Bị rối loạn giấc ngủ kéo dài có nguy hiểm không?
Rối loạn giấc ngủ kéo dài là một tình trạng cực kì nguy hiểm. Nó có thể khiến cho cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, thiếu năng động, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tình trạng này có có khả năng gây nên những căn bệnh về tim mạch, bệnh ung thư, trầm cảm, rối loạn lo âu nếu không được can thiệp kịp thời.
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ được hiểu đơn giản là tình trạng rối loạn về sức khỏe gây nên những biến đổi về giấc ngủ của người bệnh. Bệnh sẽ được chia thành 3 hình thức chính đó là mất ngủ, ngủ quá nhiều và rối loạn nhịp thứ ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, tình trạng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa hơn.
Tùy vào từng loại rối loạn giấc ngủ mà các bệnh nhân cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các triệu chứng của bệnh cũng có những đặc trưng như:
- Rất khó đi vào giấc ngủ, mất nhiều thời gian để rơi vào trạng thái ngủ
- Thường xuyên tỉnh giấc khi ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn.
- Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và rất khó để ngủ lại.
- Thường dậy rất sớm.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, không có sức sống.
- Cảm giác như chưa được ngủ (đôi lúc có thể buồn ngủ ngay sau khi ngủ dậy)
- Thường đi tiểu nhiều lần trong đêm
- Khó tập trung, suy giảm trí nhớ
- Gặp một số vấn đề về hệ hô hấp
- Dễ cáu gắt, nóng giận
- Cân nặng thay đổi đột ngột
Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi nghiên cứu và thống kê thì các chuyên gia cũng đã tổng hợp được một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Căng thẳng, áp lực kéo dài chính là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất đối với những người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Công việc, học tập, cuộc sống, gia đình nếu tạo nhiều áp lực khiến cho con người phải lo lắng, suy nghĩ nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ.
- Lạm dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, cà phê, ma túy,…sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn đến tình trạng khó ngủ kéo dài.
- Ảnh hưởng từ môi trường làm việc gò bó, không thoải mái, nhiều tiếng ồn, bụi bẩn cũng làm cho bạn dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
- Thói quen ngủ không lành mạnh, thường xuyên lạm dụng thiết bị điện tử, tắm đêm, ăn quá no hoặc tập thể dục, vận động quá nhiều trước khi ngủ.
- Lạm dụng quá nhiều các loại thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, corticoid,…cũng khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Bị rối loạn giấc ngủ kéo dài có nguy hiểm không?
Bị rối loạn giấc ngủ kéo dài có nguy hiểm không? Rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, xuất hiện các cơn đau đầu, mất tập trung và làm suy giảm năng suất học tập, làm việc. Hơn thế, căn bệnh này có làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm lý nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ,….
Một số tác hại nguy hiểm mà tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể gây nên như:
1. Mất tập trung
Việc thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn và kéo dài sẽ khiến cho não bộ rút ngắn thời gian dành cho trạng thái REM – đây là giai đoạn ngủ sâu của mỗi người. Từ đó, sẽ làm cho cơ thể con người trở nên chậm chạp, khó có thể tập tung và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, trí nhớ của họ cũng sẽ dần bị suy giảm, không thể ghi nhớ mọi thứ và thường quên nhiệm vụ của mình. Tiến sĩ Shives từng cho biết rằng, những người có được giấc ngủ REM tốt sẽ mang lại cảm giác tích cực hơn về nhận thức và cảm nhận rõ về trạng thái hạnh phúc.
2. Ảnh hưởng tim mạch
Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ làm cho hệ thần kinh giao cảm phải làm việc nhiều hơn bình thường và khiến cho mạch máu bị co lại, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Đây cũng chính là lý do khiến cho tim mạch chịu nhiều áp lực hơn, lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về tim, khiến cơ quan này bị suy giảm chức năng. Bên cạnh đó, nếu tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên sẽ làm mất cân bằng insulin và cần phải gia tăng chất này để đường huyết được ổn định, từ đó sẽ gây tác động xấu đến tim và mạch máu.
3. Tăng cân
Nhiều người hay lầm tưởng rằng việc thường xuyên thức khuya hoặc không ngủ sẽ làm cho cân nặng bị giảm sút. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, việc mất ngủ thường xuyên sẽ gây ra hậu quả ngược lại, khiến cho người bệnh bị tăng cân nhanh chóng. Trong một nghiên cứu cho biết rằng, rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và suy giảm chức năng, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao và gây nên tình trạng tích trữ mỡ thừa. Đặc biệt hơn, khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ làm cho não bộ hoạt động nhiều ở các khu vực có liên quan đến ăn uống và kích thích sự thèm ăn.
4. Tác động xấu đến làn da
Chắc hẳn ai cũng biết rằng tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, rối loạn giấc ngủ kéo dài là một trong các yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da. Các chuyên gia da liễu cũng cho biết rằng, nếu thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ khiến cho cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol – đây là loại hormone căng thẳng có thể phá vỡ các collagen trên bề mặt da.
Nếu cơ thể càng gia tăng loại hormone này sẽ làm cho người bệnh dễ bị viêm do mụn, da trở nên tối màu và xuất hiện nếp nhăn sớm hơn. Ngoài ra, tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài còn làm cho da bị khô, giảm chức năng tự bảo vệ và khiến gia tăng độ nhạy cảm cho da. Các lớp biểu bì của da cũng trở nên yếu ớt, không đủ khả năng chống lại các yếu tố gây hại, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chất độc hại.
5. Nguy cơ bị rối loạn tâm lý
Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ làm cho não bộ hình thành các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Người bệnh sẽ trở nên cáu gắt, nóng giận với người xung quanh, đôi lúc không rõ nguyên nhân. Điều này cũng khiến cho bệnh nhân gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, tự kỷ,…Hiện tượng này cũng gây nhiều trở nên trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh.
6. Nguy cơ bị ung thư
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 cho biết rằng, nếu phụ nữ có thói quen ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trường Y Harvard của Mỹ cho rằng, những người có giấc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ có khả năng phát triển khối u trực tràng cao hơn, nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cũng gia tăng. Các chuyên gia cũng giải thích rằng, khi ngủ cơ thể sẽ được sản sinh ra các hormone melatonin để chống lại sự tăng trưởng của những tế bào khối u, vì thế khi ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về hormone này.
Giải pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của mỗi người, các chuyên gia sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ phù hợp nhất. Thông thường, đối với bệnh lý này sẽ được kết hợp song song giữa phương pháp sử dụng thuốc và điều trị tâm lý.
1. Sử dụng thuốc điều trị
Các chuyên gia sẽ xác định cụ thể về loại rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng của mỗi bệnh nhân mà cân nhắc lựa chọn các loại thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng liều thấp, sau khi nhận thấy có hiệu quả, các chuyên gia mới bắt đầu gia tăng liều lượng từ từ để mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Các bác sĩ cho biết rằng, không phải bệnh nhân nào cũng có thể cải thiện bệnh nhanh chóng từ một loại thuốc đầu tiên. Do đó, trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả bạn cần báo ngay với chuyên gia để được chỉ định sử dụng loại thuốc khác.
Bên cạnh đó, việc điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Do đó, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự mua thuốc về uống hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn và giúp cho tình trạng bệnh được mau chóng thuyên giảm.
2. Điều trị tâm lý
Song song với phương pháp sử dụng thuốc thì việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cũng góp phần giúp cho bệnh nhân nhận thức đúng đắn về giấc ngủ của bản thân. Các chuyên gia sẽ trao đổi và hướng giáo dục người bệnh về cách vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học và lành mạnh.
- Vệ sinh giấc ngủ: Người bệnh cần chú ý lựa chọn chỗ ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh, ánh sáng vừa đủ, có thể bố trí thêm một ít hương thơm.
- Kiểm soát tốt các kích thích: Tuyệt đối không được lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, ma túy, thuốc lá.
- Tập huấn thư giãn: Dành thời gian nhiều để thư giãn và nghỉ ngơi. Đồng thời người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập hít thở, thư giãn để ổn định tâm trạng và thả lỏng cơ thể và não bộ.
- Liệu pháp hạn chế ngủ: Lời khuyên tốt nhất dành cho những trường hợp rối loạn giấc ngủ kéo dài đó chính là chỉ ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy vào một thời gian cố định trong ngày.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ” Bị rối loạn giấc ngủ kéo dài có nguy hiểm không?”. Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục
- Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị
- 8 Cách chữa rối loạn giấc ngủ tại nhà không cần dùng thuốc
- Tổng quan về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng (hoảng sợ khi ngủ)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!