Tại sao căng thẳng lại đau bụng, dạ dày? Cách giảm đau

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khi căng thẳng, cơ thể lại phản ứng bằng cách đau bụng, dạ dày? Điều này không phải hiếm gặp bởi nó là cách cơ thể phản ánh việc căng thẳng gây ra mất cân bằng. Nó cũng cho thấy hệ tiêu hóa và tâm trí có sự kết nối chặt chẽ nên khi căng thẳng lên cao, dạ dày là nơi đầu tiên cảm nhận được tác động.

Căng thẳng (stress) là gì?

Căng thẳng (stress) là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với những thách thức, mối đe dọa trong cuộc sống. Nếu căng thẳng kéo dài hoặc diễn ra với cường độ cao, sức khỏe tinh thần lẫn thể chất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến cảm giác kiệt quệ.

căng thẳng gây đau bụng và dạ dày
Căng thẳng xuất hiện khi con người đối mặt với khó khăn trong cuộc sống

Cụ thể hơn ở góc độ sinh lý, căng thẳng là cách cơ thể phản ứng với các yếu tố gây áp lực, còn gọi là “stressor”. Khi gặp phải stressor, hệ thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt gây phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” để bảo vệ cơ thể trước nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nó không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống sinh học và sức khỏe tổng thể.

Tại sao khi căng thẳng lại đau bụng, đau dạ dày?

Khi căng thẳng, dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp do mối liên hệ chặt chẽ giữa não và hệ tiêu hóa. Lúc rơi vào lo âu, cơ thể tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline, gây ra phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Phản ứng này làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày.

Ngoài việc làm chậm quá trình tiêu hóa, căng thẳng còn gây mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Sự cân bằng này bị xáo trộn làm hệ vi sinh vật trong ruột bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Điều này cho thấy căng thẳng kéo dài không chỉ tác động lên hệ thần kinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa, làm cho cơ thể khó hấp thu và tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.

stress gây đau bụng
Căng thẳng stress có thể gây các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khi căng thẳng kéo dài thì hệ thần kinh ruột (hay còn gọi là “bộ não thứ hai”) chịu tác động rất lớn. Nó có khả năng phản ứng với các hormone và chất dẫn truyền thần kinh tương tự như não. Điều này làm cho quá trình co bóp và tiêu hóa trong dạ dày trở nên bất thường. Kết quả là con người dễ gặp phải hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, căng thẳng còn làm thay đổi thói quen ăn uống khiến một người ăn quá nhiều, ăn đồ không lành mạnh, uống nhiều caffein và rượu. Những thực phẩm này chuyên làm tăng nguy cơ táo bón, khó tiêu hoặc ợ nóng.

Căng thẳng gây ảnh hưởng gì cho dạ dày?

Căng thẳng kéo dài diễn ra khiến cơ thể tiết ra một số hormone và hóa chất làm cản trở quá trình tiêu hóa, làm giảm khả năng sản xuất enzyme và kháng thể. Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng, gây ra chứng khó tiêu, co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón. Nhiều người còn gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn hoặc ăn uống mất kiểm soát, khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể.

Hơn nữa, nó còn làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có như viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng điển hình bao gồm đau rát vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng sau khi ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm loét dẫn đến những cơn đau dữ dội, xuất huyết dạ dày và suy giảm sức khỏe. Ngoài ra, căng thẳng cũng gây khó thở, mất ngủ cho người bệnh.

đau dạ dày do căng thẳng
Đau dạ dày không được kiểm soát sẽ làm xuất hiện cơn đau dữ dội ở thượng vị

Một tác động khác của căng thẳng là làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng suy nghĩ. Đồng thời làm cho các cơn đau bụng trở nên mãn tính và ảnh hưởng ngược lại lên não bộ làm giảm khả năng tự điều chỉnh cảm xúc.

Những thay đổi này có thể làm tăng độ nhạy cảm của hệ tiêu hóa, dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS) cùng vấn đề về đường ruột khác, cụ thể:

1.Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Căng thẳng quá mức làm sản sinh nhiều hormone gây ra tình trạng mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Một trong những hậu quả phổ biến là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khi axit từ dạ dày trào ngược lên gây ra triệu chứng như ợ nóng và đau rát sau ngực. Cảm giác này thường tồi tệ hơn sau bữa ăn, khi nằm xuống hoặc cúi xuống. Căng thẳng càng kéo dài, nguy cơ mắc GERD càng tăng cao.

2. Bệnh viêm ruột

Trầm cảm và căng thẳng mãn tính làm suy yếu hệ miễn dịch, qua đó làm tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm ruột. Trong các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, cơ thể nhầm lẫn các vi khuẩn có lợi là có hại, dẫn đến phản ứng miễn dịch quá mức và gây viêm. Tuy triệu chứng có thể khác nhau, nhưng viêm ruột dai dẳng và đau đớn là đặc điểm chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

3. Hội chứng ruột kích thích (ISB)

Hội chứng ruột kích thích IBS do căng thẳng gây ra các triệu chứng chướng bụng, đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện với vấn đề tiêu chảy, táo bón. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa rõ ràng, nhưng stress được xem là một yếu tố thúc đẩy phát triển IBS làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ tiêu hóa.

căng thẳng gây ảnh hưởng dạ dày
Hội chứng ruột kích thích do stress làm tăng mức độ nhảy cảm của hệ tiêu hóa

4. Một số vấn đề tiêu hóa khác

Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và đầy bụng. Điều này xảy ra do stress làm gián đoạn quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, khiến thức ăn không được tiêu hóa đúng cách và ứ đọng trong dạ dày. Nếu không kiểm soát được căng thẳng, những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Cách giảm đau bụng khi căng thẳng hiệu quả

Khi căng thẳng tăng lên, cơ thể có phản ứng tiêu cực bao gồm việc gây rối loạn hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng hiệu quả mỗi lần bị stress nên áp dụng ngay tại nhà để bảo vệ sức khỏe dạ dày thật tự nhiên và an toàn:

1. Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng đau bụng:

  • Ăn đa dạng 30 loại thực vật mỗi tuần (trái cây, rau, hạt, đậu, thảo mộc, gia vị)
  • Nấu bữa ăn với thực phẩm giàu chất xơ và polyphenol tốt cho đường ruột
  • Bổ sung thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, kimchi để hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột
  • Hạn chế ăn vặt giữa các bữa để ruột được nghỉ ngơi
  • Tránh thực phẩm siêu chế biến như xúc xích, đồ ăn nhanh
cách giảm đau bụng khi căng thẳng
Chế độ ăn kiêng khoa học mang lại hiệu quả giảm đau dạ dày

2. Uống thuốc

Trong trường hợp triệu chứng nặng hơn, việc sử dụng thuốc cũng là một lựa chọn hiệu quả. Các loại thuốc chống tiêu chảy như Imodium, thuốc giảm co thắt Buscopan có thể giúp giảm đau bụng và chuột rút. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

3. Dùng trà thảo mộc

Từ xưa đến nay vẫn luôn có nhiều loại loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa và giảm căng thẳng nhanh chóng. Người bệnh có thể thử các loại trà như gừng, hoa cúc hoặc bạc hà để giảm triệu chứng đau dạ dày mà còn mang lại cảm giác thư giãn, giúp bản thân bình tĩnh và cải thiện tinh thần.

Cách giảm stress, phòng ngừa bệnh dạ dày

Để giảm căng thẳng và phòng ngừa bệnh dạ dày, nên áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một vài cách hiệu quả sau đây cũng nên được tham khảo:

cách phòng ngừa stress gây đau dạ dày
Kỹ thuật thiền kết hợp hít thở sâu giúp giảm căng thẳng dễ dàng
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất nhiều hơn bằng việc đi bộ nhanh, yoga, khiêu vũ để giải phóng endorphin, mang lại cảm giác tích cực và giảm căng thẳng.
  • Thiền và hít thở sâu: Thiền định và kỹ thuật hít thở sâu với các bài tập thở đều đặn làm dịu hệ thần kinh, cải thiện phản ứng căng thẳng, nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh.
  • Kết nối với mọi người: Hãy chia sẻ lo lắng với bạn bè, gia đình để có thể giảm bớt áp lực tâm lý. Nếu căng thẳng trở nên nghiêm trọng thì việc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý sẽ rất hữu ích.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như thực phẩm chế biến sẵn, caffeine, đồ chua cay, đồ uống có cồn. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các thực phẩm lành mạnh để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi sau những ngày làm việc căng thẳng. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm để tinh thần luôn tỉnh táo và cơ thể sẵn sàng đối phó với căng thẳng.
  • Suy nghĩ tích cực: Thay vì lo lắng về điều mình không thể kiểm soát, hãy cố gắng phản ứng với vấn đề một cách tích cực. Nhận thức rằng các vấn đề có thể giải quyết giúp giảm bớt căng thẳng và các triệu chứng dạ dày liên quan.
  • Tư vấn và trị liệu chuyên sâu: Tư vấn và thực hành trị liệu liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể giúp quản lý và giảm căng thẳng hiệu quả. Phương pháp này còn giúp người bệnh hiểu rõ suy nghĩ tiêu cực gây căng thẳng và học cách điều chỉnh chúng.
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc lá và uống rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm tổn hại đến dạ dày và hệ vi sinh đường ruột. Bỏ thuốc và hạn chế tiêu thụ rượu bia là cách để cải thiện tình trạng căng thẳng và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn.

Những biện pháp đơn giản trên đây không chỉ giúp giảm stress mà còn có thể phòng ngừa hiệu quả các vấn đề về dạ dày có liên quan đến căng thẳng.

Vậy là, căng thẳng lại đau bụng, dạ dày không phải là hiện tượng bất thường, mà đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước áp lực. Việc giảm căng thẳng không chỉ giúp tinh thần thư thái mà còn là cách bảo vệ dạ dày khỏi những cơn đau khó chịu. Hãy lắng nghe cơ thể mình và tìm cách giải tỏa căng thẳng ngay khi có thể.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • vinmec.com, trungtamytequan10.medinet.gov.vn, tamanhhospital.vn,…
  • https://www.uchicagomedicine.org/forefront/gastrointestinal-articles/2024/january/stress-stomach-pain-when-to-see-a-doctor

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *