Tự kỷ hướng ngoại: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục
Ngược lại với suy nghĩ phổ biến, những người tự kỷ hướng ngoại thường khá hòa đồng và hay tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhưng bên trong, người bệnh vẫn đối mặt với những khó khăn riêng, đặc biệt là trong việc hiểu và có phản ứng đúng với cảm xúc của người khác, từ đó trở nên cô đơn và tách biệt.
Tự kỷ hướng ngoại là gì?
Tự kỷ hướng ngoại, hay còn được gọi là hội chứng cô đơn hướng ngoại, là một dạng rối loạn phát triển ít được nhắc đến so với tự kỷ điển hình. Những người mắc chứng này thường có khả năng hòa nhập tốt trong các sự kiện và đám đông, nhưng lại gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ gần gũi.
Đồng thời người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi tham gia các hoạt động xã hội và cần thời gian để nạp lại năng lượng một mình.
Biểu hiện nhận biết tự kỷ hướng ngoại
Biểu hiện của tự kỷ hướng ngoại xuất hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh:
- Gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện
- Có thể nói quá nhiều hoặc quá ít, không kiểm soát được điều cần nói
- Gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể
- Gặp khó khăn khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, dẫn đến hiểu lầm và thiếu kết nối với người khác
- Có những sở thích hoặc hành vi ám ảnh vào một số thứ cụ thể
- Dễ bị kích động bởi tiếng ồn, ánh sáng, gây ra tâm lý bất ổn và không thoải mái
- Thường cảm thấy lo lắng, gặp khó khăn khi phải duy trì trạng thái tinh thần ổn định
- Khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, dẫn đến hành vi bất thường và khó đoán
- Có lòng tự trọng thấp, thiếu tự tin và tự giác
- Thường cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, khó xây dựng và duy trì các mối quan hệ
- Thích an ủi người khác và hiểu chuyện từ nhỏ
Tự kỷ hướng ngoại và nguyên nhân hình thành
Nguyên nhân chính xác của tự kỷ hướng ngoại hiện vẫn đang được nghiên cứu, nhưng các nhà nghiên cứu đề xuất rằng có một số yếu tố có thể đóng vai trò gây ra chứng bệnh này như sau:
- Yếu tố môi trường: Môi trường sống có thể làm phát triển tự kỷ hướng ngoại như các yếu tố như căng thẳng trong gia đình, sự kiện sang chấn tâm lý, môi trường xã hội bất ổn,….
- Khác biệt trong cấu trúc não bộ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc não bộ của người mắc tự kỷ hướng ngoại so với người bình thường. Cụ thể, có sự thay đổi trong kích thước và hoạt động của các khu vực não liên quan đến giao tiếp và xã hội.
- Thiếu tình thương gia đình: Người mắc tự kỷ hướng ngoại do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc cần thiết từ phía gia đình. Điều này xảy ra khi cha mẹ bận rộn với công việc và không dành đủ thời gian lắng nghe cũng như chăm sóc con trẻ.
- Các bệnh lý về sức khỏe: Thai nhi có nguy cơ cao mắc tự kỷ hướng ngoại sớm khi mẹ bị các bệnh về hệ tiêu hóa, hô hấp, đái tháo đường trong quá trình mang thai. Việc sử dụng các loại thuốc không an toàn trong thai kỳ cũng có thể gây ra tác động tiêu cực và dẫn đến tự kỷ hướng ngoại khi trường thành.
- Các rối loạn khác: Các tình trạng bệnh lý nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ hướng ngoại. Những tình trạng này bao gồm hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, hội chứng Tourette và động kinh.
- Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sống gần nơi có phun thuốc trừ sâu khi đang mang thai, đặc biệt trong 8 tuần đầu thai kỳ có nguy cơ cao sinh ra con mắc tự kỷ hướng ngoại.
Cách khắc phục tự kỷ hướng ngoại bạn nên biết
Hiện tại không có phương pháp chữa khỏi tự kỷ hướng ngoại. Tuy nhiên, có một số cách sau đây có thể giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Ngày nay, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của người tự kỷ hướng ngoại. Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Cung cấp đủ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, các loại đậu, sữa, dầu ô liu,…
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi ngon và nguyên chất thay vì thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp hoặc đông lạnh
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể gây dị ứng và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn khi cần thiết
- Tránh thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa để giảm nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe
- Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là đối với những người tự kỷ hướng ngoại để đảm bảo năng lượng cơ thể luôn được cân bằng
- Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa chính, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tránh cảm giác thèm ăn quá mức
2. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý
Gặp chuyên gia tâm lý là một phần quan trọng trong quá trình hỗ trợ người tự kỷ hướng ngoại. Chuyên gia sẽ hướng dẫn và áp dụng các phương pháp tâm lý trị liệu để giúp họ vượt qua những khó khăn và phát triển một cách tích cực.
Các phương pháp tâm lý trị liệu hiệu quả cho người tự kỷ hướng ngoại bao gồm:
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Giúp nhận biết, thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó cải thiện cảm xúc cũng như hành vi của người tự kỷ hướng ngoại.
- Liệu pháp giao tiếp xã hội: Huấn luyện kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, giúp người bệnh tự tin và thoải mái hơn trong các mối quan hệ.
- Liệu pháp gia đình: Giúp gia đình hiểu rõ về tự kỷ hướng ngoại và tìm ra các cách hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
- Liệu pháp nhóm: Tạo cơ hội cho người tự kỷ hướng ngoại giao tiếp, chia sẻ và học hỏi từ những người có cùng chứng bệnh.
3. Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe về mặt tinh thần và thể chất đối với những người tự kỷ hướng ngoại.
- Đi bộ và chạy bộ là những hoạt động đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với mọi lứa tuổi
- Bơi lội là hoạt động thể chất dễ chịu cho các khớp xương
- Vận động cơ thể đồng thời khám phá môi trường xung quanh bằng cách đi xe đạp
- Tham gia các môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền nhằm mang lại hiệu quả tương tác và kết nối với người khác
4. Hoạt động xã hội
Tham gia vào các hoạt động xã hội không chỉ giúp người tự kỷ hướng ngoại phát triển kỹ năng giao tiếp mà còn tạo dựng mối quan hệ và kết nối với cộng đồng. Dưới đây là một số hoạt động phù hợp mà người bệnh có thể thực hiện:
- Tham gia câu lạc bộ hoặc nhóm: Tham gia vào một câu lạc bộ, hội nhóm có cùng sở thích sẽ giúp người bệnh gặp gỡ người có chung đam mê và tạo ra những mối quan hệ mới.
- Làm thiện nguyện: Tham gia vào các hoạt động tình nguyện vừa đóng góp cho cộng đồng vừa giúp kết bạn, gắn kết với người khác, đồng thời chia sẻ niềm đam mê chung.
- Tham gia các lớp học hoặc hội thảo: Tham gia vào các lớp học hoặc hội thảo về một chủ đề bản thân quan tâm là cách tốt nhất để học hỏi và gặp gỡ người khác nhằm tạo ra cơ hội giao tiếp và chia sẻ kiến thức.
- Tham gia các sự kiện xã hội: Dự các sự kiện như hội chợ, lễ hội, hòa nhạc không chỉ mang lại niềm vui mà còn tạo ra cơ hội gặp gỡ, kết bạn trong môi trường thoải mái và năng động.
5. Kết nối với gia đình, bạn bè
Việc kết nối với gia đình và bạn bè có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người tự kỷ hướng ngoại. Người bệnh có cơ hội luyện tập kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, từ đó tạo ra sự tự tin và thoải mái hơn khi tiếp xúc với người khác.
Ngoài ra, mối quan hệ thân thiết giúp giảm bớt cô đơn, căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Đồng thời, sự quan tâm và hỗ trợ từ người thân cũng như bạn bè giúp bệnh nhân cảm thấy bản thân không vô dụng và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.
Để thúc đẩy việc kết nối xã hội, cha mẹ và người thân cần khuyến khích người tự kỷ hướng ngoại tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sở thích và khả năng như câu lạc bộ, nhóm thể thao hoặc các hoạt động tình nguyện. Cùng với đó, tạo ra các cơ hội giao tiếp thông qua việc chơi đùa, đi dạo hoặc tham gia các hoạt động mua sắm cũng rất quan trọng.
Trong quá trình hỗ trợ, sự kiên nhẫn, thấu hiểu của gia đình và người thân giúp bệnh nhân hiểu được việc giao tiếp và tương tác xã hội tuy khó khăn nhưng có thể phát triển theo thời gian. Đồng thời sự hợp tác chuyên môn từ các chuyên gia tâm lý có thể giúp người tự kỷ hướng ngoại được động viên để phát triển và thăng tiến trong cuộc sống.
6. Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây có thể được sử dụng để giảm nhẹ một số triệu chứng của tự kỷ hướng ngoại như lo âu, trầm cảm và mất tập trung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
Một số loại thuốc Tây sau đây thường được sử dụng để điều trị tự kỷ hướng ngoại:
- Thuốc chống lo âu giúp giảm bớt các triệu chứng bồn chồn, lo lắng và khó ngủ.
- Thuốc chống trầm cảm nhằm cải thiện tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng như buồn bã, mất hứng thú và mệt mỏi.
- Thuốc kích thích thần kinh được dùng để hỗ trợ cải thiện khả năng tập trung và chú ý.
Tự kỷ hướng ngoại không phải là một căn bệnh có thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm bớt những suy nghĩ và hành động tiêu cực bằng cách lắng nghe và chia sẻ. Thông qua đó có thể giúp người bệnh cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Tự kỷ ám thị là gì? Có phải là bệnh?
- Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị tự kỷ
- Trầm cảm và tự kỷ: Cách phân biệt và điều
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!