Mẹ hay khóc khi mang thai ảnh hưởng gì đến thai nhi
Mẹ hay khóc khi mang thai có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Các bác sĩ sản khoa cũng luôn nhắc nhở các bà bầu trong suốt thai kỳ phải giữ tinh thần ổn định, lạc quan, không nên suy nghĩ nhiều bởi tâm lý của mẹ có liên quan mật thiết đến sự phát triển của con yêu.
Mẹ hay khóc khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Trong suốt giai đoạn mang thai và cho con bú, bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe thể chất hay tinh thần của người mẹ đều có thể tác động trực tiếp đến thai nhi. Bởi thế bất cứ khi nào đi thăm khám định kỳ, bên cạnh việc kiểm tra về các chỉ số cơ thể, các bác sĩ sẽ luôn dặn dò bà bầu phải giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều, không nên khóc nhiều thì em bé mới có thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
Tuy nhiên tâm lý bà bầu lại cực kỳ nhạy cảm và yếu đuối, họ có thể trở nên rất dễ khóc vì rất nhiều lý do. Chẳng hạn tủi thân vì thấy bản thân tăng cân xấu xí, lo chồng không còn yêu mình; những cơn đau lưng nhức mỏi khắp người làm không ngủ được; kinh tế gia đình gặp vấn đề.. Bởi thế rất nhiều bà bầu thường xuyên khóc. Thậm chí không ít trong số đó đang gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, stress hay lo âu quá mức.
Mẹ hay khóc khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bản thân mà còn tác động rất xấu đến thai nhi. Cụ thể:
Tăng nguy cơ trẻ bị các dị tật bẩm sinh
Các nghiên cứu cho thấy, ở tháng thứ 2 của thai kỳ, bào thai bắt đầu hình thành dần một số cơ quan như miệng, hàm, mặt mũi.. Mẹ bầu hay khóc khi mang thai trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, cụ thể như sứt môi, mở hàm ếch gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của con.
Hiện nay một số xét nghiệm kiểm tra đã có phép phát hiện ra các dị tật này ở ngay từ những giai đoạn đầu của thai kỳ. Bởi thế không ít người đã chọn cách nạo phá thai để tránh các hệ lụy nguy hiểm khi con được sinh ra. Đây là một biến chứng rất không đáng có nên mẹ bầu cần cực kỳ lưu ý.
Mẹ hay khóc khi mang thai khiến thai nhi phát triển chậm
Thông thường vào mỗi thời điểm khám thai định kỳ các bác sĩ sẽ đo các chỉ số của người mẹ để xác định mức phát triển của con có ổn định hay không. Tình trạng stress căng thẳng và khóc nhiều của mẹ bầu có thể kéo theo hệ lụy chính là trẻ chậm phát triển hơn, các chỉ số không ổn định, trẻ khi sinh ra dễ bị thiếu cân, còi cọc, suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do khi căng thẳng stress mẹ sẽ ăn uống không đảm bảo, không cung cấp đủ dưỡng chất đến cho thai nhi, quá trình trao đổi chất bị gián đoạn nên trẻ thường còi cọc so với giai đoạn phát triển bình thường. Mặt khác khi khóc, quá trình chuyển tiếp oxy đến các cơ quan cũng bị cản trở, lượng oxy đưa đến cho thai khi không đủ nên con cũng chậm phát triển hơn.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ở những bà mẹ hay khóc, suy nghĩ nhiều khi mang thai hay căng thẳng khi sinh con ra thường nhẹ ký hơn từ 0,5 – 1kg. Ngoài ra việc khóc nhiều trong những tháng cuối khiến trẻ bị thiếu oxy còn làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ phải sinh mổ và phải nằm lồng kính một thời gian để đảm bảo ổn định về các chỉ số phát triển.
Ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của trẻ
Mối liên hệ giữa người mẹ và thai nhi không chỉ nằm ở mặt sức khỏe mà còn ở cả tinh thần. Thực tế đã cho thấy, ở những bà mẹ hay khóc khi mang thai hay gặp những vấn đề tâm lý như trầm cảm khi mang thai thì con sinh ra thường có xu hướng nhõng nhẽo, quấy mẹ, hay khó khi còn giai đoạn sơ sinh. Lớn lên trẻ có tính cách lầm lì, tiêu cực, ít nói, ít hòa đồng như các bạn bè đồng trang lứa thậm chí tăng nguy cơ dễ mắc trầm cảm.
Theo các chuyên gia, ở tháng thứ 6 của thai kỳ bé đã có thể nghe và tương tác rất nhiều với thế giới bên ngoài, bởi thế khi cha mẹ nói lời yêu thương con thường có thể phản ứng lại bằng các đạp. Tương tự việc mẹ khóc nhiều hay thường xuyên tranh cãi với chồng đều có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách sau này của con.
Dân gian cũng thường hay nói việc mẹ trong giai đoạn mang thai thường hay cau có khó chịu thì em bé sinh ra cũng thường mang khuôn mặt này. Đồng thời trẻ sinh ra bởi một bà mẹ hay khóc, suy nghĩ stress nặng khi mang thai thường cũng khó nuôi hơn rất nhiều.
Mẹ hay khóc khi mang thai sinh con bị tự kỷ, tăng động hay biết nói muộn
Dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân trẻ tự kỷ, tăng động hay chậm nói nhưng các yếu tố tâm lý của người mẹ hoàn toàn có thể là các tác nhân làm tăng nguy cơ của các vấn đề này. Nguyên nhân là do khi mẹ hay khóc khi mang thai hay bị căng thẳng nhiều sẽ sản sinh ra các hormone cortisol và đi vào cơ thể bé thông qua nhau thai. Sự gia tăng đột ngột cortisol có thể gây ra tự kỷ, tăng động đồng thời dễ làm con gặp các vấn đề về tim mạch.
Hiện nay chưa có bất cứ các xét nghiệm nào có thể cho thấy trẻ bị tự kỷ hay các rối loạn phát triển này trong giai đoạn mang thai. Thường chỉ trong giai đoạn 3 năm đầu đời phụ huynh mới có thể phát hiện ra. Bên cạnh đó hiện nay chứng tự kỷ và tăng động cũng chưa có cách nào có thể điều trị hoàn toàn, mọi biện pháp chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định và đê người bệnh có thể tự lập hơn.
Làm sao để cải thiện tình trạng mẹ hay khóc khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu hay khóc khi mang thai bởi tâm lý của họ vốn đã cực kỳ nhạy cảm nên khi bị các yếu tố bên ngoài tác động có thể khiến họ trở nên cực kỳ yếu đuối. Cơ thể mệt mỏi, suy nghĩ về con quá nhiều, mang thai ngoài ý muốn, thiếu sự quan tâm từ chồng đều có thể là lý do khiến họ mệt mỏi và rơi nước mắt. Đặc biệt ở những người vốn đa nhạy cảm và tiêu cực thì càng dễ rơi vào trạng thái này hơn.
Bản thân bà bầu cần phải tự mình thay đổi, cải thiện và học cách cân bằng cảm xúc của chính mình. Người chồng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ vợ, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực cho bà bầu. Trong những trường hợp việc mẹ hay khóc khi mang thai là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý thì cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý để được cải thiện càng sớm càng tốt.
Đọc sách dạy nuôi con
Để giải quyết các lo lắng khi con chào đời hay trong quá trình nuôi dạy con thế nào thì đọc các cuốn sách hay xem các chương trình dạy nuôi con là giải pháp cực kỳ hữu ích cho mẹ bầu. Đồng thời việc đọc sách cũng là cách để mẹ bầu dần làm quen được với việc làm mẹ, tập trung tinh thần cao độ hơn nên không còn suy nghĩ linh tinh hay tự khóc một mình nữa.
Hiện nay có rất nhiều các cuốn sách hữu ích cho bà bầu từ dạy nuôi con truyền thống cho tới hiện đại. Nếu mẹ không thích đọc sách này thì có thể đọc các cuốn truyện hay đọc bất cứ loại sách nào mang tính tích cực. Hãy đừng đọc thầm trong đầu mà đọc thành tiếng để cho em bé cùng nghe. Điều này sẽ cực kỳ hữu ích trong việc phát triển về trí não cho con.
Trò chuyện với mọi người
Bất cứ bà bầu nào cũng luôn có rất nhiều các vấn đề lắng lo, cho dù đã mang thai lần 2, lần 3. Thay vì cứ giữ trong lòng, tự mình đa nghi, tự mình lo lắng thì hãy tìm kiếm những người để nói chuyện hay chia sẻ. Trên thực tế bất cứ ai cũng có nhu cầu được nói chuyện và chia sẻ, khi những thắc mắc trong lòng được giải tỏa thì tinh thần cũng sẽ thoải mái hơn, không còn cảm thấy stress, căng thẳng hay khóc quá nhiều.
Mẹ bầu nên nói chuyện trực tiếp với chồng bởi hai người còn trên con đường xây dựng gia đình lâu dài, nếu không thẳng thắn chia sẻ với nhau sẽ rất dễ có những xung đột sau này. Bên cạnh đó hãy nói chuyện với người mẹ, người dì để có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng gia đình, chăm sóc thai nhi hay nuôi dạy con sau này. Và cũng đừng quên chia sẻ tâm sự với những người bạn thân thiết – những người mà bạn có thể dốc lòng nói chuyện hết sức thoải mái, không phải suy nghĩ nhiều.
Mẹ hay khóc khi mang thai nên coi trọng giấc ngủ
Khi ngủ không đủ thì tinh thần cũng rất dễ đi xuống, trở nên nhạy cảm và dễ khóc hơn. Mặt khác giấc ngủ cũng cực kỳ quan trọng với bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi nên cần phải chú ý coi trọng giấc ngủ hơn. Tinh thần căng thẳng mệt mỏi cũng rất dễ gây mất ngủ, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt hơn bình thường.
Bà bầu cần phải ngủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng một ngày hoặc nhiều hơn. Hãy cố gắng ngủ ngay khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp bà bầu bị mất ngủ liên tục thì không nên dùng thuốc mà có thể tắm nước ấm, thư giãn cơ thể, giữ ấm chân tay, uống trà thảo dược để thư giãn tinh thần và dễ ngủ hơn. Tuyệt đối không nên dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
Để cải thiện tình trạng căng thẳng, mẹ hay khóc khi mang thai thì việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày cũng mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích. Các nghiên cứu đã chứng minh việc luyện tập thể dục hằng ngày sẽ giúp sản sinh ra rất nhiều hormone hạnh phúc để tinh thần phấn chấn và thoải mái hơn. Mặt khác việc đi lại vận động nhẹ nhàng ở phụ nữ mang thai cũng giúp bà bầu dễ sinh thường hơn là chỉ nằm một chỗ.
Tuy nhiên phụ nữ có thai thì không nên hoạt động quá mạnh mà có thể tham gia các bộ môn như đi bộ, bơi lội nhẹ nhàng. Ngoài ra thiền, yoga hay tập dưỡng sinh sẽ rất tốt trong việc giúp máu huyết lưu thông, tăng cường oxy đến thai nhi, cân bằng tâm trạng nên cực kỳ hữu ích với những bà bầu bị căng thẳng.
Hạn chế tiếp xúc với những thứ tiêu cực
Với tâm lý vốn đã nhạy cảm thì bất cứ vấn đề nào xung quanh cũng có thể khiến tâm lý mẹ trở nên tiêu cực hơn. Bởi vậy mẹ bầu cần tránh xa những thứ tiêu cực như những cuộc cãi vã, tranh luận những vấn đề không tốt trên mạng xã hội. Mẹ bầu cũng nên hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội quá nhiều, nên đặt điện thoại xuống và ra ngoài nhiều hơn.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
Dù có cảm thấy buồn phiền hay mệt mỏi thế nào mẹ cũng cần phải nhớ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Sức khỏe của mẹ sẽ liên quan trực tiếp đến con, vì vậy hãy luôn nghĩ đến con để làm động cực cố gắng ăn uống khoa học đầy đủ hơn. Bởi con khỏe mạnh và phát triển tốt chính là chính là niềm vui, niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất mà người mẹ bầu không được bỏ qua.
Mỗi ngày bà bầu cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng khoa học và đầy đủ đặc biệt là canxi và vitamin D.. Ưu tiên ăn rau xanh, các loại đạm và chất béo tốt. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, bia rượu hay bất cứ chất kích thích nào khác.
Gặp gỡ bác sĩ tâm lý nếu cần thiết
Như đã nói, việc mẹ hay khóc khi mang thai có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý. Bởi vậy nếu thấy có các dấu hiệu bà bầu bị trầm cảm hay stress quá mức gia đình nên nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất. Trị liệu tâm lý sẽ là biện pháp cực kỳ cần thiết với bệnh nhân trầm cảm, lo âu để sớm cân bằng tâm trạng, lấy lại tinh thần, kiểm soát được cảm xúc, từ đó hạn chế được việc khóc lóc hay suy nghĩ quá nhiều.
Trị liệu tâm lý với bà bầu cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh các hệ lụy nguy hiểm khác có thể xuất hiện. Tuy nhiên gia đình vẫn cần tham gia vào quá trình hỗ trợ, chăm sóc đời sống sức khỏe tinh thần để bà bầu luôn luôn lạc quan, tích cực và vui vẻ mỗi ngày. Trầm cảm ở giai đoạn mang thai hoàn toàn có thể tái phát trở lại sau sinh nên gia đình cần phải cực kỳ chú ý.
Mẹ hay khóc khi mang thai có thể gây ra rất nhiều tác động xấu đến thai nhi nên bản thân bà bầu và gia đình cần thận trọng. Đọc sách, luyện tập thể thao và trò chuyện hằng ngày chính là những biện pháp tốt nhất giúp tinh thần của phụ nữ có thai luôn vui vẻ, thoải mái và tích cực nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Tâm trạng buồn chán, thất vọng vì điểm kém và cách giải tỏa
- 8 Tác hại của việc học quá nhiều có thể ảnh hưởng đến trẻ
- Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!