Ngồi thiền có chữa được bệnh trầm cảm?
Ngồi thiền là một trong các phương pháp hỗ trợ nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất hiệu quả. Thường xuyên áp dụng bộ môn này sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp bạn tĩnh tâm hơn. Vậy ngồi thiền có chữa được bệnh trầm cảm không?
Lợi ích của thiền trong điều trị trầm cảm
Nhiều người biết rằng, việc ngồi thiền sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi ngồi thiền thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn giải tỏa được căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nó còn giúp con người tĩnh tâm và thoải mái hơn.
Vậy ngồi thiền có chữa được bệnh trầm cảm? Đây cũng là một trong các thắc mắc được rất nhiều người bệnh đưa ra. Một nghiên cứu chuyên khoa do các giáo sư tâm lý tại Đại học Northwestern ở Evanston đã tiến hành phân tích trên 3.515 người. Những đối tượng này được phân chia vào các nhóm khác nhau và thực hiện từ 30 đến 40 giờ áp dụng phương pháp thiền định chánh niệm.
Sau một thời gian, kết quả nhận thấy các nhóm ngồi thiền có khoảng từ 15 đến 20% đối tượng bệnh được cải thiện các triệu chứng của trầm cảm. Còn đối với những bệnh nhân thuộc nhóm không ngồi thiền thì không có dấu hiệu cải thiện. Các chuyên gia còn cho biết những cải thiện này còn tương ứng với tác dụng của các loại thuốc chống trầm cảm được áp dụng phổ biến.
Hiện nay, thiền được xem là phương pháp hỗ trợ chữa trầm cảm an toàn và mang lại hiệu quả vượt trội. Thiền chính là một dòng chảy tâm lý, giúp cho con người được tĩnh tâm hơn, tâm hồn cũng cảm thấy bình yên và nhẹ nhàng. Trạng thái ngồi thiền sẽ giúp cho người bệnh trầm cảm giảm bớt các suy nghĩ bi quan, tiêu cực, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời, việc ngồi thiền còn mang đến cho người bệnh những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn để tinh thần được ổn định và cân bằng.
Khi ngồi thiền, suy nghĩ sẽ hoàn toàn tập trung vào hơi thở, tâm trí được cân bằng và dần giải phóng các buồn phiền, lo âu, suy nghĩ tiêu cực ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phương pháp ngồi thiền còn giúp cho người bệnh trầm cảm giảm bớt các triệu chứng đau đầu, cải thiện giấc ngủ và trí nhớ một cách tốt nhất. Khi hít thở sâu và thả lỏng cơ thể sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, khi ngủ sẽ sâu giấc hơn.
Các nhà khoa học đến từ University of Leeds thuộc nước Anh cũng cho biết rằng, thói quen ngồi thiền khoảng 15 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp người bệnh trầm cảm giảm bớt các triệu chứng đau đầu mà không cần sử dụng đến thuốc. Các chuyên gia đã tiến hành thí nghiệm thực tế trên khoảng 24 sinh viên. Các bạn sinh viên được chia thành 2 nhóm đều nhó. Một nhóm sẽ thực hiện việc ngồi thiền 15 phút mỗi ngày và một nhóm không ngồi thiền.
Sau thời gian tiến hành thí nghiệm thu được kết quả nhận thấy các bạn sinh viên nhóm ngồi thiền sẽ có khả năng chịu đau tốt hơn nhiều so với nhóm không ngồi thiền. Điều này cũng có thể áp dụng được cho những người bệnh trầm cảm để họ cải thiện tốt các triệu chứng đau nhức, khó chịu, buồn nôn.
Tóm lại, ngồi thiền mang lại lợi ích rất nhiều cho quá trình điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể đem lại hiệu quả tốt cho những bệnh nhân thực sự nỗ lực và kiên trì thực hiện. Nếu có thể áp dụng phương pháp này trong một thời gian nhất định sẽ giúp các bệnh nhân trầm cảm nhẹ được phục hồi sức khỏe và không cần sử dụng đến thuốc điều trị. Còn đối với những trường hợp bệnh nặng, ngồi thiền sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục và kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách tốt nhất.
Hướng dẫn 5 bước ngồi thiền chữa trầm cảm
Ngồi thiền có chữa được bệnh trầm cảm? Ngồi thiền có tác dụng hỗ trợ cải thiện và phục hồi tình trạng sức khỏe của người bệnh trầm cảm hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể mang lại kết quả tốt nhất, bạn cũng cần nắm được 5 bước thực hiện ngồi thiền sau đây:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị sẵn một tấm nệm chỉ sử dụng để ngồi vào phòng riêng hoặc không gian yên tĩnh nào đó. Nên lựa chọn nơi có ánh sáng vừa đủ để tạo được cảm giác thoải mái và dễ chịu.
- Bước 2: Chuẩn bị một chiếc chuông hoặc bạn có thể tải bản ghi âm tiếng chuông vào trong điện thoại để tiện khi sử dụng. Tiếng chuông là một trong các âm thanh tuyệt vời để bạn có thể bắt đầu thời gian ngồi thiền.
- Bước 3: Bắt đầu với tư thế ngồi thoải mái, lưng thẳng và toàn thân thả lỏng tự nhiên. Để cơ mặt được thả lỏng bạn nên nở một nụ cười thoải mái. Cười cũng chính là một trong các giải pháp hữu hiệu để bạn có thể thư giãn cơ mặt và tâm hồn.
- Bước 4: Bắt đầu hít vào thở ra thật đều và sâu. Tâm trí lúc này nên tập trung hoàn toàn vào hơi thở, không nên suy nghĩ hay liên tưởng đến bất kì điều gì khác. Dần dần tâm trí và cơ thể sẽ được kết nối và hòa quyện cùng nhau.
- Bước 5: Khi nhận thấy trạng thái cơ thể đã được thả lỏng thoải mái, hơi thở cũng trở nên đều và sâu hơn thì bạn nên bắt đầu suy nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực.
Để giúp cho tình trạng trầm cảm được cải thiện tốt hơn, bạn nên duy trì thói quen ngồi thiền mỗi ngày. Nếu căn bệnh trầm cảm có kèm với triệu chứng khó ngủ, ngủ không ngon giấc thì bạn nên ngồi thiền vào trước lúc đi ngủ để giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.
Các thời điểm thích hợp để ngồi thiền
Bạn có thể ngồi thiền vào bất cứ thời gian rảnh trong ngày. Tuy nhiên, ngồi thiền vào những thời điểm sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn:
- Sáng sớm: Ngồi thiền sau khi vừa mới ngủ dậy là một trong các thời điểm mang lại nhiều lợi ích nhất cho con người. Việc ngồi thiền lúc này sẽ giúp cho não bộ được đánh thức, tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Đồng thời sẽ giúp bạn gia tăng trí tuệ để thực hiện công việc, học tập một các năng động và hoàn hảo.
- Khi học tập, làm việc: Công việc, học tập cũng là một nguyên nhân khiến cho bạn dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, dành ra thời gian để ngồi thiền lúc này sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và tránh khỏi những áp lực.
- Buổi trưa: Thực hiện phương pháp ngồi thiền vào buổi trưa cũng là một trong các cách phục hồi năng lượng hiệu quả. Sau khi cơ thể đã sử dụng hết năng lượng của buổi sáng thì việc ngồi thiền vào thời điểm này sẽ giúp bạn nạp thêm năng lực, đồng thời sẽ giúp bạn ngủ trưa được thoải mái và ngon hơn.
- Bất cứ khi nào rảnh: Nếu bạn là một người có công việc bận rộn và không có thời gian biểu rõ ràng thì hãy nên ngồi thiền vào bất cứ thời gian rảnh trong ngày.
Ngồi thiền có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của trầm cảm một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể hỗ trợ cải thiện cho các trường hợp bệnh nhẹ. Còn đối với những bệnh nhân trầm cảm nặng cần phải kết hợp đồng thời nhiều biện pháp điều trị chuyên khoa mới có thể kiểm soát và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!