Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, dễ kích động, và từ chối giao tiếp. Cải thiện tình trạng này sẽ giúp quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ nhỏ đạt hiệu quả tốt hơn.
Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hay ngủ không ngon giấc là dấu hiệu thường gặp ở trẻ tự kỷ. Việc thiếu ngủ khiến trẻ thiếu năng lượng, dễ cáu kỉnh và ngày càng cảm thấy xa rời cha mẹ, ít tương tác với mọi người.
Vậy là thế nào để xác định rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ? Phụ huynh cần theo dõi chu kỳ giấc ngủ của con sau một thời gian. Chú ý những biểu hiện bất thường dưới đây:
- Con cảm thấy khó ngủ, bứt rứt trước khi ngủ
- Càng gần giờ ngủ, sự lo lắng căng thẳng càng gia tăng
- Thời lượng ngủ ngắn, thường xuyên thức giấc giữa đêm, khó ngủ lại
- Thức dậy sớm do không ngủ lại được
- Luôn trong trạng thái lờ đờ vào ban ngày
- Dễ cáu kỉnh, tức giận do buồn ngủ
Trẻ nhỏ cần ngủ rất nhiều để đảm bảo đủ năng lượng và phát triển trí não toàn diện. Cụ thể thời gian ngủ trung bình theo từng độ tuổi của con như sau
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: đảm bảo 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ đến 6 tuổi: 10 đến 12 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ đến 12 tuổi: 10 đến 11 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ đến 16 tuổi: trung bình cần 8,5 tiếng mỗi ngày.
Thời lượng giấc ngủ có thể tăng hoặc giảm tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên tốt nhất nên đảm bảo thời lượng này, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu thời gian ngủ cùa trẻ bất thường thì có thể liên quan đến việc rối loạn giấc ngủ.
Xem thêm: Các dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp
Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Có rất nhiều yếu tố tác động khiến con bị rối loạn giấc ngủ mà phụ huynh cần phải biết. Theo các bác sĩ, các nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ bao gồm:
1. Nhạy cảm với yếu tố bên ngoài
Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh hay một số tác động xung quanh. Do đó, nếu vô tình để ánh sáng hay âm thanh lọt vào phòng, trẻ có thể thức giấc và không ngủ lại được.
Ngoài ra trẻ cũng có xu hướng nhạy cảm hơn với các thức uống. Ví dụ sử dụng một lượng nhỏ trà, nước tăng lực hay cà phê cũng khiến bé không thể nào ngủ được
2. Ảnh hưởng từ hormone melatonin
Melatonin là một loại hormone cần thiết giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Hormone này thường có mối liên hệ với amino axit tryptophan.
Ở trẻ tự kỷ, lượng amino axit tryptophan thường cao hoặc thấp hơn bình thường. Điều này khiến lượng hormone melatonin không được tiết ra đúng thời điểm cần thiết gây rối loạn giấc ngủ.
3. Rối loạn cảm xúc
Trẻ tự kỷ cũng thường kèm theo các rối loạn lo âu, trạng thái lo lắng căng thẳng quá mức. Sự lo lắng, căng thẳng này làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bé khó đi vào giấc ngủ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ tự kỷ cũng có xu hướng bồn chồn hơn các nhóm trẻ đồng trang lứa. Chính điều này góp phần gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ.
4. Thiếu các đồ vật thân thuộc
việc không có một bộ quần áo yêu thích, không có đồ chơi thân thuộc cũng khiến con cảm giác vô cùng khó chịu và không ngủ được
5. Ảnh hưởng bệnh lý
Tự kỷ có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe khác như viêm tai, hen suyễn hay động kinh. Chúng góp phần làm suy giảm chất lượng sức khỏe và giấc ngủ.
Hướng khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Tùy từng nguyên nhân mà các hướng khắc phục sẽ khác nhau. Phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có các phương pháp cải thiện kịp thời và an toàn nhất.
1. Thiết lập thời gian biểu khoa học cho con
Trong cách chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà, việc thiết lập thời gian biểu cho con là điều vô cùng cần thiết. Trẻ cần được rèn luyện thói quen sinh hoạt điều độ.
Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Để đảm bảo con có thể thực hiện đúng thời gian biểu đưa ra, các thành viên trong gia đình cũng cần tham gia.
Chẳng hạn khi nói bé đi ngủ, các thành viên cần diễn tả cho bé hiểu đi ngủ là gì. Đồng thời mọi người nên thực hiện nó thông qua các hành động như lên giường, đắp chăn và nhắm mắt.
Việc thiết lập thói quen này có thể sẽ khó khăn, nhưng hãy giúp trẻ kiên trì. Ngoài ra, mẹ có thể đọc truyện trước khi ngủ để con vừa tăng sự thông minh sáng tạo, vừa giúp con dễ ngủ hơn.
2. Kiểm soát không gian phòng ngủ
Để bé có một giấc ngủ ngon và chất lượng, tránh bị tỉnh giấc giữa chừng, mẹ cần chuẩn bị có một không gian phòng ngủ thật thoải mái. Phụ huynh cần chú ý những điều sau:
- Tránh gây ra các tiếng động trong khi bé đang ngủ
- Điều chỉnh nhiệt độ ở mức độ phù hợp từ trước khi bé ngủ, không nên thay đổi nhiệt độ nhiều lần. Một số bé có thể nhạy cảm với tiếng quạt thì không nên để quạt.
- Không nên mở cửa đổ để tránh các tiếng ồn bên ngoài lọt vào
- Che kín rèm khi bé ngủ để tránh ánh sáng bên ngoài lọt vào. Ánh sáng trong phòng nên dịu nhẹ để tránh bé khó chịu
- Dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, tránh mùi hương lạ trong phòng. Các loại tinh dầu có tác dụng an thần, nhưng một số trẻ có thể trở nên nhạy cảm với các mùi này. Hãy thử phản ứng của trẻ trước khi dùng.
- Đừng quên để các con thú nhồi bông hay đồ chơi mà bé yêu thích bên cạnh để bé thấy an toàn và thoải mái hơn.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Theo đó mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B, vitamin E, Canxi, Melatonin vào buổi tối để giúp bé ngủ ngon hơn.
Các nhóm thực phẩm giàu chất này hàng đầu như ngũ cốc nguyên hạt, thịt, trứng, hạt, cá ngừ, các loại rau củ có màu xanh đậm,…
Chú ý tránh các các loại nước ngọt, trà, nước tăng lực vào buổi tối. Ngoài ra chú ý cũng không nên cho bé ăn quá no, tránh trào ngược dạ dày gây mất ngủ.
Cho bé uống một cốc sữa ấm cũng là cách giúp con thư giãn và ngủ ngon hơn. Nhưng phụ huynh chỉ nên cho bé uống một lượng vừa đủ, nếu không bé sẽ đi tiểu đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ.
4. Giúp bé thư giãn thoải mái trước khi đi ngủ
Để hạn chế những lo lắng căng thẳng ở trẻ tự kỷ, phụ huynh cũng có thể áp dụng các biện pháp đơn giản để giảm nhanh các căng thẳng mệt mỏi.
Khi tinh thần được thoải mái, tâm trạng được thả lỏng sẽ giúp bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu hơn, tránh bị thức giấc giữa chừng.
Phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau:
- Tắm nước ấm cho bé vào buổi tối
- Cho bé mặc món đồ yêu thích
- Đọc truyện hay nói chuyện cùng con
- Cho con tránh xa các thiết bị điện tự trước khi ngủ
- Cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng
- Massage cho con
5. Vận động mỗi ngày
Trẻ tự kỷ thường chỉ thích chơi một mình mà ít vận động. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến con rơi vào tình trạng khó ngủ, chân tay bồn chồn về đêm.
Phụ huynh có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc cùng con vận động, tập thể dục thể thao mỗi ngày. Việc tập luyện thể dục thể thao có thể cải thiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ.
Nếu được hãy đưa con tham gia các hoạt động tập thể, có nhiều bạn bè đồng trang lứa để con mạnh dạn hơn, tăng tính tương tác với xã hội.
Chuyên gia cũng khuyến khích áp dụng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này giúp điều hòa melatonin trong cơ thể bằng cách cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn.
Trong mặt trời có chứa các vitamin D3 cần thiết giúp ích cho chất lượng giấc ng, hỗ trợ hấp thụ canxi. Thời điểm cho bé tắm nắng tốt nhất là từ 7-9h sáng, có thể linh hoạt thay đổi tùy vào mùa đông hay mùa hè.
6. Dùng thuốc cải thiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ khi thực sự cần thiết
Với tình trạng bé rối loạn giấc ngủ lâu ngày, phụ huynh có thể xem xét sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ. Việc sử dụng thuốc cần được sự chì định của bác sĩ, không được tự tiện cho trẻ uống thuốc.
Thuốc giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ đa phần các nhóm thuốc bổ sung vitamin cần thiết. Để đảm bảo thuốc không gây hại cho trẻ, cha mẹ phải tham khảo ý kiến chuyên gia.
Lạm dụng các loại thuốc này quá mức sẽ làm trẻ cảm thấy đau đầu, choáng váng, mệt mỏi nhiều hơn vào ban ngày. Thuốc cu4nh có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.
Vì vậy cần đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang đến những điều tốt nhất cho sức khỏe của con.
Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ dễ kích động, có những hành vi bộc phát thái quá. Trẻ có các vấn đề về rối loạn hành vi nặng, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Hiểu rõ các tác nhân gây bệnh sẽ giúp việc kiểm soát có kết quả tốt hơn, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu khác trên sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ tự kỷ hay la hét: Nguyên nhân và cách xử lý
- Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ và cách chăm sóc
- Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Thuốc điều trị khó ngủ – mất ngủ và những thông tin cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!