Hiện tượng bóng đè khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
Đã bao giờ bạn có cảm giác ngủ mê man, muốn thoát ra khỏi giấc ngủ không không thể nào cử động được? Dân gian gọi đây là hiện tượng bóng đè khi ngủ mà hầu hết ai cũng từng gặp phải. Tuy tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ mỗi người.
Hiện tượng bóng đè khi ngủ là gì ?
Hiện tượng bóng đè khi ngủ có tên tiếng Anh là sleep paralysis, hay còn được gọi là ma đè là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn hầu hết ai cũng từng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Theo các khảo sát của ngành Tâm thần học có đến 40% dân số thế giới đều gặp phải tình trạng này, đồng thời cũng có những người gặp tình trạng này nhưng không thể nhớ do cơn “bóng đè” chỉ xuất hiện trong vài chục giây.
“Bóng đè” có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả là trẻ em hay người trưởng thành, đặc biệt là những người yếu bóng vía, người yếu ớt, có thần kinh không vững. May mắn là bóng đè hầu như không gây ra bất cứ vấn đề nào nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên nếu nó diễn ra thường xuyên lại làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến tình thần người đó sa sút, kém tỉnh táo.
Hiện tượng bóng đè khi ngủ diễn ra thế nào
Hiện tượng bóng đè khi ngủ thường xuất hiện khi giấc ngủ đang trong quá trình chuyển giao giữa các giai đoạn khác nhau, thường là trạng thái giữa ngủ và thức. Lúc này bạn có thể cảm thấy mơ màng, vẫn có thể nhận thức không lại không thể biểu đạt ý muốn của bản thân, cảm thấy không thể di chuyển hay nói chuyện.
Nhiều người nói rằng khi bị bóng đè họ cảm thấy cơ thể nặng trĩu, cảm thấy gặp ác mộng vô cùng sợ hãi, cảm thấy có người đang hại mình nhưng không thể nào thoát ra được. Trong tâm lý của bạn có thể cảm thấy như vậy nhưng thực tế bên ngoài bạn vẫn có thể biểu lộ như toàn thân run rẩy, miệng mấp máy, vã mồ hôi, người nóng ran nếu gặp ác mộng.
Đôi khi trong những cơ mê man, bạn cũng có thể gặp những ảo giác đáng sợ. Có thể cảm thất lồng ngực đau nhức, không thể thở được, do đó khi tỉnh dậy bạn đang trong trạng thái hoảng sợ, đau nhức người, trạng thái tê liệt toàn thân vẫn còn tiếp diễn trong vài phút. Càng cố thoát ra khỏi sự kìm hãm trong giấc mơ thì tình trạng càng trầm trọng hơn.
Một số người sau khi thức dậy vẫn chưa thể tỉnh táo hoàn toàn và vẫn trong trạng thái lơ lửng, nửa tỉnh nửa mơ như bị thôi miên. Giấc mơ của họ có cảm giác chân thật do chịu những tác động từ thực tại nên sau khi thoát khỏi cơn “bóng đè” họ vẫn có cảm giác nghe thấy tiếng ồn, tiếng khóc hay tiếng cười từ bên trong giấc mơ.
Một số trạng thái điển hình khi bị bóng đề bao gồm
- Ảo giác đột nhập: Trong cơn mê man bạn cảm thấy như đang có người đột nhập vào phòng, đang đi lại, thậm chí là lên giường ngủ cùng. Điều này khiến bạn cảm thấy hoảng sợ, tê cứng chân tay, người vã mồ hôi và mỏi nhừ sau khi tỉnh giấc.
- Ảo giác thăng bằng: Đây là một trong những tình trạng nhiều người gặp phải. Theo đó bạn có cảm giác như đang rơi từ rất cao, xoay vòng, trượt ngã, chới với từ một nơi rất cao và cảm tưởng như không thể chạm đất. Thường bạn sẽ bị tỉnh giấc giữa chừng khi chưa chạm đất với cảm giác sợ hãi, tim đập mạnh, đầu óc choáng váng.
- Ảo giác thực thể: Đây cũng là dạng ảo giác phổ biến nhất của mà nhiều người bị bóng đè thường xuyên gặp. Theo đó bạn sẽ có cảm giác như đang bị đè ở vùng bụng và ngực khiến không thở được, tỉnh giấc đột ngột do thiếu oxi lên não. Trên những người mắc chứng suy nhược thần kinh thậm có có thể gặp phải dạng bóng đè này 2-3 lần/1 đêm.
Các cảm giác trên cực kỳ chân thật và còn biểu hiệu thông qua sự hoảng sợ, hơi thở của bạn au khi tỉnh giấc. Dù sau đó bạn có thể đi vào giấc ngủ lại như bình thường nhưng tâm trạng vẫn còn hoang mang và khó có thể ngủ ngon hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè khi ngủ
Dân gian xưa cho rằng đây là hiện tượng mang yếu tố tâm linh, có liên quan đến ma quỷ hay những điều xấu xa. Ở Việt Nam còn hay dùng cụm từ “yếu bóng vía” nên dễ gặp ma dành cho những người thường xuyên bị bóng đè. Tuy nhiên trên thực tế đã được khoa học chứng minh hiện tượng bóng đè khi ngủ hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề tâm linh huyền bí.
Theo đó các nhà khoa học đã cho thấy nguyên nhân gây ra tình trạng này có liên quan đến các dạng tê liệt thần kinh xảy ra khi ngủ, cụ thể là liên quan đến chu kỳ giấc ngủ, đặc biệt là ở . Đồng thời bệnh cũng có nguy cơ xuất hiện khi người bệnh đang gặp những rối loạn thần kinh hay rối loạn giấc ngủ khác.
Cơ chế kích hoạt hiện tượng bóng đè khi ngủ bắt đầu do một số phần trong não của bạn thức dậy và hoàn toàn tỉnh táo trong khi các phần não còn lại vẫn đang ở trong trạng thái ngủ sâu. Tuy nhiên có thể các phần não đang ngủ đó mới là cơ quan đảm nhận vai trò điều khiển chức năng vận động nên khiến cơ quan chân, tay có cảm giác như bị tê liệt.
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bóng đè bao gồm
- Yếu tố di truyền nếu trong gia đình có tiền sử có người bị rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ lâu năm
- Người mất ngủ, thiếu ngủ trong thời gian dài
- Người làm việc quá sức hay căng thẳng tâm lý quá mức trong thời gian liên tục
- Mắc chứng ngủ rũ một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính khiến người bệnh có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày
- Rối loạn lưỡng cực
- Bị chuột rút hay tê bì chân tay vào ban đêm, thường xuất hiện trên những người béo phì thừa cân, người già hay phụ nữ mang thai
- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, cà phê…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh mãn tính
- Giờ giấc ngủ không cố định
- Người bị rối loạn căng thẳng có liên quan đến các chấn thương
- Người suy nghĩ và làm việc quá nhiều vào ban ngày
Hướng điều trị hiện tượng bóng đè khi ngủ
Như đã nói, hiện tượng bóng đè khi ngủ không phải là tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Sau khi tỉnh dậy và ngủ lại được, người bệnh cũng không nhớ quá nhiều về tình huống mà mình đã gặp trước đó.
Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên khiến người bệnh phải tỉnh giấc giữa chừng nhiều lần sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và sa sút tinh thần. Chẳng hạn như hôm sau thiếu tỉnh táo, choáng váng, hoang mang về những gì xảy ra vào ngày hôm trước. Với những người tin vào những điều tâm linh còn hoảng loạn cho rằng nhà mình có ma.
Do đó nếu các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên bạn nên đi khám bệnh để kiểm tra các vấn đề về sức khỏe và tìm hiểu kỹ đâu là nguyên nhân gây bệnh và có hướng khắc phục phù hợp.
Dùng thuốc điều trị
Hiện tượng bóng đè khi ngủ không phải là bệnh lý nên sẽ không có thuốc điều trị. Tuy nhiên trong các trường hợp có liên quan đến dấu hiệu mất ngủ thường xuyên hay các bệnh lý khác bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bệnh đó để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Một số thuốc điển hình có thể được chỉ định như Axit – Hydroxybutyric (GHB), thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc an thần hoặc điện cực nghiên cứu giấc ngủ. Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh quay lại toàn bộ diễn biến giấc ngủ để xác định các hành vi khi bị bóng đè, từ đó đó đưa ra hướng khắc phục phù hợp.
Nên làm gì khi bị bóng đè?
Không thể nào biết khi nào bạn lại bị bóng đè và cũng rất khó để có thể điều khiển hành vi nhận thức của bản thân khi đang trong trạng thái mơ màng, tuy nhiên nếu học được các kiểm soát sớm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo thực hiện các cách sau đây để giảm những trạng thái hoảng sợ quá mức khi bị bóng đè
- Không nên cố gắng dãy giụa và phản ứng, ngược lại hãy để cơ thể thả lỏng. Hãy cố gắng tự trấn tĩnh và nằm yên, mọi chuyện sẽ qua từ từ bởi các cơn bóng đè thường chỉ xuất hiện trong vài giây, vài phút hoặc nhiều nhất là 30 phút .
- Thử cử động mặt, chẳng hạn như nhăn mặt lại có thể giúp bạn nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng bị bóng đè
- Cử động ngón tay
- Cố gắng hít thở sâu và từ từ
- Cố gắng ho hoặc nói chuyện để thoát khỏi những ảo giác
- Ngủ cùng một ai đó để họ có thể đánh thức bạn nếu có các dấu hiệu bị bóng đè
- Uống một cốc nước ấm sau khi tỉnh dậy để xoa dịu cảm xúc và đi vào giấc ngủ ổn định hơn.
Dù vậy thực tế những người thường bị bóng đè thường có tâm lý khá yếu, cơ thể mệt mỏi nên rất khó để kiểm soát tâm trí. Bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được hướng dẫn những cách thoát khỏi những giấc ngủ mê man hiệu quả nhất.
Phòng tránh hiện tượng bóng đè khi ngủ
Để hạn chế hiện tượng bóng đè khi ngủ, bạn cần có một sức khỏe tốt hơn, một nơi ngủ thoải mái và tinh thần được thả lỏng. Việc phòng tránh hiện tượng này hoàn toàn dễ dàng và bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc các bệnh lý liên quan thì cần đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn mới hạn chế được tối đa nguy cơ bị bóng đè.
Một số cách đơn giản giúp giảm nguy cơ bị bóng đè như
- Nghỉ ngơi thơi thoải mái rộng rãi và sạch sẽ
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức khiến đầu óc căng thẳng, cơ thể mệt mỏi
- Tránh xem các bộ phim hay các chương trình có tình tàn bạo gây kích thích thần kinh trước khi đi ngủ. Tốt nhất hãy tránh xa các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ từ 30p- 1h để tinh thần được thư giãn thả lỏng
- Đọc sách, nghe các bản nhạc nhẹ hay đi bộ vài vòng trước khi đi ngủ sẽ đem đến chất lượng giấc ngủ tuyệt vời hơn
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ
- Không gian phòng ngủ rộng rãi thoải mái, mát mẻ
- Bạn có thể dùng thêm các máy xông tinh dầu trong phòng để cải thiện không khí và chất lượng giấc ngủ
- Không ăn tối quá muộn hay quá no, đặc biệt là tránh xa các bữa tối quá nhiều dầu mỡ
- Uống sữa ấm hay một số loại trà thảo mộc để có chất lượng giấc ngủ tuyệt vời hơn
- Tập yoga hay thiền trước khi đi ngủ giúp cho tinh thần thư giãn và ngủ sâu hơn
- Giữ ấm cơ thể trước khi ngủ, nếu bị tê bì hay chuột rút thường xuyên, bạn có thể bôi một ít dầu nóng vào chân và đi tất sẽ thấy tình trạng này giảm tần suất xuất hiện
- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
- Ngủ với ánh đèn dịu nhẹ
- Không nên nằm sấp khi ngủ
- Tránh xa bia rượu và các chất kích thích khác
Ai cũng từng gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ ít nhất 1 lần trong đời, tuy nhiên thật may mắn đây không phải tình trạng quá nguy hiểm. Điều chỉnh lối sống lành mạnh, thư giãn tinh thần là các đơn giản nhất để loại bỏ tình trạng này và giúp bạn có một giấc ngủ tuyệt vời hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS): Nguyên nhân và cách khắc phục
- 7 hội chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm bạn nên quan tâm
- Rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca (ca đêm) và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!