Hội chứng sợ yêu (Philophobia): Hướng dẫn cách vượt qua
Hội chứng sợ yêu (Philophobia) là nỗi sợ hãi, lo lắng và đau khổ hoang đường về tình yêu. Hội chứng này khiến người bệnh né tránh cảm giác yêu đương.
Hội chứng sợ yêu (Philophobia) là gì?
Yêu là một cảm xúc tích cực và cần thiết. Nhưng những hội chứng tâm lý liên quan đến tình yêu như hội chứng Adele (chứng cuồng yêu) và hội chứng sợ yêu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Hội chứng sợ yêu (Philophobia) là rối loạn tâm lý đặc trưng bởi nỗi sợ vô lý, thậm chí hoang đường về tình yêu. Người bệnh sợ bản thân nảy sinh cảm giác yêu đương.
Thậm chí, người bệnh ám ảnh đến mức không dám nghĩ đến việc bản thân yêu một ai đó. Nỗi sợ yêu đương khiến họ run rẩy, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.
hilophobia gây ra nhiều phiền toái, cản trở trong cuộc sống. Hội chứng này cản trở người bệnh phát triển và duy trì các mối quan hệ tình cảm.
Vì vậy, việc điều trị sớm, tích cực là điều cần thiết để phòng ngừa các biến chứng lâu dài.
Nhận biết hội chứng sợ yêu – Philophobia
Những người có tâm lý sợ yêu có thể che đậy tổn thương bằng hình mẫu mạnh mẽ, gai góc. Tuy nhiên, họ không thể khống chế cảm giác sợ hãi, và các biểu hiện đi kèm.
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ yêu, hay hội chứng Philophobia, bao gồm:
- Có nỗi lo sợ thường trực về tình yêu
- Lo ngại bản thân sẽ có cảm xúc yêu với ai đó và ngược lại.
- Sợ hãi và lo lắng cùng cực khi cảm thấy thích ai đó
- Tìm mọi cách chấm dứt mối quan hệ
- Nỗ lực kiểm soát bản thân để tránh rơi vào tình yêu
- Né tránh, chấm dứt mối quan hệ với người có nguy cơ phát triển cảm xúc lãng mạn
- Chỉ duy trì mối quan hệ với người nhất định
- Sợ tình thân, tình cảm thân thiết với bạn bè, đồng nghiệp,…
Ngoài ra, họ còn có những triệu chứng thể chất sau đây khi nghĩ đến, hoặc đối diện với tình yêu:
- Khó thở
- Tim đập nhanh
- Buồn nôn
- Khô miệng
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi lạnh
- Ngất xỉu vì kích động
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ yêu
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể kích phát chứng Philophobia bao gồm:
1. Tính di truyền
Các hội chứng sợ được cho là đều có liên quan đếndi truyền. Đa phần những người có bố mẹ, anh chị em ruột mắc chứng Philophobia sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường.
Nguyên nhân có thể là do gen, hoặc do hạch hạnh nhân bên trong não bộ hoạt động quá mức.
2. Mắc chứng rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế
Rối loạn này thường xảy ra ở trẻ không được gia đình quan tâm, chăm sóc. Sự vô tâm của người thân khiến trẻ lớn lên không muốn có mối quan hệ thân thiết với bất cứ ai.
Các chuyên gia nhận thấy, trẻ mắc rối loạn này sẽ có nguy cơ phát triển chứng Philophobia cao hơn bình thường.
3. Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ
Chứng Philophobia thường phát triển ở những người có trải nghiệm tiêu cực về các mối quan hệ như:
- Bị bỏ rơi gia đình hoặc người yêu bỏ rơi
- Bị lạm dụng tình cảm, hay lạm dụng tình dục
- Trải qua cú sốc như cha mẹ, hay người yêu mất đột ngột
- Cuộc sống gia đình nặng nề, không hạnh phúc
- Từng đổ vỡ trong hôn nhân, hoặc mất mát trong tình yêu
Để bảo vệ bản thân, trẻ lớn lên sẽ hình thành tâm lý sợ yêu và né tránh hoàn toàn các mối quan hệ tình cảm.
4. Mắc các rối loạn ám ảnh sợ hãi
Người có các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi như hội chứng sợ kết hôn, hội chứng sợ bị bỏ rơi,… sẽ có nguy cơ mắc chứng Philophobia cao hơn.
Những hội chứng này đều có liên quan đến tình yêu. Người bệnh bị ám ảnh, và có nỗi sợ sẽ phải trải qua cảm giác đau khổ, thất vọng cùng cực một lần nữa
Xem thêm: Hội Chứng Sợ Kết Hôn (Gamophobia): Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Hội chứng sợ yêu và những hệ lụy không ngờ
Hội chứng sợ yêu không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm trong cuộc sống mà còn kéo theo nhiều khó khăn, cản trở đối với công việc, học tập, các mối quan hệ.
Nếu không được điều trị, hội chứng này sẽ kéo dài suốt đời và có nguy cơ gây ra những biến chứng sau:
- Người bệnh khó tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc
- Cảm giác sợ hãi dai dẳng khiến tinh thần luôn căng thẳng.
- Người bệnh có thể phát triển rối loạn lo âu và trầm cảm
- Luôn từ chối bước vào mối quan hệ tình cảm vì sợ đau khổ, phản bội, chia ly,…
- Những lời nói, hành động tàn nhẫn, lạnh lùng với người mình yêu khiến bệnh nhân dằn vặt, tội lỗi.
- Người bệnh thường xuyên tìm đến rượu bia, chất kích thích
- Nam giới có nguy cơ cao bị rối loạn cương dương và xuất tinh sớm.
- Nữ giới có nguy cơ rối loạn tình dục, sợ hãi khi nghĩ đến việc gần gũi với ai đó.
- Có khả năng sống cô độc suốt đời nếu không được điều trị
Chất lượng cuộc sống suy giảm là biến chứng thường thấy ở người mắc hội chứng Philophobia. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này có thể sâu sắc hơn nếu không được điều trị sớm.
Thực tế có rất nhiều trường hợp bị trầm cảm, rối loạn lo âu, thậm chí tự cô lập bản thân vì sợ hãi sẽ nảy sinh cảm xúc yêu đương.
Cách chẩn đoán và vượt qua hội chứng sợ yêu
DSM-5 đã xác nhận Philophobia là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi chính thức. Do đó, bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn DSM-5 để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Chẩn đoán hội chứng sợ yêu sẽ bao gồm khai thác triệu chứng và sàng lọc những yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, cá nhân, trải nghiệm đau buồn trong quá khứ,…
Kiểm soát nỗi sợ vô lý về tình yêu sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ những khó khăn trong công việc, học tập, thoải mái phát triển và duy trì các mối quan hệ lâu dài.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ, điều trị chứng Philophobia không nhất thiết vì mục đích phát triển các mối quan hệ tình cảm.
1. Liệu pháp tiếp xúc
Liệu pháp tiếp xúc là phương pháp hiệu quả đối với các rối loạn ám ảnh sợ cụ thể, bao gồm cả chứng Philophobia.
Mục tiêu của liệu pháp này là giúp giảm nỗi sợ vô lý về tình yêu bằng cách thường xuyên đề cập đến nỗi sợ trong các cuộc trò chuyện.
Sau khi đã thích nghi, chuyên gia có thể đặt ra những yêu cầu cao hơn như xây dựng các mối quan hệ tình cảm, hoặc để cảm xúc của bản thân phát triển tự nhiên.
2. Liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp nhận thức hành vi là lựa chọn tối ưu cho hội chứng sợ yêu. Thông qua hình thức trò chuyện trao đổi, chuyên gia tâm lý sẽ hiểu rõ hơn về tâm lý người bệnh
Sau khi trải qua một mối quan hệ tan vỡ, tâm lý sợ yêu là cách phản kháng để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương và thất vọng.
Tuy nhiên, đa phần mọi người đều có thể cân bằng lại sau một thời gian và chỉ có một số ít trường hợp phát triển thành hội chứng sợ yêu.
Trong liệu pháp nhận thức hành vi, chuyên gia sẽ giúp điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực về tình yêu và các mối quan hệ tình cảm.
Khi suy nghĩ thay đổi, nỗi sợ quá mức về tình yêu sẽ giảm dần. Hành vi né tránh, từ chối các mối quan hệ tình cảm cũng sẽ dần được khắc phục.
3. Liệu pháp thôi miên
Liệu pháp thôi miên được xem như công cụ hỗ trợ cho liệu pháp tiếp xúc. Bởi việc thực hành phát triển mối quan hệ tình cảm ngoài đời thực đôi khi không thể thực hiện.
Trong trường hợp này, chuyên gia sẽ sử dụng liệu pháp thôi miên để người bệnh có thể tưởng tượng những tình huống như đang ở trong mối quan hệ tình cảm, phát triển tình cảm với một ai đó,…
4. Liệu pháp hóa dược
Trong trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện quá khích, bác sĩ có thể kê đơn nhằm giảm bớt những triệu chứng lo âu, hoảng loạn, hay các biểu hiện như mất ngủ.
Các loại thuốc thường dùng bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta,…
Liệu pháp hóa dược có thể gây ra những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khô miệng,… nên cần cẩn thận. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có những biểu hiện lạ.
Hội chứng sợ yêu có thể được kiểm soát nếu cải thiện sớm và tích cực trị liệu. Quan trọng là chính bản thân người bệnh phải có ý chí thay đổi, cố gắng cải thiện trạng thái.
Bệnh nhân sẽ từng bước vượt qua cảm giác sợ hãi, qua đó thuận lợi phát triển các mối quan hệ tình cảm với những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
- Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Yêu Mình (Erotomania)
- Một Số Vấn Đề Thường Gây Mâu Thuẫn Trong Hôn Nhân Gia Đình
- Những Điều Cần Biết Khi Yêu Người Ái Kỷ
- 6 Cách Giải Quyết Hiểu Lầm Chấm Dứt Xung Đột Trong Tình Yêu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!