Mất ngủ sau sinh có tự khỏi không? Có chữa được không?
Mất ngủ sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng của mẹ mà còn làm giảm lượng sữa được tiết ra, chất lượng sữa bị suy giảm. Vậy mất ngủ sau sinh có tự khỏi không? Có chữa được không?
Tổng quan về chứng mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh có thể được chẩn đoán khi các bà mẹ trong thời kì hậu sản thường xuyên cảm thấy buồn ngủ nhưng không thể nào chợp mắt được, cho dù bé đang ngủ say giấc. Những đối tượng này thường xuyên than phiền vì cảm thấy bồn chồn, lo lắng và luôn lo sợ có điều gì xảy ra đối với con, thường xuyên kiểm tra xem giấc ngủ của con có bị tác động xấu không và cảm thấy lo lắng quá mức mỗi khi nghe bé khóc.
Mất ngủ sau sinh có mối quan hệ khá mật thiết với tình trạng trầm cảm sau sinh, thế nhưng trong một số trường hợp tình trạng mất ngủ chỉ xảy ra độc lập và không kèm theo bất kì triệu chứng nào khác. Hiện tượng ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn sẽ thường gặp ở những bà mẹ sau khi sinh con và vẫn còn trong giai đoạn chăm trẻ sơ sinh.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh như:
- Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh, nội tiết tố của phụ nữ bị thay đổi nhanh chóng, nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ bị giảm đi đáng kể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, nghiêm trọng hơn là chứng trầm cảm sau sinh.
- Thời gian bị đảo lộn: Đa phần các bà mẹ sau khi sinh con, đặc biệt là những trường hợp lần đầu sinh con sẽ khó có thể thích nghi với giờ giấc sinh hoạt của trẻ. Mẹ cũng thường xuyên phải thức đêm để cho con bú, thay tả,…Vì thế mà giấc ngủ của mẹ thường xuyên bị gián đoạn, gây nên sự khó khăn trong giấc ngủ.
- Áp lực tâm lý: Trong giai đoạn chăm con, đặc biệt là lúc trẻ sơ sinh, các mẹ thường phải chịu nhiều áp lực, lo lắng đến từ gia đình, người thân hoặc thậm chí là bản thân. Điều này sẽ làm cho não bộ bị tác động xấu, gây ra các suy nghĩ tiêu cực và làm cho giấc ngủ không được trọn vẹn.
- Tác động từ môi trường: Những yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, thời tiết, nhiệt độ, không gian phòng ngủ bí bách,….cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ sau sinh.
Tác hại của chứng mất ngủ sau sinh
Tình trạng mất ngủ sau sinh hiện đang rất phổ biến, nó có thể xuất hiện ở thời gian đầu bởi mẹ phải thường xuyên thức đêm để chăm trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ bĩm. Các chị em phụ nữ sau sinh nếu rơi vào trạng thái mất ngủ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, dễ nóng giận, cáu gắt, tâm trạng thay đổi bất thường.
Bên cạnh đó, đối với những mẹ bĩm đang trong giai đoạn cho con bú thì tình trạng mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến hormone giúp kích thích sữa mẹ tiết ra. Từ đó sẽ làm cho lượng sữa của mẹ bị hạn chế lại, đôi lúc sẽ bị mất sữa.
Trong một số nghiên cứu chuyên khoa cho biết rằng, nếu mẹ thường xuyên tức giận, cáu gắt sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra một loại độc tố gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Điều này sẽ tác động xấu đến chức năng tiêu hóa, sức đề kháng và làm chậm quá trình phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ.
Đối với một số trường hợp thì tình trạng mất ngủ sau sinh còn là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm sau sinh. Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến cho mẹ xuất hiện cá suy nghi bi quan, tiêu cực về cuộc sống và dần mất đi hứng thú với việc chăm sóc con nhỏ và cả bản thân. Còn đối với giai đoạn nặng hơn, các mẹ bĩm khi bị trầm cảm sẽ không muốn trò chuyện, gặp gỡ bất kì ai, kể cả con của mình. Thậm chí, các mẹ còn nảy sinh cảm giác ghét bỏ, chán ghét chính con ruột của mình.
Mất ngủ sau sinh có tự khỏi không? Có chữa được không?
Mất ngủ sau sinh có tự khỏi không? Có chữa được không? Theo nhận định của các chuyên gia thì chứng mất ngủ sau sinh khó có thể tự khỏi nhưng vẫn chữa được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc có thể phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được kiểm soát tốt hơn. Tình trạng mất ngủ sau sinh càng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé, nhiều nguy cơ biến chứng thành trầm cảm sau sinh, quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp hơn.
Các bác sĩ cho biết rằng, nếu có thể khai thác và biết rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do đó, ngay khi nhận thấy những thay đổi bất thường trong giấc ngủ, tâm trạng bạn nên nhanh chóng tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng các phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bị Stress khi cho con bú: Ảnh hưởng & Cách khắc phục
Cách điều trị mất ngủ sau sinh an toàn và hiệu quả
Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dành riêng cho mỗi bệnh nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân, mức độ bệnh của mỗi đối tượng mà các chuyên gia có thể áp dụng 1 hoặc đồng thời các phương pháp sau đây.
1. Điều trị theo Đông y
Trong y học cổ truyền thì tình trạng mất ngủ sau sinh xuất phát từ tâm tỳ hư, can khí uất. Các bài thuốc hỗ trợ điều trị sẽ giúp khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng, giúp giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị mất ngủ sau sinh như:
1.1 Bài thuốc trị mất ngủ sau sinh do suy nhược cơ thể
Chuẩn bị nguyên liệu: 3g điếu đằng câu, 3g xuyên khung, 3g đương quy, 4g phục linh, 2g sài hồ, 1,5g cam thảo.
Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị và sắc cùng lượng nước vừa phải. Chia thuốc ra 3 lần và uống trong 1 ngày.
1.2 Chữa mất ngủ sau sinh do tâm tỳ hư
Chuẩn bị nguyên liệu: 8g nhân sâm, 8g viễn chí, 12g long vỉ, 12g thạch xương bồ, 12g phục thần, 12g phục linh.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch và sắc lấy nước uống trong ngày.
1.3 Trị chứng mất ngủ sau sinh vì dạ dày kém, khó tiêu
Chuẩn bị nguyên liệu: 6g cam thảo, 8g trúc như, 8g chỉ thực, 12g quất hồng bì, 12g bán hạ, 12g phục linh.
Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và dùng lượng nước vừa phải để sắc uống. Chia đều thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày.
1.4 Chữa chứng mất ngủ sau sinh do tâm hỏa vượng
Chuẩn bị nguyên liệu: 4g chu sa, 2g sinh địa, 2g quy nhân, 2g chích thảo.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu tán nhuyễn thành dạng bột và vo thành từng viên nhỏ.
- Mỗi lần uống lấy 1 viên khoảng (4 đến 12g) hòa tan cùng nước nóng.
- Uống khi nước còn ấm và nên uống trước khi đi ngủ.
- Lưu ý: Do bài thuốc có chữa chu sa – một vị thuốc có chứa đọc tính nên bạn cần cẩn trọng trước khi sử dụng.
2. Áp dụng các mẹo dân gian
Đối với tình trạng mất ngủ sau sinh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng mất ngủ chưa biểu hiện quá nghiêm trọng thì có thể áp dụng được các mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện. Một ưu điểm của phương pháp này là rất lành tính, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú bằng sữa mẹ.
2.1 Uống trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, hoa oải hương, tim sen,…. sẽ có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả và an toàn. Bạn có thể uống một ly trà thảo mộc mỗi ngày để giúp não bộ và hệ thần kinh được thư giãn, giảm bớt các cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, từ đó giấc ngủ cũng trở nên dễ dàng và trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, tác dụng của các loại trà này chỉ có thể kéo dài hơn 4 tuần, do đó đây được xem là phương pháp điều trị ngắn hạn.
2.2 Sử dụng đậu xanh
Đậu xanh là một nguyên liệu quen thuộc và được áp dụng khá nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, mát gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, dạ dày. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn được đánh giác khá cao về công dụng điều trị chứng mất ngủ, kể cả những tình trạng mất ngủ kéo dài kinh niên.
Cách thực hiện:
- Dùng một lượng đậu xanh vừa phải, rửa sạch, để ráo nước.
- Nấu đậu xanh trên lửa lớn, cho thêm một ít đường phèn (nêm nếm cho hợp khẩu vị).
- Nấu đến khi thấy đậu xanh mềm ra là có thể sử dụng được.
2.3 Dùng gừng để chữa mất ngủ sau sinh
Gừng không chỉ là nguyên liệu được sử dụng trong các món ăn gia đình hàng ngày mà nó còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý. Dùng gừng để chữa mất ngủ sau sinh cũng là một cách an toàn và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Bạn có thể sử dụng gừng bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng gừng để pha trà uống, nấu nước gừng với đường phèn hoặc dùng gừng để ngâm chân trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể được thư giãn, kinh mạch lưu thông, từ đó bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
3. Thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi
Bên cạnh những phương pháp chữa mất ngủ sau sinh bằng Đông y hay các mẹo dân gian thì người bệnh cũng cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi để có thể khắc phục được tình trạng này.
- Rèn luyện các bài tập thư giãn tại nhà như yoga, thiền, đi bộ,…để cơ thể được thả lỏng, giảm bớt các áp lực, căng thẳng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng góp phần giúp cho chứng mất ngủ được cải thện tốt hơn.
- Không sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, các chất kích thích, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Nên tranh thủ thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày. Nếu có thể bạn nên ngủ khoảng 15 đến 20 phút vào buổi trưa. Bạn có thể nghỉ ngơi khi bé đã ngủ hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, laptop,…trước khi đi ngủ. Bởi vì những thiết bị này có thể làm kích thích não bộ khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
- Trang bị phòng ngủ thoải mái, thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ phòng vừa phải, không có quá nhiều ánh sáng để giúp giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
- Tránh làm việc quá sức, nếu có thể bạn nên chia sẻ công việc với những người thân trong gia đình để giảm bớt gánh nặng và căng thẳng.
4. Sử dụng thuốc điều trị
Trong thực tế, sử dụng thuốc Tây để hỗ trợ kiểm soát và điều trị chứng mất ngủ là lựa chọn được hiệu quả nhất, bởi nó có thể mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất kì loại thuốc đặc trị nào về tình trạng mất ngủ sau sinh, đặc biệt là những đối tượng đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, người bệnh cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Một số loại thuốc có thể được áp dụng như:
- Bromazepam, Rotunda, Phenobarbital, Diazepam, Zolpidem,….sẽ được chỉ định cho các trường hợp mất ngủ sau sinh nhẹ.
- Dimedrol, Promethazin, Clorpheniramin,…sẽ được sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng.
- Những loại thuốc an thần như Clomipramine, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine,…cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mất ngủ hiệu quả.
5. Trị liệu tâm lý
Nếu tình trạng mất ngủ sau sinh xuất hiện với mức độ nghiêm trọng và kéo dài không khỏi khi bạn đã áp dụng hầu hết các phương pháp điều trị trên thì bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý. Nhiều trường hợp người bệnh mất ngủ có kèm theo các triệu chứng của trầm cảm sau sinh thì cần tiến hành điều trị và áp dụng các liệu pháp chữa bệnh chuyên khoa.
Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi để giúp bệnh nhân có thể thay đổi được thói quen, suy nghĩ hành vi về giấc ngủ của mình. Từ đó, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện một cách tự nhiên và an toàn.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Mất ngủ sau sinh có tự khỏi không? Có chữa được không?”. Tình trạng mất ngủ sau sinh cần được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh tình được nhanh chóng thuyên giảm. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh bạn nên nhanh chóng tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 10 thảo dược trị mất ngủ an toàn hiệu quả, dễ kiếm
- Cách bấm huyệt chữa mất ngủ hiệu quả dễ thực hiện
- Mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!