Cách chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà cha mẹ nên lưu ý
Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà thực sự không phải một con đường dễ dàng nhưng cha mẹ cần phải thực hiện để bé có định hướng phát triển tốt hơn, sớm hòa nhập với cộng đồng. Các chuyên gia cũng khuyến khích phụ huynh nên tham gia các lớp hướng dẫn nuôi dạy trẻ tự kỷ để thực sự hiểu con, từ đó các các biện pháp giúp đỡ con đúng cách nhất.
Cách chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà cha mẹ nên lưu ý
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong ngôn ngữ và cảm xúc, biểu đạt, khó hiểu ý người khác muốn nói gì và có xu hướng dễ bị kích động, la hét, giận dữ. Điều này khiến phụ huynh vô cùng lo lắng, buồn phiền vì không biết phải nuôi dạy bé thế nào. Phụ huynh cần phải thực sự kiên trì và quyết tâm trên con đường nuôi dạy bé mỗi ngày vì thực sự rất khó khăn, nhất là trong những giai đoạn đầu.
Gia đình có trẻ bị tự kỷ cần luôn chuẩn bị tâm lý sẽ phải hỗ trợ chăm sóc bé đến suốt cuộc đời, vì thế con đường chăm sóc nuôi dạy trẻ cũng không phải ngày một ngày hai là có thể thành thục. Tốt hơn để bắt đầu việc này, phụ huynh nên tham gia các lớp học cho cha mẹ có con bị tự kỷ để có hướng hỗ trợ bé tốt nhất ngay từ những giai đoạn đầu đời.
1. Lập thời gian biểu khoa học cho con
Các bác sĩ khuyến khích phụ huynh nên lập cho con một thời gian biểu khoa học về giờ thức/ ngủ, ăn uống, tắm rửa và tạo thói quen cho con hoạt động theo đó mỗi ngày. Trẻ tự kỷ thường được cải thiện tốt nhất khi thực hiện theo một thời gian biểu nhất định, có tính nhất quán. Trong đó nên dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để vui chơi và dạy con học.
Phụ huynh cần áp dụng thời gian biểu này kể cả khi bé đi học ở trường lớp hay được nghỉ học ở nhà hay cả việc đi chơi. Gia đình nên chia sẻ với giáo viên hỗ trợ về thời gian biểu này để thầy cô giáo có thể nắm bắt và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Điều này có thể giúp con rèn luyện trí nhớ ( nhớ các công việc thực hiện vào thời điểm đó) cũng như gia tăng sự thích nghi với môi trường
2. Hướng dẫn trẻ các kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản
Nhiều người thường cho rằng trẻ bị tự kỷ có nhận thức kém, tuy nhiên điều này không hẳn là đúng. Trẻ vẫn có thể hiểu và lắng nghe được cha mẹ muốn nói gì, tuy nhiên bé không biết các thế nào để biểu đạt lại. Ở một số trẻ còn bộc lộ khả năng trong việc ghi nhớ hay kỹ năng tính toán, do đó không thể nói trẻ có nhận thức kém.
Phụ huynh nên hướng dẫn con thực hiện những kỹ năm chăm sóc bản thân đơn giản nhất như các cầm ly chén, cách dùng thìa ăn cơm hay đánh răng thường ngày. Nếu con chưa nhớ, chưa hiểu này thì hãy kiên nhẫn hướng dẫn con từ từ, thực hành mỗi ngày, cho tới khi bé thực sự ghi nhớ và hiểu những gì cha mẹ nói.
3. Luôn tạo không khí vui vẻ, an toàn cho bé
Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà, phụ huynh hãy luôn cố gắng tạo cho con một không gian thật vui vẻ, thoải mái để con chú ý đến những gì cha mẹ dạy hơn. Tốt nhất nên ưu tiên học tập trong không gian phòng riêng, ít tiếng ồn đến bé không có cảm giác sợ hãi, kích động do những âm thanh được tác động từ bên ngoài.
Trong quá trình sinh hoạt thường ngày, phụ huynh cũng nên nhờ đến bé như một sự trợ giúp đắc lực để làm việc này việc kia. Tuy nhiên quá trình này cũng không hề dễ dàng vì bé thường có xu hướng lờ đi hay không quan tâm đến công việc mẹ giúp. Hãy thực sự kiên trì, cố gắng bé đến khi bé chịu nhìn mẹ và chịu giúp đỡ thì thôi.
Ngoài ra cũng chú ý tuyệt đối không nên la hét, mắng chửi hay đánh bé. Bé không thể nhận biết được những cảm xúc tức giận trên mặt cha mẹ tuy nhiên có thể cảm nhận được âm thanh được phát ra từ cha mẹ lớn hơn bình thường, do đó bé sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi và khóc ré lên. Mẹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để dỗ bé nín hay giúp con bình tĩnh hơn.
4. Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà bằng cách kích thích sự chú ý
Trẻ tự kỷ thường chỉ thích chơi một mình, ít để ý tới xung quanh và làm giảm các khả năng nhận biết, khả năng tương tác xã hội bình thường. Vì vậy phụ huynh cần cố gắng giao tiếp bằng mắt với bé, thu hút sự chú ý để con quay lại bất cứ lúc nào bố mẹ gọi.
Để thực hiện điều này, phụ huynh cần ngồi song song ở ngang tầm mắt với trẻ để bé có dễ dàng quay qua nhìn, nếu việc kích thích bé nhìn chưa hiệu quả thì sử dụng thính giác, gọi bé nhiều lần để bé quay qua nhìn, sau đó mới tiến hành các hoạt động khác. Hãy dùng các hình ảnh sặc sỡ để minh họa trực quan, dùng tay để chỉ nhằm thu hút ánh nhìn của con.
Để lấy được sự tập trung chú ý của bé tốt hơn, phụ huynh hãy bắt đầu từ những điều mà bé thích. Chẳng hạn vé thích oto, hãy dùng một bảng hình ảnh toàn oto để minh họa để thu hút và giúp bé thích thú hơn. Hãy nói chậm rãi, rõ chữ, nói đến đâu thì dùng tay trẻ chỉ vào tới đó. Kiên trì thực hiện lặp đi lặp lại đến khi trẻ nhớ được và có thể chỉ lại nếu mẹ hỏi. Mẹ cũng nên thay đổi các ngữ điệu kết hợp với các biểu cảm khuôn mặt phù hợp để bé bất ngờ và ghi nhớ lâu hơn
5. Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà bằng cách cho trẻ bắt chước
Ở trẻ nhỏ thường rất thích bắt chước cha mẹ làm điều trị đó, tuy nhiên với những bé mắc hội chứng tự kỷ thường không như thế. Dù vậy một số trẻ tự kỷ lại là thiên tài trong việc ghi nhớ, chỉ nhìn hay nghe qua điều gì đó 1 lần bé hoàn toàn có thể thực hiện lại y chang, dù vậy những cách bé rất ít khi chủ động thể hiện tài năng.
Cha mẹ cần tạo sự kích thích để dần dần tạo cho con các hứng thú và bắt chước lại
- Bắt chước cách cách chơi trò chơi, chẳng hạn như các bộ đồ lắp ghép hay tận dụng các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Bắt chước nét mặt, biểu cảm lạ như nhăn nhó, tặc lưỡi, banh môi ra, giả làm mặt xấu, chu môi.. Phụ huynh nên thể hiện nét mặt đi liền với cảm xúc để có có thể học cách phán đoán tình huống
- Bắt chước âm thanh như tiếng chó mèo kêu, tiếng vịt, tiếng gà hay tiếng hú òa. Nếu thấy bé cảm thấy hứng thú và bắt chước lại thì mẹ cũng có thể đáp lại bé với những âm thanh tương tự.
- Cho bé xem các bài nhạc sôi động, có âm thanh dễ chịu, có các động tác hình thể bắt mát để con học theo.
- Giả bộ nói chuyện với ô tô, dùng các bộ đồ bát chén đồ chơi hay xe cộ để chơi trò đóng vai cho bé
Các hoạt động này còn giúp tăng cường trí tưởng tượng, sáng tạo cho bé để kích thích não bộ phát triển hơn.
6. Các hoạt động giúp bé phát triển ngôn ngữ và phát âm
Vốn ngôn ngữ hạn hẹp là một trong số những vấn đề khiến trẻ không thể biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình. Phụ huynh cần nói chuyện cùng con mỗi ngày một cách chậm rãi, nói những từ ngữ đơn giản để con có thể hiểu và học theo. Chú ý khi đưa ra câu hỏi không nên bắt con phải trả lời ngay mà cần có thời gian để xử lý thông tin, nếu bé vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời thì có thể đưa ra một vài chữ gợi ý để con có thể phát âm hết.
Ngoài ra phụ huynh có thể tham khảo các cách hỗ trợ các khả năng phát âm và ngôn ngữ cho bé.
Kéo căng cơ môi bằng cách bạnh mồm
- Tập cho bé liếm môi hoặc mẹ có thể bôi một chút mật ong lên môi hay mút kẹo
- Tập thổi bong bóng hơi hay dùng bóng xà phòng, mẹ có thể nhân cơ hội này để chơi đùa với con
- Dùng các công cụ hỗ trợ như thổi còi, thổi tắt nến,…
- Tập tặc lưỡi, bặm môi ( như tiếng đang gọi chó, gà), phun mưa, rưng môi
- Tập cơ miệng thông qua việc nhai đồ cứng hay tập cắn
- Bắt đầu phát âm từ các nguyên âm, phụ âm thông qua các đồ vặt, hình ảnh hay có hoàn cảnh phù hợp.
7. Kích thích nhu cầu chủ động của trẻ
Việc kích thích con nói ra các nhu cầu, mong muốn của trẻ cũng rất cần thiết vì trẻ rất ít khi chủ động. Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà, phụ huynh có thể thực hiện một số cách sau
- Để đồ lên cao: sao cho để bé nhìn thấy nhưng không thể lấy được để bé cần nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ, anh chị
- Để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: tuy nhiên nên tránh chọn hộp thủy tinh mà chọn đồ nhựa để tránh con cố gắng và có thể rơi vỡ, gây nguy hiểm
- Đưa cho bé từng chút một: thay vì đưa toàn bộ đồ chơi cho bé hãy đưa ra từng phần đến khi con chơi đến đó sẽ cần phải tìm đến cha mẹ để giao tiếp, xin lại. Chẳng hạn với bộ đồ xếp hình thì chia ra thành 5 phần để đưa cho con từ từ.
- Tạo các tình huống: ví dụ như bé muốn ăn món ăn này nhưng mẹ lại dấu đi đến khi trẻ chịu nói chuyện, xin mẹ hay ạ thì mới trả lại…
Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ tự kỷ lại hay la hét, ăn vạ khi có các nhu cầu thay vì tìm đến giao tiếp với cha mẹ. Cha mẹ cần phải chỉ dạy trước cho con nhiều lần, nếu con không nhớ mà tiếp tục la hét thì không nên mềm mỏng mà nên cố gắng đợi đến khi con chịu tương tác. Nếu có dấu hiệu con kích động, tự đánh vào đầu thì nên dùng lại.
8. Cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm
Trẻ bị tự kỷ thực ra cũng rất thích kết bạn, tuy nhiên bé lại không biết làm thế nào để giao tiếp, nói chuyện nhưng nếu gặp các bạn mới đồng trang lứa thì con vẫn chú ý. Phụ huynh nên cho con tiếp xúc với các cùng trang lứa, cùng chơi đùa để tăng tính tương tác xã hội cũng như khả năng giao tiếp cho con.
Tuy nhiên chú ý phụ huynh cần theo dõi con khi chơi vì trong quá trình chơi giữa các bé có thể tranh giành đồ chơi của nhau. Trẻ tự kỷ thường chỉ chú tâm đến một hoặc một vài món đồ chơi nhất định, nếu bị dành lấy chắc chắn bé sẽ vô cùng kích động, la hét, thậm chí có các hành vi bạo lực, tự đập vào đầu đến khi lấy lại được món đồ đó thì thôi.
Phụ huynh cũng nên đưa bé đến các trung tâm cho trẻ tự kỷ để rèn luyện khả năng, tương tác, kết nối với bạn bè. Tránh trường hợp đưa bé đến học ở các trường hợp bình thường sẽ rất dễ bị cô lập, đồng thời các thầy cô giáo cũng không có đủ, chuyên môn để hỗ trợ trẻ tự kỷ riêng nên bé rất khó theo học như bình thường.
9. Quan phát và phát triển năng lực của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có khả năng vượt trội hơn trong một kỹ năng nào đó, chẳng hạn trí nhớ tốt, khả năng hội họa hay toán học. Bé cũng có những hứng thú với các lĩnh vực này. Vì thế phụ huynh nên dành thời gian quan sát để tìm ra năng lực tốt nhất của bé, tạo môi trường, cơ hội để bé phát triển khả năng này, từ đó bù đắp những khiếm khuyết khác.
10. Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà đừng quên bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Trẻ tự kỷ thường khá kén ăn, trong những giai đoạn đầu bé thường chỉ tiếp nhận thức ăn theo một kiểu nhất định, chẳng hạn như thức ăn đã được băm nhỏ. Đồng thời bé cũng rất dễ bị dị ứng nếu bị bổ sung các thực phẩm kém phù hợp. Gia đình nên theo dõi thói quen ăn uống của con và trao đổi thêm với bác sĩ về việc người bị tự kỷ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất, từ đó có hướng bổ sung dinh dưỡng phù hợp hơn.
Cụ thể một số chú ý về chế độ ăn uống cho trẻ bị tự kỷ bao gồm
- Tránh xa các loại sữa bò, đậu nành, bắp, các loại đồ ngọt, đồ ăn có sử dụng nhiều hóa chất hay các loại thủy hải sản nước mặt do có thể nhiễm thủy ngân
- Uống đủ nước theo nhu cầu lứa tuổi, bổ sung thêm các loại nước trái cây hay sữa có nguồn gốc thực vật
- Xem kỹ nhãn các thực phẩm mua cho trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
11. Cùng bé vận động mỗi ngày
Phụ huynh nên cùng bé tham gia các hoạt động vận động mỗi ngày để tăng cường thể lực, cải thiện trí não khỏe mạnh hơn. Nếu con không thích đến những nơi đông người thì phụ huynh có thể cùng bé đi bộ quanh nhà, chơi đá bóng, cầu lông.. Bơi lội cũng được đánh giá là rất tốt để phát triển trí não cho trẻ em bị tự kỷ.
Ngoài ra nhà trường, gia đình và các đơn vị thẩm quyền liên quan cũng cần tổ chức các hoạt động tập thể để trẻ có thể phát huy hết khả năng, tăng cường tính tương tác xã hội và tạo cho bé môi trường phát triển lành mạnh nhất.
Việc chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà cần có sự hỗ trợ ban đầu của bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực này để đảm bảo được thực hiện đúng cách. Phát hiện và điều trị bệnh từ sớm ngay trong 3 năm đầu đời có thể giúp trẻ có tương lai tốt hơn, trẻ có thể sinh hoạt bình thường hay thậm chí có các hoạt động giúp ích cho xã hội. Do đó hãy đưa con đi thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe và tâm sinh lý.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng Asperger: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Các dạng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!