Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi là tình trạng rất nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe suy giảm, làm việc kém hiệu quả. Do đó người bệnh cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng khắc phục để hạn chế những hệ lụy này.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi do đâu?
Thường người ta chỉ nghĩ đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi do quá trình lão hóa, chế độ sinh hoạt không phù hợp, các bệnh lý mãn tính hoặc cũng có thể do suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở người trẻ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và cả tinh thần người bệnh.
Thống kê cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc ngủ trên thanh thiếu niên, người trẻ tuổi đang ngày càng tăng. Theo đó người trẻ khó vào giấc ngủ, ngủ mơ màng, dễ tỉnh giấc giữa chừng nhưng khó ngủ lại. Đôi khi người trẻ cũng ngủ liên tục, ngủ quá nhiều và luôn trong trạng thái mơ màng vì buồn ngủ. Tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân sau đây
Áp lực từ công việc, học tập
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển đòi hỏi những người trẻ cần phải nỗ lực cố gắng hơn. Điều này khiến hệ thần kinh luôn trong trái thái kích thích, căng thẳng khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
Nhiều người còn thức không ngủ để hoàn thành deadline, điều này làm thay đổi đồng hồ sinh học bình thường khiến họ luôn trong trạng thái lờ đờ buồn ngủ nhưng không ngủ được.
Lạm dụng quá mức các thiết bị công nghệ
Điện thoại, máy tính đều là những đồ vật bất ly thân của người trẻ hiện nay. Các thiết bị này nếu dùng quá trường xuyên với cường độ lớn có thể gây nhức mắt, mỏi mắt nên gây khó ngủ. Đồng thời sóng điện từ của máy tính hay điện thoại cũng không tốt cho dây thần kinh, bởi thế mà các chuyên gia luôn khuyến khích để xa điện thoại khỏi đầu khi ngủ.
Cà phê, bia rượu, thuốc lá đều có chứa các chất gây nghiện không tốt cho sức khỏe. Nicotin trong các có trong các chất trên có thể làm kích thích hệ thần kinh, làm hưng phấn và mang đến sự tỉnh táo tạm thời nên nhiều người thường tìm đến khi làm việc căng thẳng mệt mỏi.
Tuy nhiên về lâu về dài, các chất này không chỉ ảnh hưởng đến bộ não gây mất ngủ, khó ngủ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Không chỉ những người hút nhiều thuốc mà những người hít phải khói thuốc xung quanh cũng bị ảnh hưởng không kém.
Thói quen ăn uống kém khoa học
Ăn uống quá khuya, ăn uống không có giờ giấc cố định, dùng quá nhiều các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ trước khi đi ngủ cũng là các tác nhân chính khiến gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi. Đây cũng là thói quen mà rất nhiều người trẻ mắc phải có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nguyên nhân là do các thực phẩm này kích thích hệ tiêu hóa khiến nó phải làm việc không ngừng nghỉ đồng thời có thể gây chứng trào ngược dạ dày và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh
Thức khuya dậy sớm, không có giờ giấc sinh hoạt cố định cũng là lý do khiến người trẻ khó có một giấc ngủ sâu. Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh có thể làm thay đổi hormone đồng hồ sinh học như bình thường nên gây ra tình trạng mất ngủ.
Bên cạnh đó ở những người có thói quen ngủ ngày nhiều thường cũng dễ gây mất ngủ về đêm dù cơ thể đang mệt mỏi và muốn ngủ. Những người lười vận động, thường xuyên nằm ệp cũng rất khó ngủ.
Không gian phòng ngủ kém sạch
Phòng ngủ quá kín, quá nhiều bụi bẩn sẽ làm kích thích hệ hô hấp gây hắt xì và thương xuyên tỉnh giấc giữa đêm, nhất là với những người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra với những người thường xuyên dùng điều hòa với nhiệt độ thấp trong phòng cũng rất dễ làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Một số bệnh lý làm rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi
Ở người trẻ, tỷ lệ bị rối loạn giấc ngủ do bệnh lý thường thấp hơn so với người lớn tuổi, tuy nhiên cũng không nên chủ quan do con số này cũng đang có xu hướng tăng cao hơn rất nhiều. Một số bệnh lý thường liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở thanh thiếu niên và người trẻ như
- Các bệnh về xương khớp: đau dâu thần kinh tọa, đai vai gáy, Gout, thoát hóa cột sống, thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm hay khi nhiệt độ hạ xuống
- Các bệnh về thần kinh: Parkinson, tăng huyết áp, thiếu máu lên não, Alzheimer, tai biến mạch máu não…
- Các bệnh về tiêu hóa: đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản..
- Các bệnh về đường tiết niệu: đi tiểu đêm, tiểu bí, tiểu buốt hoặc u tiền liệt tuyến,…
- Các bệnh về hô hấp: Dị ứng, sổ mũi, viêm họng, viêm xoang, hen suyễn…
- Các bệnh nội tiết: cường giáp, suy giáp, tiểu đường, suy tuyến thượng thận..
Việc sử dụng các thuốc này cũng có thể khiến người bệnh gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. Chẳng hạn một số loại thuốc thường có thêm thành phần giảm đau, an thần để người bệnh ngủ ngon hơn nhưng nếu dùng trong một thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Những ảnh hưởng từ rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi còn có thể kèm theo các rối loạn hô hấp như chứng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên gặp ác mộng. Ngoài ra còn có thể gặp những rối loạn cử động do những bất thường ở chi dưới với triệu chứng là đau nức chan sau khi ngủ dậy.
Khi thiếu ngủ hay ngủ quá nhiều đều khiến những người trẻ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, khó tỉnh tháo và thiếu năng lượng cho một ngày dài. Người trẻ thường trong trạng thái mơ màng, kém tập trung, khả năng học tập và làm việc cũng bị giảm sút rất nhiều.
Bên cạnh đó một số ảnh hưởng trên sức khỏe cũng có thể xuất hiện do rối loạn giấc ngủ kéo dài như
- Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp do giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm nhịp tim, huyết áp tăng. Lâu dần gây cao huyết áp mãn tính và tăng nguy cơ mắc các chứng như đột quỵ, các bệnh tim mạch .. cực kỳ nguy hiểm
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Khi không ngủ được, thiếu ngủ đều dễ khiến những người trẻ cáu gắt khó chịu, thay đổi chức năng não bộ và tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở người trẻ.
- Tăng nguy cơ béo phù do rối loạn giấc ngủ khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, tăng lượng đường trong máu.. Đặc biệt với những người thường xuyên có thói quen ăn đêm, ăn uống kém lành mạnh
- Tăng nguy cơ bị ưng thư do thiếu sản xuất các hormone melatonin để chống lại sự phát triển của các tế bào này. Thống kê trên thực tế cũng đã cho thấy những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư, điển hình nhất là ung thư đại trực tràng.
- Ảnh hưởng xấu đến ngoại hình, nhan sắc. Những người thiếu ngủ thường có làm da sớm lão hóa, nhăn nheo, sạm đen, tóc nhanh rụng hơn so với người ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngoài ra còn rất khó để giảm béo nếu ngủ ít hơn 7- 8 tiếng mỗi ngày
- Gây nguy hiểm cho bản thân, nhất là khi lái xe hay làm các công việc liên quan đến vận hành máy móc.
- Suy giảm trí nhớ, suy giảm hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý hơn
Năm 2017, tại khoa thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội đã đón tiếp đến 13.000 bệnh nhân khám và điều trị các chứng liên quan đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài. Trong đó có tới 25% bệnh nhân trẻ tuổi mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Con số này cũng đang có xu hướng ngày càng tăng đến mức đáng báo động.
Hầu hết chưa nhiều người thực quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài và gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó cần nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Hướng điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi
Người bệnh có thể tới thăm khám tại các khoa thần kinh tại bệnh viện để được làm các xét nghiệm kiểm tra chính xác nhất. Qua đó bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Ngoài ra người bệnh còn cần kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc phù hợp hơn để cải thiện bệnh tốt nhất.
Sử dụng thuốc và các thực phẩm hỗ trợ
Mặc dù việc dùng thuốc thường không được khuyến khích, tuy nhiên vẫn cần thiết đặc biệt với những người bị mất ngủ kéo dài. Bác sĩ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc ngủ, thuốc an thần để dần ổn định lại giấc ngủ của người bệnh. Việc dùng thuốc sẽ được chỉ định trong thời gian ngắn để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm khác xuất hiện.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo với bác sĩ một số loại thực phẩm chức năng giúp kích thích giấc ngủ ngon hơn để giảm các tác dụng phụ. Trong trường hợp có liên quan đến các bệnh lý khác bác sĩ cũng chỉ định đồng thời các loại thuốc điều trị để nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Trị liệu tâm lý do rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài có liên quan đến các vấn đề tâm lý hoặc có dấu hiệu của trầm cảm, người bệnh tốt nhất nên đi trị liệu tâm lý càng sớm càng tốt. Bằng nghiệp vụ của mình, bác sĩ sẽ giúp giải tỏa những ức chế cảm xúc, những áp lực đang làm người bệnh mệt mỏi không ngủ được. Qua đó giúp tinh thần được thư giãn, thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.
Sử dụng các thảo dược tự nhiên
Với tình trạng rối loạn giấc ngủ làm mất ngủ mới khởi phát, bạn có thể chưa cần dùng thuốc ngay mà sử dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện. Rất nhiều loại trà thảo dược có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon an toàn cho người dùng. Bạn chỉ cần cố gắng tránh xa các loại trà có liên quan đến trà xanh, còn các trà thảo dược khác vẫn có thể dùng như bình thường.
Một số loại trà giúp ngủ ngon hơn như
- Trà tim sen: dược liệu này giúp kích thích tăng cường sản xuất các Insulin giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
- Trà kỷ tử: giúp điều hòa các hormone trong cơ thể nhằm cân bằng tâm trạng, qua đó ngủ ngon hơn.
- Trà hoa cúc: trong loại trà này có chứa chất chống oxy hóa apigenin có khả năng liên kết với các thụ thể trong não. Nhờ đó uống trà hoa cúc sẽ giúp cải thiện những căng thẳng áp lực, tinh thần thoải máu và ngủ ngon hơn.
- Trà bạc hà: giúp thư giãn cảm xúc, an thần, ổn định thần kinh từ đó đưa bạn đến với giấc ngủ sâu hơn.
- Trà saffron: được coi như thần dược giúp đem đến giấc ngủ sâu và ngon, cực kỳ được ưa chuộng trong thời gian gần đây mặc dù có giá cả khá đắt đỏ. Nguyên nhân là trong saffron có chứa hoạt chất safranal giúp làm giảm các chuyển động mắt nhanh (NREM) để đưa vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Đồng thời hoạt chất này khi kết hợp với croin giúp kích thích sản xuất melatonin – một hoạt chất cần thiết cho giấc ngủ.
Điều chỉnh lại thời gian biểu
Người bệnh nên sắp xếp lại thời gian nghỉ ngơi, làm việc học tập sao cho thật khoa học. Hãy cố gắng tập ngủ sớm, ngủ đúng giờ để dần quay trở lại với nhịp sống sinh học bình thường. Dù liên quan đến bất cứ nguyên nhân gây bệnh nào, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cũng là biện pháp đầu tiên cần thực hiện để nhanh chóng cải thiện bệnh mà không cần dùng đến thuốc.
Theo đó người bệnh nên chú ý đến các vấn đề sau
- Cố gắng đi ngủ trước 23 giờ, không nên thức quá 24 giờ. Nếu cảm thấy quá nhiều công việc, thay vì đi ngủ trễ bạn có thể xem xét việc dậy sớm hơn. Chẳng hạn thay vì ngủ lúc 1 giờ sáng và thức lúc 7 giờ sáng, bạn có thể đi ngủ lúc 11h đêm và dậy lúc 5 giờ để làm việc. Sáng sớm cũng là thời điểm trí não bạn được khai mở và đem đến nhiều hiệu quả hơn là làm việc về đêm.
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá no và quá khuya trước thời điểm đi ngủ. Ngoài ra bạn cũng không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ vào buổi tối để tránh làm chất lượng giấc ngủ giảm
- Để đầu óc thư giãn thả lỏng trước giờ đi ngủ. Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ từ 30p – 1h sẽ thấy ngủ ngon hơn rất nhiều. Nếu thấy khó ngủ bạn có thể đọc một cuốn sáng hay đi bộ nhẹ nhàng vài vòng
- Nên tắm nước ấm vào buổi tối để giúp cơ thể thư giãn, máu huyết lưu thông tuần hoàn, giảm đau nhức chân tay và dễ ngủ hơn
- Giữ ấm cơ thể trước khi ngủ. Với những người thường xuyên bị tê bì chân tay hay đau nhức xương khớp có thể xoa dầu nóng trước khi ngủ vào các khớp để thấy dễ chịu hơn, tránh bị những cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ
- Tránh uống quá nhiều nước hay ăn các món lỏng trước khi đi ngủ bởi sẽ gây đi tiểu đêm nhiều lần
- Kê cao gối đầu và chân trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày, giảm chảy nước mũi khó chịu nếu liên quan đến viêm họng viêm xoang và ngủ ngon hơn
- Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Giấc ngủ trưa chỉ cần từ 15- 60p là phù hợp, không nên ngủ kéo dài cả buổi chiều
- Giữ không gian phòng ngủ sạch sẽ thoáng đãng, tránh dùng điều hòa nhiệt độ quá thấp trước khi đi ngủ. Có thể dùng các máy xông tinh dầu hoặc máy lọc không khí để làm sạch không khí phòng ngủ hơn, đặc biệt với những người thường xuyên bị dị ứng
Tập yoga và thiền cải thiện rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi
Chỉ cần dành 15 phút tập yoga và thiền mỗi ngày có thể giúp cải thiện rất nhiều vấn đề cho sức khỏe. Đặc biệt với những người có công việc bận rộn, không có thời gian ngủ trưa, chỉ cần ngồi thiền trong 15 phút có thể đem đến năng lượng thay thế để có năng lượng hoạt động cho cả buổi chiều.
Bên cạnh đó, thiền và yoga đề là liệu pháp giúp cân bằng cảm xúc, tâm trạng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, giúp giảm các cơn đau xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch cùng rất nhiều các tác dụng tuyệt vời khác.
Theo các chuyên gia, nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ trên 3 lần/ tuần và đã kéo dài suốt 1 tháng thì hãy nhanh chóng đi khám để có hướng điều trị phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có hướng cải thiện sức khỏe và tràn đầy năng lượng tích cực hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Điều trị thế nào?
- Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ
- 8 Cách chữa rối loạn giấc ngủ tại nhà không cần dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!