Mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc?
Mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc để cải thiện giấc ngủ hay không là điều được rất nhiều người quan tâm vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tình trạng mất ngủ này thường nhiều do sự thay đổi hormone đột ngột, việc chăm con mệt mỏi, cho bé bú đêm.. vì thế mẹ cần điểu chỉnh lại chế độ sinh hoạt sẽ giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc?
Bị mất ngủ sau sinh là tình trạng rất nhiều người phụ nữ gặp phải hiện nay. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố đột ngột, đổ mồ hôi đêm, mẹ phải thức khuya, dậy giữa chừng để chăm sóc bé, cơ thể bị thiếu chất.. Tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng trầm trọng đến cả sức khỏe và tinh thần của người mẹ nên cần điều trị nhanh chóng.
Tuy nhiên liệu mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc hay không? Bởi hầu hết các loại thuốc trị mất ngủ như thuốc an thần, thuốc ngủ thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt như giảm trí nhớ, chậm nhịp tim và hơi thở, đầu óc choáng váng vào ngày hôm sau..
Bên cạnh đó việc dùng các loại thuốc cải thiện giấc ngủ trong thời gian dài còn khiến mẹ dễ tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu hơn do có tác động đến thần kinh. Khả năng chú ý của mẹ đôi khi cũng bị giảm sút, thường trong tình trạng lơ đễnh. Ở người lạm dụng thuốc quá nhiều còn khiến tình trạng mất ngủ nặng hơn nếu ngưng thuốc đột ngột.
Đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc Tây ở mẹ hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa ở con. Khi uống thuốc, các phân tử nhỏ của thuốc sẽ từ từ ngấm vào mạch máu và hòa trộn chung với nguồn sữa của mẹ. Vì vậy nếu mẹ dùng thuốc ngủ, thuốc an thần cũng làm bé có xu hướng ngủ li bì, ít vận động và chơi như bình thường.
Trong một số trường hợp khác, sữa mẹ sau khi dùng thuốc cũng có xu hướng giảm đi, kém về chất lượng khiến bé bú không ngon hay chậm lớn hơn hẳn. Chưa kể đến nguy cơ bé bị dị ứng có liên quan đến nguồn sữa hoặc các biến chứng nguy hiểm khác có liên quan đến thể chất và trí não nếu mẹ dùng thuốc quá mạnh trong thời gian dài.
Mặt khác nếu mẹ bị mất ngủ quá nặng, tình trạng mất ngủ kéo dài hay có liên quan đến các vấn đề tâm lý thì vẫn cần sử dụng các thuốc dạng nhẹ để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ trong thời gian đầu. Tuy nhiên mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc cần phải phụ thuộc vào kết quả thăm khám chi tiết của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Một số người dễ bị nhầm lẫn giữa mất ngủ và thiếu ngủ ở phụ nữ sau sinh khiến việc điều trị sai cách dẫn đến nhiều nguy hiểm hơn. Vì vậy việc thăm khám cùng bác sĩ là vô cùng cần thiết. Một số loại thuốc phổ biến dùng cho mẹ bỉm với tình trạng mất ngủ như
- Với tình trạng mất ngủ nhẹ: Bromazepam, Rotunda, Phenobarbital, Diazepam, Zolpidem,
- Với tình trạng mất ngủ nặng, có liên quan đến rối loạn lo âu hay trầm cảm: Clomipramine, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine,…
- Với tình trạng mất ngủ liên quan đến dị ứng: imedrol, Promethazin, Clorpheniramin,..
Nói chung, mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dù việc dùng thuốc không được khuyến khích nhưng vẫn cần sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Hãy nhanh chóng đi thăm khám cùng bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và chỉ định phù hợp nhất.
Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc trên trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều sử dụng 100% sữa mẹ, rất hạn chế sử dụng các chất bên ngoài trừ trường hợp mẹ thiếu sữa. Do đó nếu nhất định phải dùng thuốc trong trường hợp này ít nhiều cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Vì vậy tốt nhất nên ngăn chặn sớm tình trạng này.
Có rất nhiều cách đơn giản để mẹ có thể hạn chế tối đa những tác dụng xấu từ thuốc trên nguồn sữa của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo các cách sau
- Vắt bỏ phần sữa sau khi uống thuốc. Mẹ có thể dùng máy hút sữa để làm trống bầu vú, loại bỏ nguồn sữa có thuốc để hạn chế những ảnh hưởng không tốt. Nếu không có máy vắt sữa mẹ có thể đắp khăn làm nóng bầu vú và dùng tay để vắt sữa ra, tuy nhiên cách này có phần khó khăn hơn là dùng máy.
- Cho bé bú trước khi uống thuốc hay tiếp tục cho bú trước khi bắt đầu liều tiếp theo. Trong thời gian giãn cách đó, các phần tử thuốc dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu nên có thể giảm thiểu các ảnh hưởng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hơn mẹ vẫn nên vắt bỏ sữa này để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho con.
- Sử dụng nguồn sữa dự trữ. Mẹ có thể vắt sữa sẵn từ thời điểm chưa uống thuốc để dự trữ trong tủ đông, sau đó đem hâm sữa lại dần cho cho con uống thông qua bú bình. Điều này đôi khi không đảm bảo chất lượng sữa bằng nhưng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của con.
Nếu cho bé dùng sữa mà mẹ đang uống thuốc, hãy theo dõi bé trong một vài ngày để xem con có dấu hiệu khác thường nào không. Nếu có cần ngay lập tức thông báo với bác sĩ để được giải quyết. Chú ý sau khi hết thuốc mẹ cũng cần nhanh chóng đi tái khám trở lại để được kiểm tra và chỉ định liều dùng tiếp theo phù hợp.
Các biện pháp trị mất ngủ sau sinh không cần thuốc
Mẹ sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc hay không, nếu không thì dùng cách nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ là điều được các bà mẹ quan tâm. Thực tế với các trường hợp mất ngủ nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các thảo dược kết hợp với điều chỉnh chế độ sống khoa học hơn là có thể cải thiện bệnh mà không cần dùng đến thuốc.
1. Sử dụng các trà thảo dược
Cải thiện giấc ngủ bằng trà thảo dược là phương pháp được rất nhiều chuyên gian khuyến khích để cải thiện tình trạng mất ngủ thường xuyên, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, dễ thực hiện và thực sự đem lại nhiều kết quả tốt.
Một số loại trà giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả mà mẹ bỉm có thể tham khảo như
- Trà hoa cúc: trong loại trà này có chứa chất chống oxy hóa apigenin có khả năng liên kết với các thụ thể trong não để làm dịu các kích thích tại đây, cải thiện tâm trạng lo lắng mệt mỏi, nhờ đó đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn
- Trà tâm sen: nuciferin và nelumbin có trong tâm sen vừa giúp ổn định nhịp tim, an thần và cho giấc ngủ sâu hơn.
- Trà oải hương: các nghiên cứu cho thấy dùng trà oải hương trong 2 tuần với liều lượng phù hợp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
- Trà gừng: giúp giữ ấm cơ thể, hỗ trợ quá trình lưu thống máu, cải thiện những căng thẳng nên ngủ ngon hơn
- Trà bạc hà: giúp cân bằng cảm xúc, thư giãn cơ thể, đặc biệt cải thiện các chứng trào ngược dạ dày thực quản ở những phụ nữ sau sinh
- Trà táo đỏ: giúp loại bỏ các căng thẳng mệt mỏi để đưa mẹ bỉm đến với giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.
Chú ý mẹ cần tránh xa tuyệt đối không uống các loại trà có nguồn gốc từ trà xanh để cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Hãy ưu tiên dùng những loại trà nóng, kết hợp với mật ong để tăng thêm hương vị. Ngoài ra cũng nên pha trà nhạt, không nên pha quá đặc có thể làm phản tác dụng.
2. Uống sữa ấm
Để tránh tình trạng mất sữa khi sử dụng thuốc hay để cải thiện giấc ngủ, mẹ có thể dùng các loại sữa ấm sẽ đem đến những kết quả tốt hơn. Trong sữa ấm có chứa các axit amin tryptophan, khi vào đến cơ thể sẽ chuyển hóa thành hormone melatonin – một chất rất cần thiết cho giấc ngủ. Nhờ đó uống một cốc sữa ấm trước 1 tiếng khi đi ngủ sẽ đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn rất nhiều.
Mẹ cũng có thể pha thêm một ít tinh nghệ khi pha cùng sữa ấm để tăng tác dụng khám viêm, làm lành nhanh vết mổ, tốt cho xương khớp, cải thiện trào ngược dạ dày đặc biệt là nhanh lấy lại vóc dáng hơn.
3. Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền
Sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị mất ngủ ở phụ nữ sau sinh cũng là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Hầu hết các bài thuốc này đều không gây tác dụng phụ cho mẹ, ít ảnh hưởng tới nguồn sữa cho con, đặc biệt giúp mẹ ăn ngon ngủ ngon hơn hẳn.
Tuy nhiên với các trường hợp mất ngủ nặng các bài thuốc này thường không đem lại tác dụng nhanh chóng như mong muốn. Mẹ bỉm cũng nên tham khảo thêm cùng thầy thuốc để xem xét và sử dụng các bài thuốc phù hợp.
4. Bấm huyệt và massage
Massage, bấm huyệt cũng là những phương pháp được chỉ định nhiều để cải thiện chứng mất ngủ sau sinh mà không cần đến các loại thuốc. Các biện pháp này giúp thư giãn các kinh huyệt, đưa máu huyết lưu thông ổn định, từ đó giải quyết các căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn nên dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Các biện pháp này cũng cần thực hiện bởi những người có chuyên môn, không nên tự ý thực hiện nếu không được hướng dẫn kỹ càng. Bởi trên cơ thể có rất nhiều kinh huyệt với tác dụng khác nhau, tác động sai trên huyệt đạo thậm chí có thể gây hại ngược lại cho bản thân.
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể sử dụng dầu nóng ở lòng bàn chân bàn tay rồi xoa bóp massage tại các khớp cũng rất tốt cho những bà mẹ bị mất ngủ do đau nhức xương khớp.
5. Chia sẻ với gia đình, người thân
Sau sinh người phụ nữ thường rất nhạy cảm, dễ bực tức nổi nóng cùng với việc chăm con vô hình đặt lên những người mẹ nhiều áp lực mệt mỏi và gây mất ngủ. Do đó nếu đang gặp tình trạng này hãy nhanh chóng chia sẻ với chồng, với gia đình để tìm ra hướng giải quyết. Không nên tự ôm các vấn đề vào người dễ khiến tâm trạng trầm trọng hơn.
Bạn nên san sẻ công việc với chồng, chẳng hạn bạn chăm con thì chồng giúp việc nhà hoặc ngược lại. Hãy nhờ chồng coi con để có thời gian chợp mặt một chút, tránh tình trạng thiếu ngủ khiến tinh thần thiếu tỉnh táo. Cố gắng duy trì giấc ngủ cùng thời gian với con để mẹ khỏe, con khỏe.
6. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Dinh dưỡng và sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cải thiện giấc ngủ, đặc biệt với mẹ bỉm. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh lúc này không chỉ tốt cho mẹ mà còn liên quan đến cả chất lượng sữa cũng như sức khỏe toàn diện cho bé. Do đó mẹ cần chú ý hơn về vấn đề này.
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ cùng sức khỏe cả mẹ và con, bạn nên chú ý những vấn đề sau
- Đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày, nên cố gắng chợp mắt ngủ trưa khoảng nửa tiếng
- Duy trì giờ ngủ ổn định cùng lúc với con, con ngủ mẹ cũng ngủ
- Mặc đồ rộng rãi thoải mái, nghỉ ngơi phòng ốc thoáng mát cũng tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ
- Tắm nước nóng trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, giải quyết sớm những khúc mắc để tránh phải suy nghĩ nhiều
- Tập thể dục, yoga hay thiền đều là những liệu pháp rất tốt để cải thiện sức khỏe, tâm trạng và có giấc ngủ ngon hơn
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thu nhu cầu của phụ nữ sau sinh, đặc biệt là vitamin D, canxi, chất béo lành mạnh…
- Tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày trong khoảng 7-9h sáng
- Tránh ăn tối quá muộn, quá no, ăn quá nhiều dầu mỡ hay các đồ ăn khô cứng
- Tránh xa bia rượu và các chất kích thích, trà sữa hay các loại nước có gas
7. Trị liệu tâm lý
Với những người bị mất ngủ liên quan đến những vấn đề tâm lý, bác sĩ cũng có thể yêu cầu điều tri tâm lý, trị liệu hành vi nhằm giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mẹ. Khi tâm trạng được giải tỏa, những cảm xúc tiêu cực không còn tâm lý mẹ sẽ thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Việc uống thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nên không được khuyến khích nhiều với các trường hợp bệnh nhẹ. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn sau sinh bị mất ngủ có nên uống thuốc hay không. Hãy dành nhiều thời gian để quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần người mẹ sau giai đoạn sinh nở nhiều hơn để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và có hướng điều trị nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị khó ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Cách chữa mất ngủ bằng mật ong đơn giản giúp ngủ sâu hơn
- Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách chữa trị an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!