4 Cách giảm lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật đơn giản
Hầu hết các hình thức phẫu thuật đều có thể khiến cho người bệnh cảm thấy căng thẳng và hồi hộp. Do đó, nhiều người luôn muốn tìm cách giảm lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật để tinh thần được thoải mái và dễ chịu hơn.
4 Cách giảm lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật đơn giản
Lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật là một trong các vấn đề tâm lý, đôi lúc nỗi sợ có thể biểu hiện một cách quá mức khiến cho cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, tim đập nhanh liên tục, đau ngực. Tình trạng lo lắng thường xuất hiện khi người bệnh lo sợ về kết quả của ca phẫu thuật hoặc đã từng gặp phải những biến cố về phẫu thuật trước đó.
Bất kì nguyên nhân nào gây nên tình trạng lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật cũng cần được can thiệp nếu nó gây tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ khiến cho cuộc phẫu thuật bị trì hoãn hoặc không thể tiến hành được. Điều này cũng khiến cho sức khỏe và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn nên nắm vững 5 cách giảm lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật đơn giản sau đây.
1. Biết rõ về phương pháp mình sắp thực hiện
Một trong các bước quan trọng để giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng, stress đó chính là cung cấp đầy đủ, rõ ràng về bệnh tật, quy trình, liệu pháp và cách phẫu thuật cho họ. Khi người bệnh có sự hiểu biết nhất định về những điều mình sắp thực hiện sẽ giúp cho họ cảm thấy an tâm hơn và tránh được tình trạng hồi hộp, lo sợ.
Nếu nguyên nhân khiến bạn cảm thấy lo lắng và hoảng sợ trước khi tiến hành phẫu thuật là chưa nắm rõ những thông tin, kiến thức về những điều mình sắp thực hiện thì bạn cần đặt ra câu hỏi và tìm ra lời giải đáp trước khi cho chúng. Một khi bạn có được những dữ kiện và thông tin cần thiết thì tình trạng căng thẳng, áp lực sẽ dần được thuyên giảm.
Ngoài ra, nếu cảm giác lo lắng của bệnh liên quan đến vấn đề tài chính thì bạn cần tìm hiểu về những khoản phải chi trả, bảo hiểm tàn tật mà bạn hiện đang có hoặc những khoản mà bảo hiểm y tế sẽ chi trả sau khi bạn tiến hành phẫu thuật. Bạn hãy sắp xếp và lập nên một kế hoạch thanh toán viện phí để có thể giảm bớt nỗi lo về kinh tế.
2. Chia sẻ nỗi lo với bác sĩ phẫu thuật
Đối với một số trường hợp, bệnh nhân có thể lo lắng bởi vì không biết được kết quả sau quá trình phẫu thuật. Do đó, để giảm bớt căng thẳng bạn nên tìm đến bác sĩ phẫu thuật của mình để được cung cấp những thông tin sát với thực tế, kết quả có thể đạt được sau ca phẫu thuật và quá trình phục hồi của bệnh lý.
Nếu sau khi nắm rõ các thông tin nhưng cảm giác lo lắng, bồn chồn vẫn không hề thuyên giảm thì các bác sĩ có thể cân nhắc để kê đơn thuốc hỗ trợ bạn bình tĩnh hơn để cuộc phẫu thuật diễn ra tốt hơn. Trong các trường hợp này thì các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu sẽ được sử dụng nhiều.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng có một kinh nghiệm không tốt về việc phẫu thuật hoặc những người thân bên cạnh đã trải qua những khó khăn trong quá trình phẫu thuật thì bạn cũng nên chia sẻ thoải mái với bác sĩ. Các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin và xác định rõ ràng về tình trạng phẫu thuật của bạn, có thể ca phẫu thuật của bạn hoàn toàn không giống với trước đây, mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác.
3. Áp dụng các phương pháp thư giãn
Một số đối tượng có thể giảm bớt lo lắng trước phẫu thuật nhờ vào các phương pháp thư giãn như yoga, châm cứu, bấm huyệt, thôi miên, massage, sử dụng thảo dược,….Nếu bạn đã áp dụng hầu hết các phương pháp nhưng không là thuyên giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng thì có thể áp dụng những liệu pháp thư giãn, giúp tinh thần được thoải mái và dễ chịu hơn.
Một số loại thảo dược thiên nhiên như trà, bột, cá chiết xuất từ thực vật cần được sự đồng ý của bác sĩ phẫu thuật mới có thể sử dụng. Bởi vì một số loại thảo mộc tuy không mang tính chất gây hại nhưng lại tương tác nghiêm trọng với gây mê hoặc những loại thuốc điều trị khác. Một vài trường hợp có thể bị rối loạn nhịp tim, loãng máu hoặc những phản ứng xấu trong quá trình tiến hành phẫu thuật.
Trong một số nghiên cứu chuyên khoa cho biết rằng, việc đọc một quyển sách hoặc nghe vài bài nhạc trước khi phẫu thuật cũng có thể làm giảm bớt các chứng lo lắng, sợ hãi và giúp bạn không tập trung quá nhiều vào những điều sắp xảy ra. Hoặc nếu bạn thường xuyên đối phó với căng thẳng hàng ngày bằng các biện pháp như đi bộ, tắm nước ấm,…thì hãy thử thực hiện trong trường hợp này.
4. Tìm đến chuyên gia tư vấn
Nếu sự lo lắng, căng thẳng của bạn cứ tiếp tục diễn ra và càng gia tăng thì bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn. Ở một số trường hợp phẫu thuật như loại bỏ vú, kết quả phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, rối loạn cương dương sẽ làm cho người bệnh bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng. Đối với những tình trạng này cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để giúp họ có thể chấp nhận và đối phó với những thay đổi sắp xảy ra.
Hoặc nếu bạn đang phải đối mặt với một ca phẫu thuật nguy hiểm, có thể đe dọa đến cả tính mạng thì việc trò chuyện, chia sẻ với chuyên gia tư vấn sẽ giúp bạn tháo gỡ được các nỗi sợ, khúc mắc trong lòng. Việc được nói ra những khó khăn, suy nghĩ của mình với một người không trực tiếp tham gia đến cuộc sống sẽ giúp bạn cởi mở hơn.
Ngoài ra, việc tư vấn tâm lý cũng sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục được các nỗi sợ nếu bạn đã từng trải qua những kí ức không đẹp về việc phẫu thuật. Các nhà tâm lý trị liệu có thể hướng dẫn và giới thiệu cho bạn về những bài tập hữu ích giúp kiểm soát tốt tình trạng lo lắng, căng thẳng.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 4 cách giảm lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật. Hy vọng người bệnh có thể áp dụng thành công để hỗ trợ cân bằng cảm xúc, giúp cho quá trình phẫu thuật được diễn ra thuận lợi và thành công hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Căng thẳng stress có thể gây mất sữa ở mẹ sau sinh
- Mẹo hay giúp giảm stress trong học tập, thi cử
- Triệu chứng căng thẳng mệt mỏi – Cách thoát khỏi stress
- 24 cách giải tỏa stress trong công việc bạn nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!