Rạch tay do trầm cảm: Hành vi thường thấy ở người trẻ hiện nay
Rạch tay do trầm cảm, tự tử do trầm cảm là những thực trạng đáng buồn đang xảy ra ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, lại là thế hệ đang phải vật lộn trong những tổn thương tinh thần nặng nề, chịu đựng sự hành hạ và tàn phá của căn bệnh trầm cảm.
Rạch tay do trầm cảm: Khoái cảm khi tổn thương bản thân
Nếu chịu khó theo dõi mạng xã hội và những phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta sẽ thấy được rằng, những bản tin về người trẻ rạch tay, tự tử và tự tổn thương bản thân có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Khi phải chịu quá nhiều áp lực từ cuộc sống, người trẻ không có khả năng loại bỏ năng lượng tiêu cực ra khỏi tâm trí, và thế là họ chọn cách tự tổn thương bản thân.
Thế hệ trẻ hiện nay rất khác với thế hệ cha ông ngày trước. Thế hệ trước phải sống trong giai đoạn mưa bom bão đạn, ăn bữa nay lo bữa mai, và chịu những đi chứng nặng nề của chiến tranh. Trong khi đó, thế hệ trẻ được sinh ra trong thời bình, hưởng thụ sự tự do, và có được điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất khi kinh tế và xã hội đã phát triển. Tuy nhiên, người trẻ cũng phải chịu những tổn thương tinh thần nghiêm trọng do áp lực từ cuộc sống.
Không phải tự nhiên mà thế hệ trẻ được gọi là thế hệ dễ bị tổn thương. Áp lực của các em ngày nay không đến từ chiến tranh, từ đói nghèo, hay từ những thiếu thốn vật chất và tinh thần. Áp lực mà thanh thiếu niên đang phải chịu đựng đến từ học tập, công việc, thế giới ảo, những kỳ vọng của gia đình và xã hội, cảm giác cô đơn trống rỗng giữa guồng quay vô tận của cuộc sống, và nhiều vấn đề khác.
Ngoài ra, ngày nay con người ngày càng coi trọng sự riêng tư, và ít khi chia sẻ với những người khác về tình trạng thật sự của bản thân. Đó là lý do những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi, phẫn uất, tự ti, mặc cảm,… của người trẻ không có cơ hội được giải tỏa. Từ đó, tình trạng trầm cảm, bất ổn về tinh thần của họ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến hành động rạch tay do trầm cảm, tự tổn thương bản thân và tự sát.
Thực trạng rạch tay do trầm cảm ở người trẻ hiện nay
Bác sĩ Trần Minh Khuyên, Trưởng khoa Tâm thể, phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (TPHCM) đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc giúp đỡ các trường hợp trầm cảm. Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày càng tăng cao, trong đó đa phần là thanh thiếu niên, người trẻ tuổi tìm đến vì quá bế tắc trong cuộc sống. Mỗi người trong các bạn đều có những hoàn cảnh riêng, nhưng tất cả đều chọn cách tự tổn thương bản thân mình.
Bác sĩ Khuyên đã từng tiếp nhận một trường hợp nữ sinh 19 tuổi đến khám vì mất ngủ triền miên. Bác sĩ hỏi thăm tình hình, nhưng bạn không nói gì mà chỉ khóc, hai tay đan chặt vào nhau như đang che giấu một thứ gì. Từ kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, bác sĩ nhanh chóng phát hiện trên cổ tay của bạn nữ sinh chằng chịt vết rạch từ dao lam, có cũ có mới cho thấy rằng bạn đã bất ổn tinh thần trong một thời gian dài.
Bên cạnh việc rạch tay do trầm cảm nhiều bạn trẻ cũng tìm đến những cách cực đoan hơn để giải thoát bản thân khỏi áp lực. Trường hợp một bạn nam sinh đang ngồi học bài, bỗng nhiên chạy ra ban công nhảy lầu tự tử trước mặt cha tại một khu chung cư tại Hà Nội từng làm rúng động dư luận một thời. Trong bức thư tuyệt mệnh để lại, bạn xin lỗi cha mẹ về hành động của mình, nhưng bạn rất muốn giải thoát khỏi sự đau khổ đang phải chịu đựng.
Một thời gian sau, lại có vụ nam sinh nhảy lầu tự tử vì không chịu nổi áp lực. Tất cả những ví dụ này đều cho thấy tình trạng sức khỏe tinh thần của người trẻ Việt Nam đang ở mức báo động. Một thống kê được thực hiện bởi nhiều đơn vị cho thấy có từ 12-13% trẻ trong độ tuổi từ 6-16 có biểu hiện bất thường về sức khỏe tinh thần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm nguyên nhân tự thân và tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân người trẻ chọn cách rạch tay do trầm cảm
Khi một người chọn cách rạch tay hay tự sát, chứng tỏ nỗi đau tinh thần của họ đã lên đến cực hạn. Và họ giải tỏa nỗi đau tinh thần đó qua việc hành hạ thể xác của mình. Trong lúc cảm thấy bất lực, việc rạch tay, hành hạ bản thân có thể đem đến cảm giác nhẹ nhõm, giải thoát và thoải mái trong một thời điểm nhất định. Dần dần, chúng ta bị “nghiện” cảm giác đau đớn này và không thể dừng lại.
Theo thống kê từ Hoa kỳ và Việt Nam, tỷ lệ người trẻ (gen Z) hiện nay cảm thấy hạnh phúc, hài lòng về cuộc sống thấp hơn nhiều so với những thế hệ trước. Gen Z sinh ra trong thời bình, thời đại của khoa học kỹ thuật, và không phải trải qua những vấn đề như suy thoái kinh tế, chiến tranh, đói nghèo,… như những người đi trước. Tuy nhiên, sự thay đổi của xã hội cũng kéo theo những vấn đề của thời đại, mà những thế hệ đi trước không thể hiểu được.
1. Gánh vác giấc mơ và thành công của người đi trước
Thế hệ trẻ ngày nay có cuộc sống ổn định, đầy đủ, không bị thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần như thời cha mẹ hay ông bà. Do đó, chắn chắn không ít lần các bạn trẻ đã phải chịu đựng sự so sánh, cùng những lời nói như “bọn trẻ thời nay”, “có việc học mà cũng không làm xong”, “thời bằng tuổi mày ba mẹ không có điều kiện học, phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình”, hay “sống sung sướng như thế mà trầm cảm cái gì”
Chính vì người trẻ có cuộc sống tốt hơn, nhiều cơ hội phát triển và khẳng định bản thân hơn, nên việc họ không thể tài giỏi hay thành công hơn thế hệ trước ở cùng một độ tuổi dường như là một việc gì đó vô cùng “tội lỗi”. Trên thực tế mỗi người trong chúng ta ai cũng có những thế mạnh riêng, và chúng ta có quyền tự do khai thác thế mạnh của bản thân, chứ không gặp nhiều trở ngại như thế hệ trước.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lại gặp phải những trắc trở khi bước đi trên con đường của riêng mình, vì các bạn phải gánh trên vai kỳ vọng của cha mẹ, gia đình, thậm chí là cả dòng họ. Áp lực đó lớn đến mức nhiều bạn phải rạch tay do trầm cảm vì cảm thấy stress, căng thẳng, mệt mỏi và tuyệt vọng. Nguyện vọng của các bạn không được lắng nghe, mà thay vào đó là những lời chỉ trích, chế giễu vì làm “mất mặt dòng họ”, “bất hiếu với gia đình”.
Nhiều bậc phụ huynh nuôi mộng làm bác sĩ, kỹ sư, nhưng do không có điều kiện thực hiện ước mơ, nên họ muốn con cái thay mình hoàn thành. Trong khi đó, con cái lại không có năng khiếu trong lĩnh vực cha mẹ định hướng. Các bạn trẻ bị ép học ngày học đêm, phải làm mọi cách đi theo ngành cha mẹ lựa chọn. Chữ “hiếu” không cho phép các bạn chống lại ý muốn của người lớn, và dần dần các bạn bị trầm cảm vì áp lực nặng nề.
Hoặc nếu gia đình có truyền thống làm giáo viên, cán bộ công chức, có nhiều người đỗ tiến sĩ, thạc sĩ thì các bạn trẻ cũng phải chịu áp lực tiếp nối truyền thống gia đình. Vì các bạn “có cuộc sống đầy đủ” nên việc thành công là điều tất nhiên. Dường như trong mắt nhiều người, việc thất bại hoặc không đi theo định hướng gia đình, chọn một công việc phù hợp ở những bạn trẻ là hành động đáng lên án.
2. Đánh giá tiêu cực từ những người xung quanh
Việc thế hệ trẻ tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, thành công trễ hơn, hoặc phát triển ở những ngành nghề mới khiến các bạn nhận được những đánh giá tiêu cực, và cái nhìn định kiến từ những người xung quanh. Nhiều bạn làm công việc freelance, hoặc những việc thường phải đi đây đi đó, làm việc tại nhà thường bị đánh giá là “lông bông”, “không có nghề ngỗng” đàng hoàng, dù số tiền các bạn kiếm được không hề nhỏ.
Những đánh giá tiêu cực trong thời gian dài có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và suy nghĩ của nhiều người, khiến các bạn chọn cách tổn thương bản thân để giải tỏa áp lực. Việc bị hàng xóm chỉ trỏ, nói xấu, soi mói đời tư, thậm chí là bịa chuyện làm tổn hại danh dự là điều thường xuyên xảy ra. Những kẻ đồn đoán chỉ quan tâm điều họ muốn tin, điều họ cho rằng đúng chứ chẳng thèm để ý đến sự thật.
Có không ít những bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ, bị đồn là cặp đại gia, hay làm gái chỉ vì tính chất công việc cần đi sớm về trễ. Hoặc khi bạn thành công và kiếm được nhiều tiền, một số người cho rằng đó là những đồng tiền không chân chính. Một số phụ huynh cũng không tin tưởng con cái, vì những lời đồn đãi ác ý mà làm tổn thương con, gây cho trẻ những đả kích tinh thần nặng nề. Do đó, tình trạng sức khỏe tinh thần của người trẻ luôn trong trạng thái không ổn định.
Ngoài ra, sự khác biệt trong tư tưởng sống và nhận thức, hay “sự cách biệt thế hệ”, cũng trở thành vấn đề lớn giữa những người trẻ và thế hệ đi trước. Giới trẻ có cái nhìn thoáng hơn về những vấn đề như xăm mình hay tình yêu đồng tính. Họ cũng có xu hướng sống thật và thể hiện bản thân nhiều hơn, nhưng đổi lại là những lời dè bĩu, xúc phạm từ những người có tư tưởng khác biệt. Vì thế, không ít bạn rơi vào tình trạng trầm cảm.
3. Áp lực học tập và cạnh tranh với bạn bè đồng trang lứa
Ngày nay, áp lực học tập là vấn đề được nhắc đi nhắc lại, khi bàn đến chuyện các bạn trẻ trầm cảm hay tự huỷ hoại bản thân. Những ca tự tử hay rạch tay do trầm cảm ngày càng xuất hiện nhiều ở những bạn có tuổi đời còn rất trẻ, do phải chịu áp lực quá nặng nề trong chuyện học tập. Các bạn không có thời gian nghỉ ngơi mà suốt ngày phải lao đầu vào chuyện bài vở. Tình trạng này kéo dài gây kiệt sức, “ngộp thở” và bất ổn về tinh thần.
Áp lực này có thể đến từ chính các bạn học sinh, những người muốn khẳng định giá trị của bản thân, không muốn thua kém bạn bè đồng trang lứa. Các bạn cũng có thể vì muốn được mọi người công nhận, hoặc đảm bảo có một công việc ổn định về sau. Áp lực học tập cũng có thể xuất phát từ nhà trường, thầy cô hay phụ huynh muốn con em có được thành tích tốt, làm vẻ vang nhà trường, gia đình và dòng họ.
Không chỉ ở Việt Nam mà những nước châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, tỉ lệ thanh thiếu niên rạch tay và tự sát vào mỗi mùa thi cử đều rất cao. Các quốc gia đều đã áp dụng nhiều chính sách với hy vọng giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, nếu quan niệm giáo dục và suy nghĩ đào tạo con mình thành “thần đồng” không thay đổi, thì tình trạng người trẻ tự hủy hoại bản thân sẽ mãi không thể dừng lại.
Học sinh sinh viên được mặc định là chỉ có nhiệm vụ học. Do đó yêu cầu dành cho các bạn cũng ngày càng cao hơn. Điều này đẩy tỷ lệ chọi vào các trường phổ thông, đại học và sự cạnh tranh giữa các bạn học sinh lên tầm cao mới. Nếu trước đây không phải ai cũng có cơ hội được đi học, thì ngày nay tất cả người trẻ đều có cơ hội học tập ngang nhau, được tạo điều kiện tốt nhất. Vì thế sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn.
Việc bạn bè đồng trang lứa được vào trường chuyên lớp chọn, có học bổng đi du học, đi làm lương ngàn đô, sinh sống và làm việc ở nước ngoài, hay mua nhà mua xe khi tuổi đời còn trẻ, là áp lực đồng trang lứa với nhiều bạn trẻ hiện nay. Các bạn cảm thấy bất lực, mất niềm tin vào bản thân, tự ti vì nghĩ mình bất tài vô dụng, và hoang mang không biết con đường mình chọn có đúng hay không.
Ngoài cảm giác thua kém bạn bè, nhiều bạn còn phải chịu đựng sự chì chiết vô lý của gia đình và người quen. Nhiều bạn thường bị cha mẹ đem ra so sánh với “con nhà người ta” vì bạn không xinh đẹp, giỏi giang, hay kiếm nhiều tiền như người khác. Lối sống thực dụng, ích kỷ, chỉ quan tâm đến tiền bạc, cùng với việc đánh giá con người qua vẻ bề ngoài dường như là căn bệnh trầm kha của mọi thời đại.
4. Góc khuất của học đường
Bạo lực học đường, gạ tình lấy điểm, quấy rối tình dục, cùng với sự cô lập từ bạn bè là những yếu tố làm tăng tỷ lệ trầm cảm, đẩy các em đến con đường tự giải thoát một cách cực đoan. Những mặt tối của môi trường học đường luôn là chủ đề nóng trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, bạo lực học đường và quấy rối tình dục đã nhiều lần khiến dư luận rúng động vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
Tình trạng bạo lực học đường, đánh nhau, xé áo và quay phim tung lên mạng là “trào lưu” một thời của giới trẻ. Các bạn sinh, sinh viên không ngại ngần đánh đập, và hạ nhục bạn bè chỉ để mua vui, đổi lấy cảm giác khoái trá khi được tung hô, kính nể và đạp người khác dưới chân. Hành động này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường là do tuổi thơ không hạnh phúc, hoặc do sự chiều chuộng thái quá khiến các em trở nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.
Bạo lực học đường là vấn đề đáng lên án, vì nó không chỉ hủy hoại danh dự, mà còn làm tổn thương tinh thần và thể xác của người bị bắt nạt. Đối tượng bị bắt nạt thường là những bạn hiền lành, nhút nhát, hơi tự ti, không có bề ngoài ưa nhìn, gia đình không giàu có, hoặc những bạn gặp khó khăn trong việc hòa nhập với tập thể. Những bạn trẻ này thường bị cô lập, bắt nạt, đánh đập, trấn lột tiền bạc, nhưng không dám nói với thầy cô hay cha mẹ.
Bên cạnh tình trạng bạo lực học đường, quấy rối tình dục cũng là vấn đề cần được quan tâm. Những vụ việc thầy giáo quấy rối tình dục học sinh, học sinh lớp trên quấy rối và hãm hiếp học sinh lớp dưới, từng khiến nhiều phụ huynh giật mình nhận ra môi trường học đường không an toàn như họ vẫn nghĩ. Nhiều bạn trẻ vì qua sợ hãi, nhục nhã, không dám nói thật nên rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn, có hành vi rạch tay do trầm cảm.
Những góc khuất của học đường đen tối hơn chúng ta vẫn nghĩ. Do đó phụ huynh cần cùng cấp cho con em những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân. Nhiều bạn trẻ đã ra đi vĩnh viễn bằng cách rạch tay, nhảy lầu vì không chịu được điều tiếng của người đời, và sự châm chọc mỉa mai của những người xung quanh. Trong khí đó, chính các bạn là nạn nhân, là người chịu nhiều tổn thương nhất.
5. Ảnh hưởng từ sự độc hại của mạng xã hội
Thế hệ trẻ, hay gen Z ngày nay, sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại và các ứng dụng mạng xã hội. Do đó, cuộc sống của các bạn ngay từ đầu đã gắn chặt với thế giới ảo. Các bạn trẻ thường dành phần lớn thời gian của mình để học tập và theo đuổi những thú vui trên internet. Ngày nay, chúng ta có khái niệm trầm cảm do mạng xã hội, nhằm ám chỉ những tác động tiêu cực chúng mang đến cho giới trẻ.
Những mạng xã hội phổ biến ngày nay như Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, Zalo,… mang đến nhiều tiện ích như: giúp chúng ta giữ liên lạc với người thân và bạn bè, kết nối những con người có cùng sở thích và mối quan tâm, cung cấp nguồn thông tin khổng lồ về những vấn đề trong cuộc sống, và khiến thế giới “phẳng” hơn. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mang lại, mạng xã hội cũng tồn tại những mặt tối nhất định.
Đầu tiên, những người tham gia mạng xã hội hoàn toàn có thể giấu đi danh tính của bản thân. Không ai biết bạn là ai dưới những chiếc nick ảo. Chính vì thế, mạng xã hội trở thành nơi để nhiều người trút bỏ những cảm giác tiêu cực của bản thân bằng cách đặt điều, chế nhạo, bình phẩm, sân si, chửi bới người khác bằng những bình luận tiêu cực. Họ có cảm giác khoái trá khi được chú ý, mà không suy nghĩ đến cảm giác của người bị hạ nhục.
Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, và những người trẻ thường xuyên lên mạng sẽ dễ bị những bình luận tiêu cực ảnh hưởng. Cảm xúc tiêu cực lây lan rất nhanh, nhấn chìm những bạn trẻ vào hố sâu của sự cực đoan, khiến họ buồn bã, giận dữ, suy sụp tinh thần, thậm chí tự kết liễu bản thân bằng cách rạch tay do trầm cảm. Không ít những người nổi tiếng, idol Hàn Quốc cũng chọn cách tự tử vì mệt mỏi với những lời nhục mạ, và sự tấn công của cư dân mạng.
Nghiện mạng xã hội cũng góp phần khiến sức khỏe suy sụp, kiệt quệ tâm lý. Nhiều bạn chìm đắm trong thế giới ảo độc hại đến mức bỏ qua cả cuộc sống thật, cắt đứt những mối quan hệ lành mạnh. Bên cạnh đó, văn hóa phẩm đồi trụy, những thông tin sai lệch, hay những trang web đen cũng góp phần khiến đời sống tinh thần của người trẻ ngày càng mệt mỏi, tiêu cực, dễ dẫn đến những suy nghĩ dại dột và không đúng đắn.
6. Áp lực trong cuộc sống hiện đại
Guồng quay hối hả của cuộc sống khiến chúng ta sống vội hơn, ít quan tâm đến bản thân hơn, và cũng chịu nhiều áp lực hơn từ chuyện cơm áo gạo tiền. Trong thời đại hiện nay, tìm được một công việc tốt với mức lương đủ sống tại thành phố lớn không hề dễ dàng. Trong khi nhiều bạn trẻ không chỉ lo cho bản thân, mà còn phải dành dụm để gửi tiền về cho cha mẹ nhằm trang trải cuộc sống.
Cạnh tranh việc làm, cạnh tranh vị trí, cuộc sống tràn đầy sự cạnh tranh khi tất cả chúng ta đều có những xuất phát điểm như nhau. Những áp lực trong cuộc sống là phần tất yếu mà ai cũng phải đối mặt. Tuy nhiên ngày nay, khi chúng ta tôn thờ sự riêng tư, tính cá nhân thì cũng là lúc chúng ta đẩy những mối quan hệ lành mạnh, cần thiết đi xa khỏi tầm tay. Cuộc sống xoay quanh công việc, học hành mà thiếu sự kết nối nhanh chóng trở nên ngột ngạt đến nghẹt thở.
Ngày nay, sự đào thải của xã hội là vô cùng nhanh chóng. Nếu không bắt kịp nhịp sống công việc, bạn sẽ nhanh chóng bị loại bỏ để những người có khả năng lên thay. Chính sự cạnh tranh khốc liệt khiến người trẻ phải che giấu những bức bối của mình để vùi đầu vào công việc. Văn hóa làm thêm giờ, bòn rút sức khỏe của nhân viên đến mức khiến họ kiệt sức và trầm cảm ở một số ngành nghề hiện nay cũng đang bị lên án.
Áp lực trong cuộc sống hiện đại, sự xa cách trong những mối quan hệ, cảm giác lạc lỏng bơ vơ, không có định hướng rõ ràng cho tương lai, cùng những nguy hiểm và cạm bẫy rình rập là những vấn đề phát sinh từ lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Nếu không có cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như kéo bản thân ra khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, chúng ta sẽ nhanh chóng lạc mất chính mình
Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng tự hành hạ bản thân
Tình trạng tự ngược đãi bản thân gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và cả thân thể của người bị trầm cảm. Việc chuyển từ nỗi đau tinh thần sang nỗi đau thân thể cho thấy tâm lý khủng hoảng, mệt mỏi, lạc lỏng, mất định hướng, mất kiềm chế cảm xúc ở người trẻ đang ngày càng nghiêm trọng. Nỗi đau tinh thần quá lớn, nhưng không có cách nào giải tỏa, vì thể họ chọn cách làm đau bản thân.
Khi rạch tay do trầm cảm, một số người cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, có cảm giác như sự bức bối, sợ hãi và áp lực được giảm nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm xúc giả tạo trong phút chốc, vì những tổn thương tâm lý và áp lực vẫn còn đó. Đơn giản là chúng ta chỉ đang đánh lừa bản thân và trốn tránh hiện thực. Tâm lý trốn tránh này có thể khiến chúng ta nghiện cảm giác đau đớn, và ngày càng rạch tay nhiều hơn.
Ban đầu, việc rạch tay chỉ dừng lại ở những vết thương nhẹ và nông. Nhưng rồi dần dần, các vết rạch sẽ ngày càng dài và sâu hơn, tần suất cũng tăng cao. Đến một lúc nào đó, người trầm cảm có thể tử vong vì mất máu quá nhiều do cắt trúng động mạch. Nghiện cảm giác đau đớn khiến họ ngày càng làm bản thân tổn thương nhiều hơn, khoải cảm này không có cách nào dừng lại.
Việc rạch tay để lại những vết sẹo xấu xí trên cơ thể, như một lời nhắc nhở về những tổn thương tinh thần mà người trầm cảm phải gánh chịu. Những tổn thương thể xác này khiến họ phải che giấu bằng cách mặc áo dài tay, trở nên nhút nhát, xa cách, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Cứ như thế, tình trạng trầm cảm sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Tình trạng rạch tay và chia sẻ lên mạng xã hội cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến nhận thức của giới trẻ. Hành động dại dột này có thể lan rộng và trở thành một trào lưu xấu, nhất là khi tốc đột truyền bá thông tin của mạng xã hội hiện nay là vô cùng nhanh chóng. Nhiều bạn trẻ chưa có suy nghĩ chín chắn, hoặc trong cơn tuyệt vọng vì áp lực cuộc sống có thể học theo dẫn đến tử vong.
Cách ngăn chặn và hạn chế tình trạng rạch tay do trầm cảm
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4,4% dân số thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của các hội chứng rối loạn tâm thần, trong đó đứng đầu là trầm cảm. Trầm cảm cũng là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tự tử mỗi năm ở Việt Nam, trong đó đa phần là những người trẻ. Những trường hợp như rạch tay, rạch chân, bứt tóc, hoặc những hành vi tự tổn thương bản thân khác là không đếm xuể.
Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng này, những người trẻ tuổi cần có nhận thức đúng đắn về tình trạng sức khỏe của bản thân, làm chủ cuộc sống, hạn chế những tác nhân ảnh hưởng, và hơn hết là hãy yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Chỉ khi bạn yệu thương và tôn trọng chính mình, không để bản thân trở thành con rối của người khác, sống một cách mạnh mẽ thì cuộc sống của các bạn sẽ thoải mái và tự do hơn.
Sống trong xã hội hiện đại, con người luôn phải đối mặt với nhiều áp lực từ gia đình, trường lớp, công việc, và cả những mối quan hệ xã hội. Nhưng quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng lại những yếu tố của cuộc sống, mạnh mẽ đương đầu với khó khăn phía trước. Đừng để những áp lực cuốn ta đi theo vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực, khiến ta trở nên mệt mỏi, tuyệt vọng, và mất niềm tin vào cuộc sống.
Bên cạnh sự tự lực của những người trẻ, gia đình và xã hội cũng cần góp sức để mang đến một môi trường lành mạnh, ít áp lực và tích cực hơn cho các bạn trẻ có cơ hội phát triển. Việc ngăn ngừa và cải thiện những vấn đề sức khỏe tinh thần cho người trẻ là không hề dễ dàng, và cần một kế hoạch dài hơi để hiện thực hóa mục tiêu này. Kế hoạch rất cần sự chung tay của gia đình và toàn xã hội.
Gia đình nên để các bạn trẻ có cơ hội phát triển theo đúng tài năng thiên bẩm, được lựa chọn những điều mình thích. Chứ không phải sống như một con rối theo định hướng của gia đình, hay là “thành tích” để cha mẹ đi khoe khoang với những người xung quanh. Đừng tạo những áp lực nặng nề, ép buộc trẻ phải giỏi như “con nhà người ta” hay, ép buộc trẻ phải đạt được thành tựu vượt quá khả năng.
Xã hội, nhà trường và các ban ngành cũng cần có những biện pháp thiết thực nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần cho các đối tượng thanh thiếu niên và trẻ em, giúp các em cảm thấy thoải mái, vượt qua những giai đạon khó khăn trong cuộc sống. Gia đinh và xã hội cần có thái độ thông cảm, lắng nghe và thấu hiểu những áp lực mà các em đang chịu đựng, chứ không phải phán xét hay áp dụng vũ lực.
Người trẻ cần được chia sẻ, và cũng cần được học cách tự chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho bản thân. Với những bạn đang trong tình trạng trầm cảm nặng nề, có những dấu hiệu rạch tay do trầm cảm, thói quen tự tổn thương bản thân, hay có ý nghĩ tự sát, thì cần sự can thiệp kịp thời để giúp các bạn vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Và Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là địa chỉ tin cậy để các bạn trẻ và phụ huynh gửi gắm niềm tin.
NHC là trung tâm tư vấn tâm lý có kinh nghiệm nhiều năm trong việc đồng hành và hỗ trợ các bệnh nhân trầm cảm vượt qua khó khăn. Với 4 cơ sở lớn tọa lạc tại TPHCM và HN cùng với đội ngũ chuyên viên tư vấn lành nghề, NHC Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy khi muốn tìm kiếm sự giúp đỡ. Tất cả thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật nhằm cung cấp cho các bạn một dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất.
Những chuyên viên tư vấn tâm lý tại đây được đào tạo bài bản, và có kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết các vấn đề trầm cảm. Phương pháp cải thiện tình trạng trầm cảm không cần dùng thuốc của NHC Việt Nam từng được vinh dự giới thiệu trên sóng truyền hình quốc gia, cho thấy độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp này so với những phương pháp khác trước đây.
Các chuyên viên sẽ lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn và áp lực bệnh nhân gặp phải. Từ đó chọn lựa phương pháp phù hợp để giúp các bạn tìm lại sự tự tin, vượt qua mặc cảm, đánh tan những suy nghĩ tiêu cực, và cải thiện trạng thái tinh thần. Phương pháp hiệu quả kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ gúp những bạn trẻ rạch tay do trầm cảm thoát khỏi những hành động tiêu cực.
Tình trạng tự tổn thương bản thân nhằm chối bỏ hiện thực, tìm kiếm cảm giác giải thoát, để không phải đối mặt với những áp lực nặng nề của cuộc sống, đang là vấn nạn gây nhức nhối của giới trẻ. Hy vọng thông qua bài viết bài, các bạn trẻ và cả phụ huynh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về những khó khăn, áp lực cuộc sống, để không tự tổn thương bản thân. Gia đình và xã hội cũng cần chung tay để giúp thế hệ trẻ có môi trường phát triển lành mạnh hơn.
Có lẽ bạn quan tâm:
- 14 Cách phòng tránh bệnh trầm cảm bạn nên biết
- Bạo lực học đường và những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ con
- Hay suy nghĩ đến cái chết để giải thoát bản thân là bị gì?
- Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!