Hướng điều trị trẻ tự kỷ
Hướng điều trị trẻ tự kỷ tập trung vào việc cải thiện khả năng giao tiếp, hành vi và kỹ năng xã hội của trẻ. Các phương pháp điều trị sau đây cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, giáo viên và các chuyên gia để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
1. Trị liệu cho trẻ tự kỷ
Các phương pháp trị liệu đa dạng từ liệu pháp ngôn ngữ đến hoạt động trị liệu, mỗi phương pháp đều có mục tiêu cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ tự kỷ thật phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
- Liệu pháp ngôn ngữ trị liệu: Là phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ cải thiện khả năng giao tiếp, thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình một cách rõ ràng hơn. Hiệu quả của liệu pháp ngôn ngữ tăng lên khi có sự hỗ trợ từ gia đình, giáo viên và bạn bè, tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp nhiều hơn và tự nhiên hơn.
- Hoạt động trị liệu cho trẻ tự kỷ: Hoạt động trị liệu tập trung dạy trẻ tự kỷ thực hiện các hoạt động hàng ngày như tự ăn uống, thay quần áo và giữ vệ sinh. Phương pháp này giúp trẻ nâng cao nhận thức và củng cố những hành vi tích cực. Thông qua tham gia vào các hoạt động nhỏ, bé được cải thiện khả năng giao tiếp và dễ hoạt động hàng ngày.
- Phương pháp chơi trị liệu và vật lý trị liệu: Liệu pháp floortime sử dụng trò chơi yêu thích của trẻ để thúc đẩy tương tác, học hỏi các kỹ năng mới. Chuyên gia trị liệu và cha mẹ cùng tham gia vào trò chơi để dẫn dắt con học các kỹ năng xã hội và giao tiếp.
Song song, vật lý trị liệu tập trung cải thiện kỹ năng vận động thô và cảm giác cho bé. Phương pháp này giúp trẻ phát triển các kỹ năng như đi bộ, phối hợp tay chân và đặc biệt hiệu quả khi được tích hợp vào chương trình can thiệp sớm.
2. Điều trị các vấn đề liên quan
Rối loạn tăng động giảm chú ý cùng các rối loạn tâm lý khác là những vấn đề làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tự kỷ và ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp của trẻ. Vì vậy, việc phối hợp giữa các chuyên gia tâm lý, bác sĩ và gia đình là cần thiết để đánh giá đầy đủ và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Chẳng hạn, tăng động giảm chú ý có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi và thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong khi đó, các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu và trầm cảm cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý cùng với sự tham gia hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Sự kết hợp các phương pháp điều trị này sẽ giúp bé cải thiện các triệu chứng liên quan và nâng cao khả năng phát triển toàn diện.
Cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà
Hiện nay có rất nhiều cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà mà cha mẹ, người chăm sóc có thể áp dụng hàng ngày để giúp con phát triển toàn diện hơn, đồng thời hiểu rõ hơn về nhu cầu đặc biệt của trẻ.
1. Tìm hiểu thông tin liên quan đến chứng bệnh
Để nắm bắt thông tin, sự thay đổi hàng ngày của con thì buộc cha mẹ phải cập nhật đầy đủ các kiến thức quan trọng của hội chứng tự kỷ. Không chỉ dừng ở việc chăm sóc tốt cho bé, mà việc tìm hiểu thông tin sẽ có thể giúp các bậc phụ huynh tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất với tình trạng của con.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như: lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia tâm lý trị liệu; xem trên tivi; sách báo,…
2. Kiên trì tập luyện cho con tại nhà
Khi các bậc phụ huynh hiểu rõ về chứng bệnh này và đã đưa con đến các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để đánh giá thì có thể tìm hiểu thêm các bài tập hướng dẫn tại nhà cho con. Việc làm này đã góp sức rất nhiều trong việc tìm lại cuộc sống mới cho các trẻ tự kỷ.
Bé vốn đã có tình yêu thương, gắn kết với cha mẹ nên việc tập luyện sẽ đem lại được nhiều tác dụng hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi trí não và giảm đi triệu chứng tự kỷ.
3. Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ
Thông thường sau khi khám hoặc đánh giá, các bác sĩ và chuyên gia sẽ cho gia đình những lời khuyên và liệu trình điều trị phù hợp nhất dành cho các con. Vì thế, bạn cần sắp xếp và bám sát vào lịch trình này một cách đều đặn, thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực hoặc bất thường nào cũng cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều chỉnh.
4. Luôn động viên và khen ngợi khi con làm tốt
Khi trẻ làm một điều gì đó và được cha mẹ khen ngợi, khuyến khích thì bé sẽ ngầm hiểu mình đã làm đúng và hình thành nhận thức dần dần. Vậy nên, hãy dành cho con thật nhiều lời khuyến khích, động viên trong thời gian con tập luyện.
5. Tạo không gian an toàn cho bé
Trẻ tự kỷ thường sẽ có nhiều hoạt động và biểu hiện bất thường nên việc giữ an toàn tuyệt đối là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, những người lạ xung quanh bé luôn là một rào cản rất lớn nên cha mẹ hãy để con có một không gian vui chơi, tập luyện an toàn, thoải mái vận động.
6. Cho bé tham gia hoạt động làm con hứng thú
Trẻ nhỏ thường sẽ có những sở thích vui chơi riêng và đó cũng là yếu tố giúp tinh thần trẻ được tập trung hơn , thoải mái hơn. Ngoài ra, nếu bé được vui đùa cùng các bạn đồng trang lứa sẽ cảm thấy mình hòa nhập và học theo những cử chỉ, lời nói của các bạn rất tốt. Các mẹ nên chọn cho con những trò chơi giúp tăng khả năng vận động, tập trung ở những không gian thoáng mát và an toàn.
Cách phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em
Để phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước và trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn mang thai, cần duy trì sức khỏe tốt và tránh tiếp xúc với các chất độc hại. Sau khi sinh, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đúng cách cũng là yếu tố quyết định để giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
- Trước khi mang thai, các bậc phụ huynh nên ăn uống khoa học và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Đặc biệt, phụ nữ nên chú ý đến việc sử dụng dược phẩm, thực phẩm chứa thủy ngân và các yếu tố như bức xạ từ thiết bị điện tử.
- Trong thai kỳ, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời tránh dùng thuốc kháng sinh khi bị ốm.
- Sau khi sinh, việc dành thời gian chăm sóc trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chọn đồ chơi an toàn cho trẻ sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phát triển của trẻ.
Trẻ tự kỷ cần một môi trường sống và học tập phù hợp để có thể phát triển khả năng của mình. Với sự hỗ trợ sớm từ gia đình, nhà trường và xã hội, các bé có thể từng bước hòa nhập cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!