Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Trầm cảm sau giai đoạn sinh nở là tình trạng rất nhiều người gặp phải hiện nay và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả sức khỏe, tinh thần người bệnh. Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, điều trị thế nào nhanh khỏi, cùng tham khảo chi tiết ngay tại đây.
Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ở phụ nữ như sự thay đổi hormone, sự thay đổi ngoại hình, những áp lực vô hình đè lên vai khiến người mẹ chưa kịp thích nghi, gia đình lục đục.. Dù hiện nay truyền thông đã quan tâm, tuyên truyền nhiều hơn về trầm cảm sau sinh nhưng đây vẫn không phải là một bệnh có thể dễ dàng phát hiện và điều trị.
Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu rất khó để trả lời chính xác bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những người được phát hiện và điều trị sớm thì chỉ kéo dài trong vài tháng, tuy nhiên cũng có người phải mang những tổn thương tâm lý trong vài năm nhưng vẫn không được giải quyết.
Thời gian phổ biến nhất thường nhiều người gặp các vấn đề tâm lý sau sinh là từ 4- 6 tuần đầu do khoảng thời gian này mẹ chưa cảm thấy quen thuộc với cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên sau đó khi đã làm quen dần, mẹ sẽ thấy ổn hơn, đặc biệt nếu có sự quan tâm chăm sóc của gia đình thì các dấu hiệu bệnh cũng tự thuyên giảm mà không cần tiến hành điều trị quá nhiều.
Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, hãy tìm hiểu chi tiết hơn về các giai đoạn bệnh như sau
- Giai đoạn 1: đây là giai đoạn nhẹ nhất và dễ điều trị nhất, thường chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu, thường là 2 tuần đầu. Lúc này người mẹ có trạng thái cô đơn, chỉ muốn ở một mình, cảm thấy chán gán chính mình và thích ở một mình. Tuy nhiên nếu nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh, những cảm xúc tiêu cực này cũng nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị.
- Giai đoạn 2: có mức độ nặng hơn giai đoạn 1, người mẹ luôn cảm thấy chán nản, trì trệ, kém vui vẻ hạnh phúc. Lúc này các hormone gây hạnh phúc – serotonin ngày càng ít đi khiến bạn không còn cảm nhận được niềm vui, chỉ thấy u uất với cuộc sống toàn máu xám. Giai đoạn này có thể kéo dài trong vài tháng trước khi chuyển sang giai đoạn 3.
- Giai đoạn 3: nếu chuyển sang giai đoạn này cho thấy mức độ trầm cảm cực kỳ nghiêm trọng. Người bệnh thường xuyên nghĩ đến cái chết, tự tử và làm hại chính con mình. Thống kê cho thấy có đến 50% người bị trầm cảm sau sinh có suy nghĩ tự tự và thực hiện hành vi đó khi thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân.
Các con số thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh trong khoảng 3 tháng đầu tiên là 15%, tỷ lệ trầm cảm kéo dài đến 12 tháng sau khi sinh là 15 -25%. Đồng thời bệnh vẫn có thể kéo dài trên 1 năm do liên quan đến thời kỳ nuôi dạy con cái.
Có thể nói rất khó để khẳng định bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu thì hết. Vì vậy khi thấy có những dấu hiệu bất ổn trong tâm lý ở người phụ nữ sau thời kỳ mang thai, cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị để nhanh chóng cải thiện bệnh hiệu quả nhất.
Những yếu tố làm trầm cảm sau sinh kéo dài
Vì sao có những người bị trầm cảm sau sinh chỉ trong vài tuần đầu nhưng cũng có người kéo dài hơn cả năm mà không được cải thiện? Hầu hết các nguyên nhân khiến tình trạng này kéo dài đều có liên quan đến chất lượng đời sống tinh thần bị xuống cấp, người phụ nữ không cảm nhận được sự yêu thương mà luôn cảm thấy cô đơn, mệt mỏi.
Cụ thể các yếu tố khiến tình trạng này kéo dài như
- Thiếu sự quan tâm gần gũi chăm sóc của gia đình. Người phụ nữ sau thời kỳ sinh nở thường cần rất nhiều tinh yêu thương, tuy nhiên việc chồng quá bận rộn, không tìm được tiếng nói chung với bố mẹ chồng khi sinh sống chung khiến tâm trạng mẹ bỉm luôn cảm thấy cô đơn, ấm ức, chán ghét mọi thứ và chỉ muốn ở một mình
- Không có người giúp đỡ, tự xoay xở với mọi thứ vừa làm sức khỏe suy giảm, tinh thần cũng sa sút rất nhiều. Sự vô tâm của chồng để vợ tự chăm cho con, cho bú, giặt giũ quần áo còn mình vẫn suốt ngày chơi game, nhậu nhẹt cùng bạn bè khiến người vợ luôn cảm thấy tức giận, mệt mỏi, tự hỏi bản thân mình vì sao phải hy sinh. Có những người khi không giãi bày được những tâm tư này có thể sinh ra lãnh cảm, không còn muốn gần gũi chồng, mối quan hệ vợ chồng ngày càng rạn nứt.
- Mẹ bị thiếu dinh dưỡng, không ngủ đủ do quá bận rộn với chăm sóc con, con quấy khóc nhiều đồng thời phải kiêng khem rất nhiều thứ để đem đến nguồn sữa chất lượng nhất. Tình trạng này khiến mẹ bị thiếu năng lượng, tâm trạng ngày càng bị đình trệ, mệt mỏi, thèm ngủ, thèm ăn ..
- Người sinh nở lần đầu trong giai đoạn quá trẻ hay những người dưới 18 tuổi thường chưa có đủ kinh nghiệm, tinh thần để đón nhận cuộc sống hoàn toàn mới. Họ loay hoay giữa mọi thứ, cảm thấy mọi thứ khó khăn, đôi khi còn cảm thấy ân hận với việc đã sinh con ra.
- Người sinh con không trong dự định, sinh con ra ngoài ý muốn
- Gặp các vấn đề với chồng, chẳng hạn kém gần gũi thân mật, chồng có xu hướng chê bai ngoại hình
- Người có tiền sử các vấn đề về thần kinh trước đó cũng có nguy cơ tái phát rất cao trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
- Sự tác động từ xung quanh, chẳng hạn chê con quá nhỏ, chê bé chậm lớn hay so sánh với những em bé khác, chê mẹ bỉm béo… cũng rất dễ tác động đến tâm lý phụ nữ sau sinh
- Thiếu thốn về vật chất cũng là lý do khiến nhiều người gặp các áp lực tâm lý. Khi sinh em bé có rất nhiều thứ phải lo như tã bỉm, quần áo, đồ dùng cho bé hằng ngày để con phát triển tốt nhất. Những chi phí này cũng khô hề nhỏ, do đó nếu chưa chuẩn bị đủ về tiềm lực tâm lý rất dễ khiến mẹ bị áp lực, gia đình cũng lục đục nhiều vì vấn đề này.
Phụ nữ sau sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm, bởi thế bất cứ yếu tố nào cũng có thể tác động khiến mẹ bỉm suy nghĩ nhiều hơn. Đặc biệt việc không được tiếng nói cùng người chồng, sự vô tâm của chồng được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Xem thêm: Hậu quả của trầm cảm sau sinh chớ nên xem thường
Hướng phòng tránh và cải thiện trầm cảm sau sinh
Thực tế cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đang ngày càng tăng cao. Rất nhiều phương tiện truyền thông đã cảnh báo về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, tuy nhiên vẫn rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như mẹ bỉm tự tử, thậm chí là tự giết chính con mình do có liên quan đến trầm cảm.
Dù vậy tuy nhiên việc phòng tránh trầm cảm sau sinh không phải là việc quá khó khăn. Chỉ cần một chút quan tâm tinh tế từ người chồng cũng giúp tâm trạng của các chị em ổn hơn rất nhiều. Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh, từng người sẽ có hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên tốt nhất nên đưa mẹ bỉm đi điều trị tâm lý để giải quyết được những nút thắt trong lòng, loại bỏ được những u uất buồn tủi và chữa lành những tổn thương trong tâm hồn.
Để phòng tránh và cải thiện bệnh tốt hơn, mỗi gia đình khi có người mang thai và sinh nở cũng cần lưu ý các vấn đề sau
- Quan tâm chăm sóc và thể hiện tình yêu thương với mẹ bỉm nhiều hơn. Chỉ một câu động viên khen ngợi sự cố gắng của bà bầu cũng giúp tâm trạng họ vui vẻ tích cực hơn rất nhiều. Hãy nói lời yêu thương và cảm ơn mẹ bỉm mỗi ngày vì những hy sinh của họ.
- Giúp đỡ vợ trong việc chăm con, đừng nên để mặc họ làm mọi việc một mình. Chẳng hạn làm những việc nhỏ như thay bỉm cho con, giặt đồ hay coi bé một lát cho vợ ngủ cũng giúp người vợ cảm thấy hạnh phúc
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau thời kỳ sinh nở. Hãy thay đổi thực đơn thường xuyên hơn để mẹ bỉm không bị cảm giác “ngán” với các món ăn đặc trưng cho bà đẻ như chân giò hay rau ngót
- Người chồng nên dành thời gian tâm sự mỗi ngày với vợ để hiểu rõ hơn về những cảm xúc của vợ. Đặc biệt nếu mối quan hệ vợ chồng không được tốt, người chồng cần chia sẻ với vợ nhiều hơn để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt
- Mẹ bỉm ra ngoài đi dạo nhẹ nhàng, tắm nắng sớm để được bổ sung các vitamin cần thiết. Nhiều người thường cho rằng bà đẻ không nên đi ra ngoài nhiều và chỉ ở trong phòng sẽ dễ có cảm giác tù túng khó chịu. Nếu sợ lạnh, ốm, mẹ có thể ra ngoài tắm nắng vào trong 7-9h sáng hoặc 5-6 giờ chiều là phù hợp nhất.
- Có những biện pháp giải trí phù hợp để giải tỏa tâm trạng cho mẹ bỉm. Đôi khi việc tặng một món quà nhỏ, một ly nước hay một bông hoa cho vợ cũng đủ để họ cảm thấy vui vẻ suốt cả ngày
- Hạn chế những tranh cãi hay những vấn đề khiến tâm lý của mẹ bỉm bị ảnh hưởng
- Tránh xa những lời phán xét, chê bai từ những người xung quanh.
- Người phụ nữ cũng cần học cách yêu thương bản thân mình hơn, tự chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho bản thân mỗi ngày.
- Với những người đang trong giai đoạn mang thai nên tham gia các lớp học tâm lý, lớp học tập làm mẹ để sẵn sàng hơn cho bước ngoặt quan trọng này
Trầm cảm sau sinh có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho chính người mẹ và cả em bé trong sự phát triển về thể chất về tâm lý. Hy vọng bài viết sau đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu đồng thời có hướng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!