10 cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả (phương pháp mới nhất)

Mỗi trẻ tự kỷ đều có nhu cầu và cách tiếp cận riêng biệt. Vậy bạn có từng băn khoăn làm thế nào để dạy trẻ tự kỷ một cách hiệu quả ngay tại nhà? Đó có phải là nhờ vào việc áp dụng các phương pháp mới mẻ nhằm tạo ra không gian học tập thoải mái, thúc đẩy sự tự tin và khả năng tự lập cho bé?

10 cách dạy trẻ tự kỷ bằng phương pháp mới nhất

Ngoài điều trị chuyên khoa, dạy trẻ tự kỷ tại nhà là cách hiệu quả để bé được học trong môi trường quen thuộc, giảm căng thẳng và khuyến khích sự tự tin. Môi trường gia đình cho phép trẻ phát triển kỹ năng sống tự nhiên. Điều này cũng giúp phụ huynh theo dõi sát sao sự tiến bộ của bé, tạo kết nối lớn hơn giữa gia đình và con cái.

cách dạy trẻ tự kỷ
Ngoài can thiệp chuyên môn thì trẻ tự kỷ có thể được dạy kỹ năng phát triển tại nhà hiệu quả

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà mang lại lợi ích lớn như cải thiện khả năng giao tiếp và hành vi thông qua hoạt động đơn giản hàng ngày. Phương pháp này giúp các bé thực hành kỹ năng mà không thấy áp lực, phát triển sự tự lập và tự tin hơn. Bên cạnh đó, gia đình luôn là nguồn lực động viên, hỗ trợ quan trọng trong suốt quá trình học hỏi của trẻ.

1. Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe

Khó tập trung vào âm thanh xung quanh là điều dễ bắt gặp ở trẻ tự kỷ. Để giúp bé đạt được sự chú ý, cha mẹ có thể sử dụng những dấu hiệu đơn giản như chạm vào tai để nhắc nhở trẻ “nghe”. Ngoài ra, hãy tạo một không gian yên tĩnh, giảm tiếng ồn và chơi các trò chơi âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ.

Đồng thời, người lớn nên dùng âm nhạc trị liệu để giúp trẻ kết nối với môi trường xung quanh. Hãy cùng con lắc lư theo điệu nhạc để bé tập trung cảm nhận được sự vui vẻ trong việc giao tiếp. Đây là điều khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và làm quen dần với mọi âm thanh xung quanh.

2. Dạy bé bắt chước theo âm thanh

Để trẻ tự kỷ bắt chước âm thanh, phụ huynh cần tạo ra những trò chơi vui nhộn và dễ tiếp thu. Một ví dụ đơn giản là trò chơi thổi bóng khuyến khích con sử dụng môi và lưỡi khi thực hiện. Nó giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và học được cách phát âm chính xác.

cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà
Cha mẹ khuyến khích con bắt chước âm thanh để rèn luyện ngôn ngữ tốt hơn

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chơi trò “con vẹt biết nói”, mà trong đó các bé cần lặp lại những âm thanh người lớn vừa phát ra. Đồng thời động viên trẻ bắt chước âm thanh càng chính xác càng tốt để con phát triển khả năng giao tiếp thông qua việc bắt chước âm thanh.

3. Dạy trẻ tự kỷ dùng từ ngữ nhiều hơn ký hiệu

Dạy trẻ sử dụng từ ngữ thay vì ký hiệu là để con giao tiếp tốt hơn mà không phụ thuộc vào các dấu hiệu. Lúc con đang chơi với đồ vật, người lớn hãy gọi tên chúng và khuyến khích trẻ lặp lại thay vì chỉ chỉ tay. Hãy tạo cơ hội để bé học các từ hành động đơn giản như “đi”, “nhảy” và khuyến khích sử dụng chúng nhiều hơn.

Việc dùng từ ngữ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, tự tin hơn khi biểu đạt suy nghĩ và nhu cầu. Khuyến khích trẻ nói rõ ràng và đầy đủ câu từ còn là cách giúp các con cải thiện khả năng giao tiếp theo thời gian.

4. Tập cách giao tiếp bằng mắt

Trẻ tự kỷ ít giao tiếp bằng mắt nên hãy tạo thói quen giao tiếp mắt để con tương tác xã hội tốt hơn. Khi giao tiếp cũng nên ngồi ngang tầm mắt bé để con thấy thoải mái và dễ tiếp nhận thông tin từ người lớn.

Bắt đầu bằng cách sử dụng đồ chơi, đồ vật mà trẻ yêu thích, cha mẹ nên đưa chúng gần mắt để thu hút sự chú ý của bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm và dùng bài hát, trò chơi để trẻ nhận diện ra bộ phận cơ thể thông qua nhìn vào mắt của người nói.

5. Tập cho trẻ ngồi yên một chỗ

Một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường là biết ngồi yên một chỗ và tập trung. Cha mẹ cần loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng gồm tiếng ồn, đồ vật không cần thiết xung quanh con. Sau đó chọn không gian yên tĩnh và chỉ chơi một trò duy nhất để trẻ dễ dàng tập trung vào nhiệm vụ.

cách dạy trẻ tự kỷ hiệu quả
Dạy trẻ ngồi yên tại một chỗ để rèn sự tập trung khi mắc chứng tự kỷ

Khi trẻ đã bắt đầu tập trung tốt, hãy dần dần tạo thêm một chút thử thách bằng cách cho trẻ làm việc trong môi trường có chút xáo trộn nhẹ. Việc rèn luyện sự tập trung sẽ giúp trẻ học được cách chờ đợi và chơi lần lượt, là nền tảng quan trọng để hòa nhập xã hội.

6. Tăng tương tác cơ thể

Cha mẹ nên bắt đầu dạy con nhận biết hành động cơ thể cơ bản như gật đầu và lắc đầu. Việc học về cảm xúc sẽ giúp trẻ hiểu được trạng thái vui, buồn, tức giận, bất ngờ. Để tăng cường sự tương tác, phụ huynh có thể đọc truyện, cùng con nghe nhạc. Chúng giúp trẻ nhận biết cảm xúc của mình cùng người khác nhằm nâng cao khả năng giao tiếp.

Phụ huynh cũng cần tạo ra tình huống cho trẻ thực hành diễn đạt cảm xúc. Chẳng hạn khi bé thấy vui thì khuyến khích con cười hoặc lúc buồn nên dạy trẻ biểu lộ cảm xúc đó bằng lời nói, hành động. Qua đó, trẻ sẽ dần hiểu và biết cách bày tỏ cảm xúc của mình. Mỗi ngày người lớn có thể cùng con chơi đùa biểu lộ cảm xúc để dần quen với cách giao tiếp cơ thể.

7. Dạy trẻ tự kỷ hiểu ngôn ngữ

Dạy trẻ tự kỷ ngôn ngữ, phụ huynh nên quan sát và lựa chọn từ mới khi bé quan tâm đến một đồ vật hay hành động nào đó. Như khi con nói “nước”, cha mẹ nên giúp bé mở rộng từ ngữ thành “uống nước”, “con uống nước”. Điều đó làm bé học được cách ghép từ và phát triển khả năng nói. Đồng thời, hãy khuyến khích trẻ nói về những điều mình muốn và làm mẫu các từ ngữ đơn giản cho con học.

Ngoài ra, những khi con phản ứng với các từ, hãy dùng câu hỏi đơn giản để kích thích khả năng giao tiếp. Cha mẹ có thể dùng đồ vật cho bé dự đoán và hiểu được những gì sẽ xảy ra. Dạy từ ngữ mới thì việc lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ dễ nhớ và bắt chước tốt hơn. Cùng với đó, đảm bảo tcon có thời gian để tiếp thu và trả lời đơn giản.

phương pháp dạy trẻ tự kỷ mới nhất
Thông qua các món đồ vật, cha mẹ có thể dạy trẻ tự kỷ hiểu thêm về ngôn ngữ

8. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển của trẻ tự kỷ. Nếu trẻ có nhu cầu, đó là thời điểm vàng để bắt đầu dạy giao tiếp. Cha mẹ nên dùng các từ ngữ đơn giản và luôn lặp lại để bé hiểu và ghi nhớ. Đồng thời trong lúc nói chuyện hãy chắc chắn nhìn vào mắt và cho trẻ thời gian tiếp thu.

Người lớn cũng nên kiên nhẫn và sử dụng giọng nói rõ ràng, dễ nghe. Cố gắng tạo ra những tình huống giao tiếp tự nhiên trong cuộc sống như yêu cầu làm việc nhà để khuyến khích trẻ nói ra yêu cầu của mình. Như vậy, các bé sẽ dần học cách giao tiếp hiệu quả bên ngoài xã hội.

9. Dạy con có cấu trúc

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà là việc áp dụng những kỹ thuật học từ các nhà trị liệu và còn là sự nhất quán, kiên nhẫn và tạo dựng môi trường ổn định.

  • Môi trường học tập nhất quán: Trẻ tự kỷ học tốt nhất khi mọi thứ xung quanh đều ổn định và giống nhau. Việc tiếp tục các kỹ thuật trị liệu tại nhà sẽ giúp bé dễ chuyển hóa bài học từ môi trường này sang môi trường khác.
  • Tạo lịch trình cố định: Trẻ tự kỷ thấy an toàn hơn khi có thói quen rõ ràng. Một lịch trình đều đặn giúp con hiểu được điều sẽ xảy ra tiếp theo, giảm bớt cảm giác bối rối.
  • Khen thưởng hành vi tốt: Việc khen thưởng trẻ mỗi khi hành động đúng sẽ giúp củng cố thói quen tích cực. Hãy chắc chắn rằng sự khen ngợi thật rõ ràng để trẻ hiểu được hành động đúng đắn của mình.
dạy trẻ tự kỷ
Mỗi lời khen thưởng sẽ giúp trẻ tự kỷ phát huy hành vi tích cực nhiều hơn
  • Tạo không gian an toàn: Một không gian yên tĩnh, riêng biệt sẽ giúp trẻ tự kỷ thư giãn và thấy an toàn hơn. Các tín hiệu trực quan như nhãn dán, băng dán màu sẽ giúp trẻ nhận diện được khu vực nào là “an toàn”.
  • Bắt đầu và kết thúc hoạt động rõ ràng: Giúp trẻ hiểu khi nào bắt đầu và kết thúc một hoạt động sẽ giúp con dễ hòa nhập hơn. Như khi bắt đầu chơi, cha mẹ có thể nói “Bây giờ nên đọc sách” và khi kết thúc, đừng quên nói “Chơi xong rồi. Cất sách đi.”

10. Tạo nhu cầu cho trẻ

Muốn trẻ giao tiếp hiệu quả hơn, cha mẹ cần tạo ra tình huống khơi gợi nhu cầu và cho con tự thể hiện mong muốn của mình. Trẻ tự kỷ ít khi chủ động yêu cầu, tương tác nên việc tạo ra môi trường khuyến khích thể hiện nhu cầu là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách nên áp dụng để bé phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua kích thích nhu cầu của bản thân.

phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà
Cha mẹ cho bé cầm nắm đồ vật ngoài tầm với để con biết bày tỏ ý muốn và yêu cầu
  • Đặt đồ chơi, vật yêu thích trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với để trẻ tự yêu cầu
  • Để đồ vào hộp trong suốt nhưng khó mở nắp giúp trẻ nhận thức mình nên yêu cầu sự trợ giúp
  • Mang đến sự lựa chọn giữa vật trẻ thích và vật không thích để con biết cách bày tỏ ý muốn
  • Đưa từng món đồ, từng miếng ăn để trẻ có nhiều cơ hội yêu cầu và giao tiếp
  • Đưa các vật dụng cần thiết để trẻ phải yêu cầu thêm, ví dụ như chỉ đưa đàn mà không đưa que gõ
  • Làm trái với mong đợi của con như khi trẻ muốn ăn sữa chua nhưng cha mẹ đưa ống hút thay vì thìa để bé học cách từ chối và yêu cầu đúng vật cần thiết

Thành công trong cách dạy trẻ tự kỷ phụ thuộc vào tình yêu và sự nhẫn nại mà gia đình cùng cộng đồng dành cho bé. Mỗi ngày trôi qua, từng bước nhỏ sẽ tích góp thành những kết quả lớn lao, mang đến cho trẻ khả năng giao tiếp và hòa nhập tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • benhviennhitrunguong.gov.vn, benhvientamthanbentre.com.vn, vinmec.com,…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *