Bị mất ngủ lâu năm gây nhiều tác hại làm sao cải thiện?
Bị mất ngủ lâu năm làm sao cải thiện? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Cũng bởi tình trạng mất ngủ hiện nay đang phổ biến và có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng. Chứng mất ngủ lâu năm nếu không được can thiệp và điều trị đúng phương pháp sẽ gây nên rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Tổng quan về bệnh mất ngủ
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào. Những đối tượng bị mất ngủ thường sẽ bị suy giảm về chất lượng giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm,…Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, khó tập trung, suy giảm trí nhớ và có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, rối loạn thần kinh.
Thông thống kê từ các chuyên gia thần kinh chó biết rằng, số lượng người đến thăm khám và điều trị về bệnh mất ngủ ngày càng tăng cao và hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Ước tính có khoảng hơn 25% các đối tượng bệnh rơi vào độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, không phân biệt giới tính, tầng lớp xã hội.
Quỹ Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia Mỹ cũng đã nhận định rằng, đối với mỗi người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng cần phải đủ “chất”, tức là ngủ phải sâu giấc, liền mạch, thức dậy ở trạng thái sảng khoái, tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên, những người bệnh mất ngủ lại không đảm bảo được cả 2 tiêu chí về thời gian và chất lượng giấc ngủ. Những đối tượng này sẽ có nguy cơ mắc phải 2 dạng bệnh đó là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.
- Mất ngủ cấp tính: Đây là dạng mất ngủ tạm thời và thường chỉ xuất hiện trong vài ngày hoặc một vài tuần. Tình trạng này chiếm đến khoảng gần 40% dân số mắc phải. Nguyên nhân có thể đến từ những mất mát, biến cố gia đình, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng bởi một số bệnh lý cấp tính.
- Mất ngủ mãn tính: Tình trạng mất ngủ cấp tính nếu không được điều trị sớm sẽ dần biến chuyển sang mất ngủ mãn tính. Tình trạng này sẽ kéo dài trên 1 tháng và có thể lâu hơn. Nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng này đó chính là cá bệnh về tâm thần, bệnh thực thể, ảnh hưởng từ các chất kích thích, các loại thuốc điều trị.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ lâu năm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ lâu năm, tuy nhiên, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất của người bệnh:
- Áp lực, căng thẳng kéo dài: Công việc, học tập, cuộc sống, gia đình, tình cảm,…có thể gây nên nhiều áp lực và căng thẳng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không được sâu giấc. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều người trẻ dễ bị mất ngủ lâu năm.
- Lạm dụng các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà, các chất gây nghiện cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh mất ngủ. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên sử dụng chúng trước khi ngủ sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương bị kích thích và hưng phấn, gây nên tình trạng khó ngủ.
- Lệch múi giờ: Nguyên nhân này sẽ thường gặp ở những đối tượng hay di chuyển nhiều nơi, đặc biệt là tiếp viên hàng không, phi công,…
- Ảnh hưởng từ môi trường: Không gian ngủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn thường ngủ trong không gian chật hẹp, bụi bẩn, nhiều tiếng ồn, ánh sáng quá nhiều cũng sẽ khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn.
- Thói quen ngủ không lành mạnh: Những đối tượng thường xuyên thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử, ăn quá no, vận động quá sức trước khi ngủ cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ lâu năm.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, trầm cảm, rối loạn lo âu,…nếu sử dụng trong thời gian dài cũng có thể gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn.
- Những bệnh mạn tính: Một số bệnh như tiểu đường, viêm dạ dày, viêm khớp, trào ngược dạ dày thực quản,….cũng sẽ kèm theo các triệu chứng gây khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm khiến cho bệnh nhân khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Rối loạn tâm lý: Các rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc, hành vi cũng là một trong các nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ lâu năm.
“Phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, mất ngủ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá … làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Chúng tấn công liên tục làm tổn thương thành mạch máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm giảm lượng máu và oxy lên não, gây mất ngủ, khó ngủ.” – PGS. TS. BSCKII Nguyễn Văn Liệu cho biết.
Tác hại của bệnh mất ngủ lâu năm
Dù bạn chỉ mất ngủ trong vài ngày hay gặp phải tình trạng mất ngủ cấp tính thì cũng sẽ nhận thấy cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, không có năng lượng, khó tập trung, giảm hiệu quả công việc,…Tuy nhiên, tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục nếu bạn tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Ngược lại, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài lâu năm và không được can thiệp kịp thời sẽ là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
- Rối loạn tâm lý: Bị mất ngủ lâu năm sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc dần bị đảo lộn, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, cảm thấy cô đơn và nhiều nguy cơ có thể mắc phải một số bệnh về tâm lý như thần kinh suy nhược, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
- Teo não, đột quỵ: Theo công bố từ Tạp chí Neuroscience của Mỹ cho biết, nếu tình trạng mất ngủ lâu năm kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị teo não lên đến khoảng 25%. Bên cạnh đó, những người thường xuyên mất ngủ, ngủ dưới 5 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 8 lần so với những người ngủ đủ giấc.
- Lão hóa da: Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn sẽ khiến cho các hormone cortisol được tiết ra nhiều hơn, làm cho cấu trúc collagen của da bị phá vỡ, từ đó gây nên nhiều vấn đề về da. Những người bị mất ngủ lâu năm sẽ dễ nhận thấy sự suy giảm của da bởi da họ sẽ tối màu, khô hơn, sạm nám, chảy xệ, xuất hiện mụn, nếp nhăn nhiều hơn so với tuổi.
- Tăng cân: Các chuyên gia cho biết rằng, nếu tình trạng mất ngủ không được sớm can thiệp và kéo dài trong nhiều năm sẽ làm cho hoạt động của não bộ bị thay đổi, tạo cảm giác đói và thèm ăn liên tục, đặc biệt là những thực phẩm béo.
- Xuất hiện các vấn đề về tim mạch: Tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc kéo dài sẽ làm cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng và hoạt động quá công suất. Điều này sẽ làm cho tim mạch gia tăng các áp lực khiến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao. Tạp chí Tim mạch châu Âu cũng đã từng đăng tải một nghiên cứu về giấc ngủ, nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong do các bệnh về tim mạch đến khoảng 48%.
- Sinh lý suy giảm: Mất ngủ lâu năm sẽ làm cho nồng độ testosterone trong cơ thể phái mạnh bị suy giảm nghiêm trọng. Đây cũng chính là lý do khiến cho nam giới bị suy giảm sinh lý dẫn đến tình trạng mất ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
- Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư: Theo nhận định từ các chuyên gia thì tình trạng mất ngủ lâu năm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư đại tràng.
Cách cải thiện mất ngủ lâu năm bạn nên biết
Mất ngủ lâu năm có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, để khắc phục tình trạng này bạn cũng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc Tây, điều trị Đông y, áp dụng các mẹo dân gian, thay đổi lối sinh hoạt. Tùy vào thể trạng, mức độ bệnh, biểu hiện, nguyên nhân gây ra bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc lựa chọn những biện pháp phù hợp nhất dành cho mỗi bệnh nhân.
1. Áp dụng các mẹo dân gian để chữa mất ngủ lâu năm
Các bài thuốc được đúc kết từ kinh nghiệm của dân gian luôn được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Cũng bởi phương pháp này lành tính, ít gây tác dụng phụ ngay cả khi bạn áp dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, chi phí cho những bài thuốc này cũng rất rẻ, có thể sử dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
1.1 Dùng tim sen chữa mất ngủ lâu năm
Uống trà tim sen trị mất ngủ là một trong những kinh nghiệm có từ xa xưa và hiện đang được áp dụng khá rộng rãi. Tim sen (tâm sen) có tác dụng an thần, dưỡng tâm giúp giấc ngủ được cải thiện tốt hơn, tinh thần cũng được thoải mái và dễ chịu.
Chuẩn bị: 5 đến 10g tim sen
Cách thực hiện:
- Tim sen đem rửa sạch và để ráo nước
- Dùng nước đun sôi để hãm cùng tim sen trong khoảng 15 phút.
- Uống trà tim sen khi còn ấm.
- Bạn có thể uống vào buổi trưa hoặc buổi tối để ngủ ngon hơn.
1.2 Áp dụng bài thuốc từ lá dâu tằm
Dâu tằm là một loại lá thường được trồng để phục vụ cho việc nuôi tằm. Bên cạnh đó, loại thảo dược này thường được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ lâu năm. Bởi trong y học cổ truyền, lá dâu tằm có tính hàn, giúp thư giãn hệ thần kinh, thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Chuẩn bị: 300g lá dâu tằm tươi
Cách thực hiện:
- Lá dâu tằm đem đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó đem sao cho nóng.
- Để cho lá dâu tằm nguội bớt và bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy, chôn dưới đất khoảng 15 ngày.
- Sau đó, đem lên và bảo quản nơi khô mát để dùng dần.
- Mỗi lần dùng lấy một nắm nhỏ lá dâu tằm để sắc cùng 100ml nước.
- Đun sôi đến khi nước cạn lại còn 50ml thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 2 phần và uống vào buổi trưa và tối.
1.3 Mẹo chữa mất ngủ lâu năm bằng gừng tươi
Gừng không chỉ là một gia vị thường được sử dụng trong các món ăn hàng ngày mà nó còn là nguyên liệu quen thuộc để chữa các bệnh lý, trong đó có chứng mất ngủ lâu năm.
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, nước lọc và đường.
Cách thực hiện:
- Gừng đem cạo sạch vỏ, rửa sạch, rồi đập dập.
- Sử dụng 500ml nước lọc để nấu cùng gừng trong khoảng 5 phút.
- Sau đó cho thêm một ít đường rồi đun tiếp khoảng 10 phút.
- Lọc bỏ phần bã gừng và uống khi nước còn ấm. Có thể chia ra nhiều lần uống trong ngày.
2. Chữa mất ngủ lâu năm bằng bài thuốc Đông y
Các bài thuốc chữa mất ngủ lâu năm trong y học cổ truyền cũng được đánh giá rất cao về độ lành tính và mức độ hiệu quả. Trong Đông y, thì chứng mất ngủ thuộc vào bất mị hay thất miên. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này đó chính là tạng phủ, thận âm hư.
Do đó, các bài thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ lâu năm chủ yếu tập trung vào việc bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng và loại bỏ tận gốc các căn nguyên gây ra bệnh. Nhờ đó mà người bệnh có thể phục hồi sức khỏe một cách toàn diện, nâng cao sức đề kháng.
Một số bài thuốc Đông y chữa mất ngủ lâu năm thường được sử dụng như:
2.1 Bài thuốc chữa mất ngủ do tâm thần bất giao
Nếu tình trạng mất ngủ lâu năm xuất phát từ những rối loạn thần kinh thì các thầy thuốc có thể áp dụng bài thuốc sau đây để giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 4g nhục quế, 12g phục linh, 12g đan bì, 12g hoàng liên, 12g trạch tả, 16g hoài sơn, 16h sơn thù, 32g thục địa.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để sắc cùng một lượng nước vừa phải.
- Sau khi dưỡng chất bên trong đã hòa tan vào nước thì tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc.
- Chia đều nước thuốc thành nhiều phần để uống hết trong ngày.
2.2 Bài thuốc trị chứng thận âm hư dẫn đến mất ngủ
Sử dụng bài thuốc này sẽ giúp loại bỏ tà khí, dưỡng chất đi sâu vào tạng phủ giúp cho tinh thần được thoải mái, dễ chịu hơn, chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao.
Chuẩn bị nguyên liệu: 2g chu sa, 6g viễn trí, 6g liên nhục, 12g phục thần, 12g táo nhân, 12g đẳng sâm, 12g thăng ma, 16g lạc tiên.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và cho vào nồi nước sắc khoảng 15 đến 30 phút.
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc sẽ giúp cho giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
- Nếu bạn không uống được nước thuốc thì có thể đem các nguyên liệu nghiền ra thành bột và dùng chu sa làm vỏ nắn thành viên để uống. Mỗi ngày uống khoảng 12g.
3. Sử dụng thuốc Tây
Thông thường những bệnh nhân mất ngủ lâu năm sẽ ít được kê đơn thuốc để điều trị. Tuy rằng các loại thuốc Tây y có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của mất ngủ nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm cho bệnh nhân bị ảnh hưởng về sức khỏe, có thể gây ra trạng thái mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất ngủ vào ban đêm.
Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ lâu năm có những biểu hiện nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề thì chuyên gia sẽ tiến hành kê đơn thuốc kể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Mặt khác, chúng chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn để người bệnh có thể phục hồi được thể trạng và giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Một số loại thuốc thường được áp dụng cho trường hợp này như:
- Thuốc trị mất ngủ có kê đơn: Temazepam, Zolpidem, Zaleplon, Suvorexant,….
- Thuốc an thần liều nhẹ: Doxylamine succinate, Melatonin, Diphenhydramine,….
Đây là những loại thuốc chỉ mang tính chất tham khảo và cần được sự chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào tình đối tượng mà các bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc cho phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tăng giảm liều dùng nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Trong thời gian điều trị bằng thuốc, nếu có xuất hiện bất kì triệu chứng lạ nào, người bệnh cũng cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
4. Thay đổi thói quen ngủ và sinh hoạt
Bên cạnh những biện pháp có thể khắc phục tình trạng mất ngủ lâu năm nêu trên thì người bệnh cũng cần nhanh chóng thay đổi thói quen ngủ, sinh hoạt và ăn uống của mình. Bệnh nhân nên thực hiện theo các hoạt động sau đây:
- Không sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là vào buổi chiều muộn hay trước khi đi ngủ. Bạn nên hạn chế tối đa các chất kích thích này để không làm cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính, ipad,…trước khi đi ngủ. Bởi vì ánh sáng xanh trong các thiết bị này sẽ làm cho bạn khó chìm vào giấc ngủ.
- Không ăn quá no hoặc tập luyện thể chất quá sức trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu cho buổi chiều để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Lựa chọn không gian ngủ thoải mái, thoáng mát, tránh tiếng ồn, nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nhiều ánh sáng vào ban đêm để chất lượng giấc ngủ được nâng cao.
- Một số mẹo giúp bạn có thể ngủ ngon hơn như ngủ khỏa thân, sử dụng gối mỏng, hít thở sâu trước khi ngủ, loại bỏ căng thẳng, sử dụng tinh dầu,…
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, ổn định tâm trạng và nạp năng lượng cho ngày mới hoạt động hiệu quả hơn. Đối với những người đang bị mất ngủ lâu năm thì nên tập thể dục vào buổi sáng.
- Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng giúp cho giấc ngủ của bạn được tốt hơn. Hãy chú ý lựa chọn những thực phẩm hỗ trợ tốt cho giấc ngủ và hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm béo.
Mất ngủ lâu năm có thể gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Mất ngủ do suy nhược thần kinh và cách chữa trị an toàn
- 10 món ăn giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả
- 15 loại thức uống chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn
- 10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!