Căng thẳng stress gây mất ngủ và cách chữa trị hiệu quả
Theo thống kê cho biết rằng, hiện tại trên thế giới có khoảng 20% số lượng người thường xuyên gặp vấn đề căng thẳng, stress. Trong đó có hơn 50% các trường hợp người bệnh đều xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên. Vậy làm sao để chữa trị hiệu quả tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ?
Nguyên nhân căng thẳng stress gây mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người rơi vào tình trạng thiếu ngủ, mất cân bằng giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, khó ngủ. Hiện tượng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc có thể xác định được lý do gây ra mất ngủ cũng sẽ giúp cho bạn có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Căng thẳng stress gây ra mất ngủ và mất ngủ cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện các cảm giác lo lắng, bồn chồn, bất an. Trong một số nghiên cứu khoa học cũng cho biết rằng, những đối tượng bị stress thường sẽ kèm theo triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Khi con người thường xuyên suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực cũng sẽ khiến cho não bộ bị căng thẳng, đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng mất ngủ. Khi bị stress, cảm xúc của con người sẽ bị thay đổi, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, giấc ngủ dần bị đảo lộn.
Các nhà khoa học cũng cho biết rằng, khi căng thẳng stress kéo dài sẽ làm cơ thể gia tăng nồng độ hormone cortisol – đây là loại hormone làm tăng năng lượng của cơ thể, khiến cho người bệnh không thể đi vào giấc ngủ. Đặc biệt hơn, ngay cả khi người bệnh chìm vào giấc ngủ thì hormone cortisol cũng sẽ gây tác động và làm giấc ngủ gián đoạn, ngủ không sâu giấc, dễ mơ thấy ác mộng,…
Hậu quả của việc căng thẳng stress gây mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân căng thẳng stress gây mất ngủ, tuy nhiên hậu quả của các tình trạng này đều khá giống nhau. Nếu người bệnh không kịp thời ngăn chặn và kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Suy giảm sức đề kháng: Khi bộ não bị căng thẳng quá mức kèm theo chứng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho cơ thể dần bị suy nhược, sức đề kháng kém đi, từ đó người bệnh cũng có thể dễ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm khác.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim: Theo nhận định của các chuyên gia thì những đối tượng bị căng thẳng stress gây mất ngủ sẽ có khả năng bị nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường gấp 6 lần. Đây cũng chính là một trong các hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm mà stress có thể gây ra.
- Khả năng gặp phải những vấn đề về tâm thần: Những đối tượng bị stress nặng và không được điều trị đúng phương pháp sẽ gia tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu.
- Thay đổi tâm trạng bất thường: Mất ngủ cùng với những căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cho con người dễ bị thay đổi cảm xúc, tâm trạng, người bệnh sẽ thường hay nổi nóng, cáu gắt không rõ nguyên nhân.
- Rối loạn ăn uống: Hầu hết những người bệnh đều sẽ bị thay đổi về thói quen ăn uống, có người sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng nhưng cũng có trường hợp ăn quá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến cân nặng, gia tăng nguy cơ béo phì và các bệnh lý có liên quan.
- Suy giảm sinh lý: Đối với nam giới sẽ dễ bị các vấn đề như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, mất dần ham muốn tình dục. Còn đối với phụ nữ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, không đạt được khoái cảm.
- Gặp một số vấn đề về tóc, da liễu: Một số trường hợp căng thẳng stress gây mất ngủ có thể kèm theo những hậu quả như mụn trứng cá, rụng tóc, bệnh vảy nến, nổi mề đay, bệnh chàm,…
- Các vấn đề về tiêu hóa: Đường ruột và não bộ là 2 cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi não bộ bị căng thẳng quá mức cũng làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và ngược lại. Thông thường người bệnh sẽ dễ bị đau dạ dày, viêm ruột kích thích, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…
Cách chữa trị hiệu quả tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ
Tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ nếu không được can thiệp sớm sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế khi nhận thấy những thay đổi bất thường về giấc ngủ, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân bạn nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp hỗ trợ sau đây:
1. Ngủ nhiều hơn
Nghe có vẻ vô lý nhưng thực chất để cải thiện được tình trạng căng thẳng, stress gây mất ngủ bạn cần phải ngủ nhiều hơn, tập trung dành thời gian cho việc ngủ. Tuy nhiên, làm sao để có thể ngủ khi đang căng thẳng, lo lắng quá mức?
Hiện nay cũng có khá nhiều biện pháp để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh. Bạn có thể áp dụng các biện pháp từ thảo dược thiên nhiên như uống trà hoa cúc, trà atiso, trà bạc hà,…để giấc ngủ được cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá trước khi đi ngủ. Không ăn quá no vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn có một số loại thuốc có thể hỗ trợ cho giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên phương pháp dùng thuốc không được các chuyên gia khuyến khích bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, các bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để được cân nhắc lựa chọn những loại thuốc hỗ trợ phù hợp.
2. Xây dựng không gian phòng ngủ
Để giấc ngủ được trọn vẹn và ổn định hơn bạn nên chú ý nhiều đến không gian phòng ngủ. Việc lựa chọn và sắp xếp phòng ngủ một cách thoải mái cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng stress gây mất ngủ thì không nên đặt các thiết bị báo thức trong phòng để tránh làm phiền khi ngủ.
Người bệnh nên chọn chỗ ngủ yên tĩnh, không gian thoát mát, ít ánh sáng, nhiệt độ phòng phù hợp để hỗ trợ cho giấc ngủ sâu. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi chỗ ngủ, tìm một căn phòng khác để cải thiện sức khỏe, tạo cảm giác mới mẻ. Bên cạnh đó, thêm một ít tinh dầu vào trong phòng ngủ cũng là biện pháp tuyệt vời để bạn giảm stress, ngủ ngon hơn.
3. Vệ sinh giấc ngủ
Việc đầu tiên để có thể cải thiện được tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ là bạn nên vệ sinh giấc ngủ thật tốt. Người bệnh cần tuân thủ các quy tắc sau đây:
- Chỉ nên sử dụng giường ngủ là giấc ngủ và hoạt động tình dục, không vui đùa, làm việc, ăn uống tại giường.
- Không sử dụng bia rượu, các chất kích thích, không vận động quá mạnh hoặc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Nên tập trung giấc ngủ vào buổi tối, lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên ngủ trưa từ 15 đến 30 phút.
- Nếu trằn trọc không thể ngủ được, bạn hãy rời khỏi giường, đi lại ở một không gian khác để thư giãn.
- Không sử dụng các thiết bị chiếu sáng như tivi, điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
4. Viết nhật ký
Nếu không thể chia sẻ hoặc tâm sự những vấn đề của bản thân cho những người xung quanh, bạn nên tập thói quen viết nhật ký. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, khi bạn viết ra những cảm xúc, suy nghĩ của mình thì sẽ giúp tâm trạng được ổn định và cân bằng hơn.
Người bệnh nên cố gắng viết hết những muộn phiền, âu lo, tức giận của bản thân lên trang giấy để giải tỏa áp lực, căng thẳng. Bạn nên viết nhật ký vào buổi tối để có thể tổng kết được cả ngày, điều này cũng sẽ giúp cho bạn biết được những nguyên nhân gây ra căng thẳng, từ đó tìm hướng giải quyết phù hợp nhất.
5. Thường xuyên vận động
Để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, bạn nên thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao. Các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền,…cũng hỗ trợ giảm căng thẳng, stress, cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên, bạn nên tập thể dục vào buổi sáng sớm để hít thở không khí trong lành, đồng thời có được tinh thần sảng khoái để làm việc cho cả ngày. Tránh việc vận động vào gần sát giờ đi ngủ sẽ khiến cho tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng.
6. Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng góp phần giúp cho tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ được cải thiện đáng kể. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, những khoáng chất cần thiết và các loại vitamin bổ ích. Tăng cường ăn nhiều thịt, cá, rau củ quả, trái cây để giúp cơ thể được nâng cao sức khỏe.
Người bệnh có thể tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn những thực phẩm tốt cho giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, những món ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
7. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một trong các phương pháp có thể mang lại hiệu quả tốt cho việc cải thiện tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ. Các nhà trị liệu sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân để có thể có nhận thức và xác định được những hành vi, suy nghĩ đang gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ.
Sau khi đã xác định được cụ thể các chuyên gia sẽ hướng dẫn và ban hành những suy nghĩ, hành vi, hình thành thói quen mới theo hướng tích cực và lành mạnh hơn để người bệnh cải thiện giấc ngủ. Liệu pháp này còn có thể hỗ trợ giảm đi các cơn ác mộng, giật mình giữa đêm cho người bệnh có được giấc ngủ sâu và trọn vẹn.
Căng thẳng stress gây mất ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp, hiện nay có rất nhiều người rơi vào hiện tượng này và không biết cách để thoát ra khỏi chúng. Vì thế, ngay khi nhận thấy những triệu chứng của stress có kèm theo hiện tượng mất ngủ, bạn nên nhanh chóng tìm đến chuyên gia để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Stress nặng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn
- Bị stress nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện tâm trạng?
- Căng thẳng stress có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?
- Bị căng thẳng stress nên uống thuốc gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!