Tìm hiểu phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Mục đích chính trong việc áp dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là nhằm hỗ trợ khả năng giao tiếp, truyền đạt và tiếp nhận thông tin từ mọi người của bé. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên vô cùng quan trọng để trẻ tự kỷ có thể dần hòa nhập với cuộc sống và phát triển các cơ quan nhận thức khác tốt hơn.
Vai trò của trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Một trong những dấu hiệu của trẻ tự kỷ dễ nhận biết nhất chính là tình trạng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ. Riêng với trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn có thể nói chuyện đơn giản nhưng ngôn ngữ vẫn rất hạn chế, không diễn đạt được thông tin. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong nhận giao tiếp, truyền đạt ý muốn hay tiếp nhận các thông tin từ người khác. Khi không thể hiểu người khác muốn gì thì cha mẹ cũng rất khó khăn trong việc dạy con học hay các kỹ năng xã hội cần thiết khác.
Theo các bác sĩ, việc truyền đạt hướng dẫn cho trẻ biết nói trong giai đoạn đầu sẽ đem đến những tác động rất tốt cho tương lai của con. Do đó các phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ hầu như sẽ được áp dụng đầu tiên khi điều trị cho những người mắc hội chứng này. Việc áp dụng các phương pháp này cần được chú trọng nhiều hơn, điều trị theo đúng lộ trình với các bác sĩ chuyên môn thường sẽ đem lại nhiều kết quả tốt cho trẻ.
Mục đích chính của trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ chính là tăng cường khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và truyền đạt ý muốn. Khi bé đã thể hiện rõ ràng được ý muốn bản thân, hiểu được người khác nói gì thì cũng tăng dần nhận thức, hạn chế xuất hiện các hành vi kích động hay la hét quá mức. Các thống kê đều cho thấy những trẻ được trị liệu ngôn ngữ từ sớm có khả năng hòa nhập với cộng đồng tốt hơn, có thể nâng cao khả năng độc lập, tự chăm sóc bản thân khi trưởng thành.
Giai đoạn nên bắt đầu trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là từ 12- 36 tháng tuổi, nói chung là càng sớm càng tốt. Việc điều trị có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm tùy theo mức độ giao tiếp và khả năng tiếp nhận của trẻ. Gia đình nên đưa con đến các cơ sở chuyên biệt cho trẻ tự kỷ để được chăm sóc và điều trị đúng cách nhất.
Tuy nhiên trên thực tế, có một thời gian trị liệu ngôn ngữ không được coi trọng trong việc điều trị cho các bệnh nhân tự kỷ. Kết quả là lộ trình điều trị cho bệnh nhân tự kỷ cũng bị đơn giản hóa theo và không đem lại sự cải thiện cho người bệnh. Chỉ khi tổ chức Y tế của Úc trực tiếp phối hợp với trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch trong việc đào tạo các chuyên viên Âm ngữ trị liệu và đưa vào ứng dụng trên thực tế đem lại kết quả tốt thì phương pháp này mới được ứng dụng nhiều hơn.
Các phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ được dùng nhiều
Thực tế rất nhiều phụ huynh khi có con bị tự kỷ thường có tâm lý suy sụp hoặc cố gắng tự điều trị tại nhà thay vì đưa con đến với các môi trường giáo dục chuyên môn hay các bệnh viện cho trẻ tự kỷ. Tình trạng này sẽ khiến nhận thức của con ngày càng giảm, bé có thể lãng quên các thiên phú riêng, không thể giao tiếp hay thể hiện ý muốn nên rất dễ kích động. Trẻ đến độ tuổi đi học mới đưa đi điều trị thường mất khá nhiều thời gian và cũng gặp rất nhiều khó khăn khác.
Tùy mức độ tiếp nhận, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp hiện tại mà bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các phương pháp cùng lộ trình điều trị phù hợp. Trong đó các phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay bao gồm
1. Liệu pháp PROMPT
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 65% trẻ tự kỷ mắc hội chứng Apraxia (Mất dùng lời nói chủ ý ở trẻ em). Đây là một dạng rối loạn ngôn ngữ vận động với những biểu hiện chủ yếu như chậm nói, khó khăn khi kết hợp các âm với nhau hay khi di chuyển từ âm này sang âm khác; lời nói khó hiểu và ngôn từ cũng rất hạn chế đồng thời kém trong nhận thức và cả các chức năng vận động tinh khác.
Để cải thiện hội chứng Apraxia nói riêng hay hay tự kỷ nói chung, các bác sĩ có thể chỉ định áp dụng Liệu pháp PROMPT (tái cấu trúc âm lời nói) trong trong trị liệu ngôn ngữ. Theo đó phương pháp này sẽ sử dụng các kỹ thuật chuyên môn để phát triển kiểm soát vận động cơ hay các chuyển động cơ miệng cần thiết cũng như loại bỏ các chuyển động cơ không phù hợp bằng cách gợi ý các dấu hiệu cảm ứng tại môi, lưỡi, hàm của trẻ. Qua đó bé có thể để giúp trẻ cảm nhận vị trí đặt lưỡi, môi, răng khi phát âm một từ và kiểm soát nó một cách tốt hơn.
2. Giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC)
Giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) cũng đang là phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ được ứng dụng nhiều hiện nay để hỗ trợ khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho các bệnh nhân. Phương pháp này được đánh giá đem lại hiệu quả tốt cho những người không nói được, người gặp khó khăn khi giao tiếp hay tiếp nhận các thông tin từ người khác. ACC có thể hỗ trợ trẻ có thể giao tiếp trên nhiều hình thức khác nhau, có thể dùng các công cụ hỗ trợ.
Hiện nay có hai kiểu hệ thống AAC được ứng dụng trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ bao gồm
- Hệ thống không cần hỗ trợ: chú trọng hướng tới thực hiện ngôn ngữ thông qua ngôn ngữ cử chỉ và các ký hiệu bằng tay hay ngôn ngữ cơ thể để giúp trẻ tăng cường giao tiếp và có thể truyền đạt các mong muốn của bản thân
- Hệ thống cần hỗ trợ: phương pháp này sẽ cần có một số công cụ, thiết bị để hỗ trợ trong quá trình điều trị như máy tính, bảng, sách, hay tránh để minh họa, giúp bé có thể hiểu người khác đang muốn nói gì và trả lời được các câu hỏi đơn giản. Một số nghiên cứu đã đưa ra mối liên hệ giữa IQ với các công cụ hỗ trợ giao tiếp, điều này đã lý giải chính xác vì sao trẻ tự kỷ dễ tiếp nhận thông tin giao tiếp qua hình ảnh.
Ưu điểm của ACC chính là giúp trẻ có thể học được ngôn ngữ mới, có khả năng hiểu được ngôn ngữ và ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ khi học từ quả táo thông qua hình ảnh thì khi cha mẹ hỏi lại bé có thể nhìn ngay vào quả táo và chỉ ra nó một cách dễ dàng. Bé cũng giảm căng thẳng so với việc chỉ ghi nhớ các thông tin đơn thuần, từ đó dễ dàng giao tiếp với cha mẹ hơn.
Một số phụ huynh thường lo lắng rằng việc áp dụng ACC liệu có thể làm mất đi khả năng nói chuyện tự nhiên của con, tuy nhiên điều này không hề đúng. Ngược lại các nghiên cứu lại chỉ ra rằng ACC không làm mất đi lời nói tự nhiên mà hỗ trợ cho việc phát triển lời nói tự nhiên tốt hơn.
Mặc dù vậy một vấn đề mà phụ huynh cần chú ý khác nếu áp dụng các ACC có hệ thống hỗ trợ chính là tình trạng bé dễ bị nghiện các thiết bị công nghệ nếu lạm dụng quá mức. Phụ huynh chỉ nên áp dụng các biện pháp này trong một khoảng thời gian nhất định, tránh việc để cho bé tự chơi điện thoại một mình khiến con chỉ muốn chơi với các thiết bị này mà không muốn nói chuyện với cha mẹ.
Một số chú ý trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Các phác đồ trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ rất phức tạp với nhiều vấn đề khó khăn mà nếu không tìm hiểu chuyên sâu sẽ rất khó để nhận biết. Hiện tại trên cả được cũng có rất ít các bác sĩ, chuyên gia đi chuyên sâu vào ngữ âm trị liệu mà mới chỉ áp dụng các biện pháp điều trị truyền thống dẫn tới khả năng phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng thấp hơn bình thường.
Một nhược điểm mà gia đình cần lưu ý chính là nếu chỉ chú trọng vào phát triển ngôn ngữ có thể khiến trẻ trở nên thụ động hơn, không kiểm soát hoàn toàn được các chứng tăng động mất tập trung hay các hành vi kích thích. Do tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa cần được thực hiện song song trên nhiều khía cạnh, không nên tập trung chỉ ở một mặt có thể làm trẻ kém hơn ở các mặt khác mà đôi khi kể cả những tài năng bẩm sinh khác cũng không đủ để bù đắp.
Tốt nhất phụ huynh nên ưu tiên việc đưa con đến với các cơ sở điều trị chuyên môn cho trẻ tự kỷ để được các chuyên gia hỗ trợ. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong suốt lộ trình điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Với những trẻ tự kỷ cũng nên được học học tập trong các cơ sở chuyên biệt để được có người hỗ trợ quan tâm và theo kịp học tập. Tránh việc cho bé học tập tại các trường học bình thường có thể làm con thụt lùi so với bạn bè đồng trang lứa, không theo kịp việc học và dễ bị cô lập do những hành vi, ngôn ngữ bất thường.
Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ và các phương pháp điều trị khác nói chung cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Phụ huynh cũng nên tham gia các buổi trị liệu và các lớp học dành cho phụ huynh có con bị tự kỷ để có hướng hỗ trợ chăm sóc bé tại nhà hiệu quả hơn. Gia đình cần thực sự kiên trì trong điều trị để giúp con có thể nhanh chóng hòa nhập với cộng động và có thể phát triển theo một hướng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!