Áp lực học tập: Thực trạng, hậu quả và cách vượt qua

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Nguy hiểm hơn, tìn trạng này còn gây ra nhiều hậu quả và hệ luỵ nghiêm trọng không thể lường trước.

Áp lực học tập là gì?

Áp lực học tập là trạng thái tinh thần căng thẳng, lo lắng mà học sinh, sinh viên hoặc bất kỳ ai tham gia học tập đều có thể gặp phải. Áp lực này thường phát sinh từ kỳ vọng cao của bản thân, gia đình, giáo viên, hoặc xã hội về thành tích học tập, đạt điểm số cao trong các kỳ thi.

Thực tế, áp lực học đường có thể vừa tốt vừa xấu, tùy thuộc vào cách nó được quản lý và mức độ áp lực mà học sinh trải qua. Ở khía cạnh tích cực, áp lực học đường giúp thúc đẩy sự phát triển, tạo động lực học tập và rèn luyện tinh thần, chuẩn bị cho tương lai. Nhưng khi áp lực quá lớn có thể khiến học sinh, sinh viên bị căng thẳng quá mức, gây mất cân bằng cuộc sống, giảm sút sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Thực trạng về áp lực học tập ở học sinh, sinh viên hiện nay

Các thống kê cho thấy, có đến gần 80% học sinh sinh viên thường rơi vào tình trạng ngủ không đủ giấc, ngủ dưới 8 tiếng một ngày khiến các bạn mệt mỏi, kiệt quệ về tinh thần . Một số bạn phải dùng đến thuốc hỗ trợ để giải tỏa tâm lý.

Nguyên nhân là do áp lực học tập quá lớn từ gia đình, nhà trường, và chính bản thân các em. Các bạn học sinh vừa phải học chính khóa, vừa phải học thêm vào ban đêm và cuối tuần, vừa phải hoàn thành bài về nhà.

Có thể thấy, áp lực học tập luôn đè nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào. Nhiều phụ huynh còn bắt ép con cái phải luôn đạt điểm cao để bản thân hãnh diện với người thân, bạn bè, bất chấp sức khỏe và cảm xúc của trẻ.

Càng lên lớp cao, áp lực học tập của trẻ càng lớn. Các bạn học sinh phải đối mặt với việc thi chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Kỳ vọng thái quá của phụ huynh khiến rất nhiều đứa trẻ cảm thấy sợ hãi việc học tập, thi cử.

Áp lực, mệt mỏi, thiếu ngủ khiến khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức của các em cũng giảm sút. Kết quả thống kê tại TPHCM cho thấy, có trên 50% học sinh cảm thấy không có động lực học tập, hơn 30% cảm thấy stress, áp lực do học tập.

Áp lực học tập
Áp lực học tập khiến con luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, không có tinh thần

Rất nhiều trẻ em dù mới chỉ học lớp 6, lớp 7 đã phải thức đến 11 – 12h đêm để học bài. Hôm sau trẻ lại dậy sớm từ 5 – 6h sáng để ôn tập. Ngoài ra, có hơn 44% học sinh cho biết từ lâu bản thân đã không được ngủ trưa.

Đặc biệt, có không ít học sinh đã từng nghĩ đến tự tử bởi cảm thấy quá áp lực từ gia đình. Những năm trở lại đây, vấn đề tự sát học đường vẫn đang không ngừng tăng lên cho dù truyền thông đã đưa ra rất nhiều cảnh báo.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết việc học tập mới chỉ được đánh giá qua lý thuyết, tức là thể hiện trên mặt điểm số. Thế mạnh của mỗi người là khác nhau, có những người không giỏi toán nhưng lại giỏi văn; có những người không giỏi ghi nhớ, học tập nhưng lại có kỹ năng diễn giải rất tốt.

Tuy nhiên phụ huynh thường chỉ nhìn điểm số, mà không quan tâm đến khả năng và nổ lực của con cái. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, vì không vào được trường chuyên, vì không đậu đại học cũng bắt nguồn từ những áp lực học tập mà gia đình đề ra.

Nguyên nhân của áp lực học tập

Áp lực học tập thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến áp lực học tập:

  • Kỳ vọng cao từ gia đình: Cha mẹ thường đặt ra những kỳ vọng cao về kết quả học tập của con cái, mong muốn chúng đạt thành tích tốt, vào được các trường đại học danh tiếng, hoặc có một tương lai tươi sáng. Khi không đạt được những kỳ vọng này, học sinh có thể cảm thấy thất bại và chịu áp lực lớn từ gia đình.
  • Kỳ vọng từ giáo viên và nhà trường: Các trường học và giáo viên thường nhấn mạnh tầm quan trọng của thành tích học tập, thi cử. Điều này có thể khiến học sinh cảm thấy bị ép buộc phải duy trì thành tích cao liên tục, tạo ra một môi trường căng thẳng.
  • Khối lượng bài vở và chương trình học nặng: Chương trình học ngày càng phức tạp và lượng bài vở lớn khiến học sinh phải đối mặt với thời gian học tập dài và căng thẳng, gây ra sự mệt mỏi và áp lực.
  • Thi cử và đánh giá: Các kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học, và kiểm tra định kỳ đóng vai trò lớn trong việc quyết định tương lai học tập của học sinh. Việc phải đạt điểm cao trong các kỳ thi này là một nguồn áp lực lớn đối với nhiều học sinh.
  • Sự cạnh tranh: Trong môi trường học tập, việc so sánh bản thân với bạn bè hoặc sự cạnh tranh về điểm số, thứ hạng có thể tạo ra sự căng thẳng. Điều này đặc biệt đúng trong những lớp học hay trường học có mức độ cạnh tranh cao.
  • Áp lực từ xã hội: Xã hội ngày càng đề cao thành tích học tập và coi nó là một thước đo quan trọng của sự thành công. Học sinh bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực xã hội về học lực, và điều này tạo ra một gánh nặng về việc phải đạt thành tích tốt.
  • Kỳ vọng từ bản thân: Nhiều học sinh tự đặt ra mục tiêu quá cao cho bản thân, cảm thấy phải đạt được những mục tiêu này để chứng minh năng lực của mình hoặc để được chấp nhận. Việc không đạt được những mục tiêu đó dễ dẫn đến cảm giác thất bại và áp lực lớn.
  • Thiếu kỹ năng quản lý thời gian và học tập: Việc không biết cách phân bổ thời gian hợp lý, thiếu kỹ năng học tập hiệu quả cũng khiến học sinh cảm thấy áp lực khi không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng hạn hoặc không đạt kết quả mong muốn.
  • Môi trường học tập thiếu hỗ trợ: Một số học sinh có thể cảm thấy bị cô lập hoặc thiếu sự hỗ trợ từ giáo viên, bạn bè, hoặc gia đình, khiến áp lực học tập trở nên nặng nề hơn. Họ không biết cách giải tỏa căng thẳng hoặc không có ai để chia sẻ những khó khăn trong học tập.

Các yếu tố này thường kết hợp với nhau, khiến áp lực học tập trở thành một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của học sinh.

Dấu hiệu trẻ đang bị áp lực học tập

Khi chịu áp lực học tập, trẻ thường biểu hiện qua nhiều yếu tố như thể chất, tâm lý và hành vi. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị áp lực học tập:

1. Dấu hiệu về tinh thần và cảm xúc

  • Căng thẳng, lo âu: Trẻ có thể thường xuyên cảm thấy lo lắng về bài vở, kỳ thi hoặc những yêu cầu học tập. Trẻ dễ lo sợ khi không đạt được kết quả như mong đợi.
  • Tâm trạng không ổn định: Trẻ dễ cáu gắt, tức giận hoặc thất vọng mà không có lý do rõ ràng. Đôi khi, trẻ có thể trở nên buồn bã hoặc khóc mà không giải thích được nguyên nhân.
  • Mất tự tin: Trẻ có thể cảm thấy tự ti, nghĩ mình không đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc không giỏi bằng bạn bè.
  • Mất hứng thú học tập: Trẻ có thể bắt đầu mất hứng thú với các hoạt động học tập mà trước đó chúng yêu thích, không muốn làm bài tập hoặc tham gia các hoạt động ở trường.

2. Dấu hiệu về thể chất

  • Mệt mỏi, kiệt sức: Áp lực học tập có thể khiến trẻ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi suốt ngày dù đã ngủ đủ giấc.
  • Rối loạn giấc ngủ: Trẻ có thể gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, bị mất ngủ, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều. Trẻ thường thức khuya để học bài và cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Đau đầu, đau bụng hoặc các triệu chứng cơ thể không rõ nguyên nhân: Trẻ có thể than phiền về đau đầu, đau bụng, hoặc các cơn đau khác mà không có lý do y tế cụ thể, đây có thể là phản ứng của cơ thể trước căng thẳng.
  • Giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Một số trẻ có thể mất cảm giác thèm ăn khi bị áp lực, trong khi những trẻ khác có thể ăn nhiều hơn để giải tỏa căng thẳng, dẫn đến biến đổi trọng lượng.

3. Dấu hiệu về hành vi

  • Tránh né học tập: Trẻ có thể viện cớ để tránh làm bài tập hoặc đến trường, thể hiện qua việc hay trì hoãn, né tránh hoặc tìm lý do không hợp lý để không học.
  • Học quá sức: Một số trẻ cảm thấy áp lực nên cố gắng học liên tục không nghỉ ngơi, dành toàn bộ thời gian để ôn bài, không có thời gian giải trí hay thư giãn.
  • Suy giảm kết quả học tập: Về lâu dài, áp lực học tập có thể khiến trẻ mất tập trung, hiệu suất học tập giảm sút, điểm số thấp dần dù trẻ có nỗ lực.
  • Thu mình, ít giao tiếp: Trẻ có thể trở nên khép kín, không muốn chia sẻ cảm xúc hoặc trải nghiệm với người khác, đặc biệt là về việc học. Trẻ có thể tránh tiếp xúc với gia đình, bạn bè hoặc giáo viên.

4. Dấu hiệu về các mối quan hệ xã hội

  • Trở nên xa lánh bạn bè: Trẻ có thể cảm thấy bị áp lực từ việc so sánh thành tích học tập với bạn bè, dẫn đến việc xa lánh hoặc cắt đứt mối quan hệ xã hội.
  • Sợ gặp giáo viên: Trẻ có thể sợ phải đối mặt với giáo viên vì lo sợ bị phê bình hoặc kiểm tra điểm số. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ tìm cách tránh giờ học hoặc các cuộc họp với giáo viên.

Nếu phát hiện những dấu hiệu này, việc hỗ trợ kịp thời và tìm cách giảm bớt áp lực học tập cho trẻ là rất quan trọng. Đặc biệt, cha mẹ và giáo viên cần lắng nghe, hiểu rõ nguyên nhân và tạo môi trường học tập tích cực để giúp trẻ cân bằng giữa việc học và cuộc sống.

Hậu quả tiềm ẩn từ áp lực học tập

Áp lực học tập có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về cả mặt tinh thần và thể chất cho học sinh sinh viên. Thậm chí có thể liên quan đến cả tính mạng, đặc biệt ở những trẻ có tâm lý yếu.

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Cơ thể mỗi ngày cần phải ngủ ít nhất từ 7- 8 tiếng mỗi ngày, trong đó nên bắt đầu từ 10 giờ để các cơ quan trong cơ thể có thời gian phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. N

ếu bạn không đi ngủ vào thời điểm này sẽ khiến các cơ quan này trở nên thiếu sức sống vào ngày hôm sau, không có cơ hội phát huy hết chức năng. Việc thiếu ngủ trong thời điểm này sẽ da dẻ sạm đen, người tích tụ nhiều độc tố.

hậu quả của áp lực học tập
Áp lực học tập khiến sức khỏe con bị suy giảm

Việc trẻ mất ngủ thường xuyên, ngủ không đủ không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe, hay mắc bệnh vặt mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ.

Trẻ có xu hướng học tập và tiếp thu bài chậm hơn, thường trong tình trạng lơ đãng. Cơ thể cũng trở nên thiếu sức sống, chậm chạp khi tham gia các hoạt động thể chất nếu thiếu ngủ trong thời gian dài.

Các nghiên cứu còn cho thấy, áp lực học tập làm mất ngủ còn làm tăng nguy cơ béo phì, các vấn đề về tim mạch, huyết áp, thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Rất nhiều vấn đề nguy hiểm do sức khỏe có thể xuất hiện do liên quan đến các áp lực từ học tập mà phụ huynh không thể lường trước được.

2. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình

Có thể thấy ở hầu hết các gia đình có cha mẹ luôn ép con học quá mức, đặt nặng vấn đề điểm số thường khó có thể tìm được tiếng nói chung. Cha mẹ không tôn trọng con, cho rằng con kém cỏi, không chấp nhận những nỗ lực của con, mà luôn so sánh con với người khác.

Trong khi đó người con luôn cảm thấy bị oan ức, cho rằng cho mẹ không thương mình, cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi khi về tới nhà.

Những tranh cãi xoay quanh vấn đề học tập và điểm số khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. Đặc biệt trẻ đang trong độ tuổi dậy thì sẽ thường có xu hướng chống đối cha mẹ, muốn làm theo ý thích của bản thân, không muốn học tập.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng có xu hướng rạn nứt và trở thành một vết thương khó hàn gắn trong tâm hồn của trẻ nhỏ.

áp lực học
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên rạn nứt

3. Học tập quá nhiều làm mất đi tuổi thơ của trẻ nhỏ

Trẻ con ngày xưa bên cạnh việc học tập vẫn có thời gian vui chơi cùng bạn bè, tận hưởng tuổi thơ mà một đứa trẻ đáng ra phải có. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội, và áp lực học tập từ cha mẹ khiến trẻ chỉ quanh quẩn trong trường, trong lớp học thêm và nhà riêng.

Phụ huynh luôn mong muốn con mình là thiên tài nhưng vô hình điều này là con bị trưởng thành, già dặn hơn tuổi, mất đi các trải nghiệm tuổi thơ quý báu. Đặc biệt là những đứa trẻ ở thành phố sẽ ít cơ cơ hội được lớn lên một cách hồn nhiên hơn là những đứa trẻ ở vùng quê.

Trẻ có xu hướng nổi loạn

Mỗi trẻ có một xu hướng tính cách khác nhau. Khi bị cha mẹ luôn bắt ép học tập, phải được điểm cao, một số trẻ sẽ cố gắng học tập để cha mẹ hài lòng nhưng một số trẻ lại ngược lại.

Khi những cố gắng của bản thân vẫn mãi không được cha mẹ công nhận, trẻ sẽ cho rằng mình là kẻ thất bại, và trở nên chán nản việc học. Một số phụ huynh có thể dùng bạo lực hay các hình phạt để phạt con nhưng cũng vô ích.

Thực tế cho thấy không ít trẻ sa vào các con đường bạo lực, nghiện game, sử dụng các chất kích thích, bia rượu hay rất nhiều tệ nạn do bởi áp lực học tập.

Thông qua những chất độc hại này, trẻ giải tỏa được những căng thẳng lo lắng của bản thân và khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu hơn. Gia đình khi phát hiện ra cũng đã quá muộn khiến nhiều trẻ lầm đường lạc lối.

ảnh hưởng của áp lực học tập
Trẻ có thể có xu hướng nổi loạn, theo bạn bè xấu

Thậm chí nhiều trẻ có những tư tưởng thù hằn, muốn trả thù  vì cho rằng bản thân cảm thấy mệt mỏi như thế vì cha mẹ. Rất nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra đòi hỏi mỗi gia đình cần có biện pháp khắc phục sớm để để phòng những hệ lụy xấu xí này.

4. Áp lực học tập làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý

Đây là một trong những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan. Việc học tập áp lực, thiếu ngủ khiến bé bị stress học đường, tâm trí lúc nào cũng “căng như dây đàn” do không được ngủ đủ. Những căng thẳng này nếu không sớm được giải tỏa thì sẽ rất dễ dẫn tới trầm cảm hay rối loạn lo âu hoặc rất nhiều các vấn đề tâm lý khác.

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, năm 2018 có 8%-29% học sinh mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó có đến 2,3% trẻ vị thành niên tự tử và 10%-15% học sinh có ý định tự tử đều có liên quan đến những áp lực trong học tập.

Các dấu hiệu trầm cảm thường khá rõ ràng nhưng không ít phụ huynh chỉ cho rằng con đang mệt mỏi hay giả vờ dẫn đến tình trạng của con ngày càng tệ hơn. Có những trẻ phải điều trị hơn 1 năm làm bỏ lỡ việc học tập cùng rất nhiều dự định dang dở.

Một số trẻ không nghĩ đến việc tự tử thì có xu hướng tự làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc, chẳng hạn như rạch tay, hay đập đầu vào tường. Đặc biệt việc áp lực học tập quá lớn còn có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ.

chết vì áp lực học tập
Tỷ lệ trẻ tự tử liên quan đến áp lực học tập rất lớn

Xem thêm: [THVL1] Trầm cảm vì áp lực học tập – Học sinh trường chuyên chia sẻ cách vượt qua

Cách vượt qua áp lực học tập

Vượt qua áp lực học tập đòi hỏi học sinh cần có sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và bản thân. Dưới đây là các phương pháp giúp giảm thiểu và vượt qua áp lực học tập:

1. Quản lý thời gian hiệu quả

Lập kế hoạch, lịch trình rõ ràng cho việc học và nghỉ ngơi giúp trẻ quản lý thời gian hiệu quả, tránh tình trạng quá tải hoặc học quá sức. Lên danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành theo thứ tự ưu tiên và chia nhỏ chúng thành từng phần để dễ dàng xử lý.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi giữa các khoảng học tập. Nên có khoảng thời gian thư giãn để giúp tinh thần thoải mái hơn, giúp tập trung tốt hơn trong giờ học.

2. Tăng cường kỹ năng học tập

Học sinh nên tìm hiểu các phương pháp học tập phù hợp với mình như ghi chú, sử dụng sơ đồ tư duy, học nhóm, hay tìm tài liệu bổ sung. Những kỹ năng học tập tốt sẽ giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn và giảm căng thẳng.

Thay vì nhồi nhét kiến thức trước kỳ thi, hãy dành thời gian ôn tập mỗi ngày một chút. Điều này sẽ giảm bớt áp lực thi cử và giúp học sinh nhớ lâu hơn.

3. Giữ sức khỏe thể chất và tinh thần

Giấc ngủ đủ và chất lượng rất quan trọng để duy trì sự tập trung và trí nhớ. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng và làm suy giảm hiệu suất học tập.

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga có thể giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Ăn uống đủ chất và cân đối giúp cung cấp năng lượng cho não bộ, từ đó tăng cường khả năng tập trung và học tập.

4. Xây dựng sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Học sinh nên tìm đến gia đình, bạn bè hoặc giáo viên để chia sẻ về những khó khăn, lo lắng trong học tập. Đôi khi, chỉ cần trò chuyện và nhận lời khuyên từ những người thân yêu có thể giúp giảm căng thẳng đáng kể.

Học cùng bạn bè có thể tạo không khí học tập tích cực và giúp giải đáp những thắc mắc nhanh hơn. Hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp học sinh giảm cảm giác bị cô đơn trong học tập.

5. Điều chỉnh mục tiêu

Trẻ cần xác định mục tiêu học tập phù hợp với năng lực bản thân, tránh đặt ra những tiêu chuẩn quá cao và không thực tế. Thay vì cố gắng đạt điểm số cao nhất mọi lúc, hãy tập trung vào việc học để hiểu rõ kiến thức.

Sai lầm là một phần của quá trình học tập. Trẻ cần học cách chấp nhận thất bại và xem nó như một cơ hội để cải thiện và học hỏi thay vì quá căng thẳng về việc không đạt được kỳ vọng.

6. Giảm thiểu áp lực từ bên ngoài

Nếu áp lực đến từ kỳ vọng của gia đình hoặc giáo viên, hãy trò chuyện một cách chân thành để giải thích về những khó khăn mình đang gặp phải. Nhờ sự hỗ trợ và hiểu biết từ người lớn, trẻ có thể giảm bớt áp lực.

So sánh mình với bạn bè sẽ dễ tạo ra áp lực. Học sinh cần hiểu rằng mỗi người có tốc độ học tập khác nhau, và việc cố gắng tốt hơn bản thân mỗi ngày quan trọng hơn việc ganh đua với người khác.

7. Học cách thư giãn và giải tỏa stress

Các kỹ thuật như thiền, hít thở sâu, hoặc yoga có thể giúp giảm căng thẳng. Những phương pháp này giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc và duy trì tâm trạng tích cực.

Dành thời gian cho sở thích cá nhân hoặc các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, âm nhạc, hay hội họa sẽ giúp trẻ thoát khỏi áp lực học tập và cân bằng cuộc sống.

8. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp

Nếu cảm thấy quá tải và căng thẳng kéo dài, trẻ và gia đình nên cân nhắc tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Họ áp lực học tập nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm, và cần được xử lý kẽo dài lâu.

Bằng cách kết hợp những biện pháp trên, học sinh có thể từng bước vượt qua áp lực học tập và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả hơn.

Phụ huynh nên làm gì để không gây ra các áp lực học tập cho con?

Người lớn vẫn luôn có tư tưởng là phải điểm cao mới tốt, phải điểm cao mới là giỏi. mới có thể thành công nên vô tình chung gây ra các áp lực quá mức lên con.

Vậy phụ huynh nên làm thế nào để không gây ra các áp lực học tập cho con nhưng con vẫn có thể học tập tốt?

  • Trò chuyện với con hằng ngày để biết con nghĩ gì, ngày hôm nay của con thế nào và có hướng giúp đỡ con.
  • Giúp con phát triển các thế mạnh trong học tập của bản thân.
  • Mỗi trẻ em có một thế mạnh riêng, phụ huynh có thể phát huy các thế mạnh này, không nên bắt ép con phải học tập toàn diện tất cả các môn.
  • Trò chuyện để hiểu về ước mơ, mong muốn của con ở tương lai. Chẳng hạn như con thích làm nghề gì, thích công việc gì. Điều này sẽ giúp phụ huynh có thể định hướng cho con phát triển bản thân.
  • Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi đầy đủ, không nên ép học con học quá khuya.
  • Dành cho con những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp.
  • Lên thời gian biểu học tập và thư giãn phù hợp, chẳng hạn học từ 7-9 tối, cho con chơi game từ 9- 9h30 tối rồi đi ngủ.
  • Không nên trách móc con quá nhiều khi con bị điểm kém.
  • Không nên so sánh con quá nhiều với người khác.
  • Tìm hiểu con yếu ở môn nào, vì sao con học yếu và tìm cách giúp đỡ.
  • Luôn có những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực học tập của con, chẳng hạn như thưởng một chuyến đi du lịch nếu con được top 10 trong lớp.
  • Khuyến khích con luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.
  • Luôn dành cho con thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần.
  • Với những trẻ có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất hoặc tìm đến các trung tâm tâm lý trị liệu để được hỗ trợ.
  • Nếu ba mẹ cảm thấy khó khăn, ba mẹ có thể gặp gỡ chuyên gia tâm lý để được đồng hành, hỗ trợ.

Áp lực học tập có thể gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đến cả sức khỏe, tinh thần của trẻ nhỏ. Mỗi trẻ có một năng lực học tập riêng, quan trọng là con học được những gì, con thực sự yêu thích điều gì. Gia đình không nên đặt quá nhiều áp lực cho con mà hãy định hướng con cách phát triển một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bình luận (56)

  1. Kim Định says: Trả lời

    Cá nhân tôi cảm thấy việc xếp hạng là chưa thiết thực. Ngay cả trong thời đại mới, ta vẫn đánh giá học sinh dựa vào điểm số, lý thuyết thì làm sao thấy được năng lực và khuyết điểm của trẻ? Mỗi trẻ có một năng lực riêng, vậy nên tại sao ta lại phải gộp chung, “trừu tượng hóa” những nét đặc trưng ấy bằng một tờ giấy trắng? Vậy nên, cá nhân tôi nghĩ rằng nên loại bỏ hình thức xếp hạng lớp, vì sau cùng, mặc dù việc xếp hạng có thể tạo ra áp lực thi đua và phấn đấu, hầu hết học sinh chỉ xem nó như con số hoặc công cụ để đem ra so sánh, một quả tạ áp lực chứ chưa hẳn là đòn bẩy giúp các em khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình. Thay vì dành thời gian xếp hạng, các thầy cô nên tự xem xét và đánh giá năng lực của các em, chỉ rõ ra điểm mạnh và điểm yếu và cách khắc phục. Sau cùng, lời nhận xét cụ thể luôn tốt hơn một con số chung chung. Đây là ý kiến cá nhân, mong các bạn đọc tôn trọng và đừng công kích. Xin cảm ơn.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ quan điểm của mình trong vấn đề học tập của các bạn học sinh, lời chia sẻ của bạn rất là thiết thực đối với các em học sinh. Chúc bạn luôn tâm an sống khỏe và tràn đầy năng lượng!

  2. Nguyen Bao Duy says: Trả lời

    Chào trugn tâm, thời gian gần đây con bị áp lực trong việc học tập, dễ mâu thuẫn với gia đình và bạn bè, rất dễ bị khó chịu, cáu gắt và kích động. đôi khi chỉ một lời nói của người khác cũng đủ làm con khóc cả ngày. con không biết chia sẻ với ai, con phải làm gì để thoát ra khỏi tình trạng này ạ

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đồng cảm và chia sẻ với những áp lực, căng thẳng mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, Trung tâm chưa thể đánh giá được tình trạng tâm lý của bạn qua những biểu hiện chung chung như vậy. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm /tamlytrilieuNHC/ để Trung tâm biết chính xác hơn những vấn đề bạn đang gặp phải nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ với gia đình để gia đình biết, đồng hành và hỗ trợ bạn vượt qua những giai đoạn căng thẳng, mệt mỏi này nhé. Chúc bạn luôn bình an!

    2. ẩn danh says: Trả lời

      mik cx như bn á

      1. Nguyen Bao Duy says: Trả lời

        🙁

  3. Nguyễn Thắm says: Trả lời

    Đã ai đưa con đi trị liệu tâm lý ở NHC chưa ạ? Có hiệu quả và uy tín không ạ, con tôi bị trầm cảm vì áp lực học tập

    1. Ngô T. Tâm says: Trả lời

      Cháu đang trị liệu tại Trung tâm NHC ạ, hiện tại đã đi được một nửa liệu trình của cháu rồi, cháu thấy rất ổn, cháu đã tự tin hơn nhiều và đã đi học trở lại, học hành cũng tập trung và có kết quả tốt hơn. Cô bác nên cho bạn đi tham vấn sớm nhé, ko nên để lâu, cháu đã từng trải qua, cháu hiểu sự nguy hiểm của trầm cảm đáng sợ lắm

    2. Trần Thanh Thảo says: Trả lời

      Cháu tôi bị trầm cảm, trước phải nghỉ học 1 năm để uống thuốc nhưng ko đỡ. 3 tháng trước mẹ cháu có cho cháu qua đây trị liệu, tôi thấy cháu đã vui vẻ và đi học trở lại rồi. Mẹ cháu bảo cháu thay đổi khá nhiều, vui vẻ, tích cực hơn, biết phụ mẹ việc nhà, hỏi han bố mẹ nữa, quan hệ của hai bố con cũng tốt hơn trước rất nhiều, trước đây, hai bố con chả bao giờ ngồi nói chuyện với nhau, thấy bố về là lảng tránh lên phòng ngay. bạn tham khảo bài viết “Trầm cảm tuổi vị thành niên và giải pháp vàng để cha mẹ kết nối với con”. search google là ra nhé

      1. Nguyễn Thắm says: Trả lời

        Cảm ơn các bạn đã chia sẻ, tôi đã đặt lịch tham vấn cho cháu rồi. hy vọng sẽ có kết quả tốt như mọi người chia sẻ

  4. Jeny Phạm says: Trả lời

    Chào chuyên gia, em mới sang Pháp du học, do thay đổi môi trường nên em đang cảm thấy rất bất an và khó thở, trước đây khi còn Việt Nam em cũng có cảm giác này (chắc do em bị áp lực trong việc học hành) nhưng ít hơn nhiều. Liệu có phải em bị trầm cảm không? Nếu trị liệu có thể trị liệu từ xa được không ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, với những thông tin bạn cung cấp, trung tâm chưa thể kết luận được tình trạng hiện tại của bạn có phải là trầm cảm không. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm /tamlytrilieuNHC/ để Trung tâm biết chính xác hơn những vấn đề bạn đang gặp phải nhé. Trung tâm cũng đã trị liệu từ xa cho một số khách hàng đang ở nước ngoài học tập và làm việc mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, trị liệu từ xa còn phụ thuộc từng trường hợp. Bạn kết nối với Trung tâm hoặc để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen các chuyên gia sẽ sớm liên hệ lại với bạn. Chúc bạn luôn bình an!

  5. Thương Linh says: Trả lời

    Mong chuyên gia giúp đỡ, em đang học lớp 12 cuối cấp, thực sự em thấy mình học không giỏi và không thể thi vào những trường đại học lớn nhưng ba mẹ cứ bắt ép em phải học thật nhiều để thi vào các trường lớn, lúc nào bố mẹ cũng nói là đỗ vào mấy trường đó để sau này không khổ nhưng thực chất là để bố mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm, anh em. dù là lý do gì thì em cũng không muốn học nữa, em mệt mỏi quá rồi, ngày nào cũng học từ 5gio sáng đến tận 12 giờ đêm, đầu đau như búa bổ, khó thở, tụt huyết áp, cảm thấy không còn sức sống nữa mà bố mẹ lúc nào cũng bắt học học học rồi còn so sánh với đứa nọ, đứa kia, bảo học mãi mà ko khôn bằng nó. em thật sự mệt mỏi, em phải làm sao để bố mẹ hiểu, em ko muốn học nữa

    1. Đặng Thanh Thư says: Trả lời

      Đọc câu chuyện của bạn, tôi nhớ về ngày xưa, mình cũng từng bị bố mẹ ép học như vậy, xong rồi vào phòng thi chỉ nghĩ đến những câu nói dọa dẫm của bố mẹ, run quá chả làm được bài, phải mất 20-30 phút để trấn an tinh thần. Giờ mình làm mẹ rồi, hiểu được cảm giác đấy nên ko muốn ép con học nữa, đâu phải cứ học mấy trường đại học to thì sau này sẽ kiếm ra nhiều tiền đâu.

      1. bảo khanh says: Trả lời

        bạn bảo bố mẹ là:bố mẹ ơi con rất mệt rồi,bố mẹ có thể cho con nghỉ đc ko ạ.nếu mà ko đồng ý bạn nên chia sẽ cho giáo viên hay bạn bè của bạn biết

        1. Thương Linh says: Trả lời

          em chia sẻ với bố mẹ rồi mà bố mẹ chị bảo lý do lý trấu nên chỉ biết chia sẻ với bạn bè cô giáo thì em ngại chia sẻ ạ

    2. Hương Lý says: Trả lời

      Mình cũng bị bố mẹ thường xuyên so sánh với mấy đứa bạn. Năm đó trường mình thi tốt nghiệp có bạn bị trượt tốt nghiệp còn về uống thuốc ngủ tự tử cơ, sợ bố mẹ quá, may mà gia đình phát hiện ra, kịp đưa đi cấp cứu.

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đồng cảm và chia sẻ với những áp lực, căng thẳng mà bạn đang gặp phải. Có thể những dấu hiệu mệt mỏi trên cơ thể là do stress, căng thẳng, áp lực gây ra. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm /tamlytrilieuNHC/ để được tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn luôn bình an!

  6. Nga Nguyễn says: Trả lời

    Con tôi năm nay lớp 8, dạo này cháu vô cùng ương bướng và khó bảo, cháu không thích tham gia các hoạt động cùng gia đình nội ngoại, thích ở nhà một mình, bố mẹ nói nhiều khi còn cáu gắt, hét lớn lên, thậm chi là đập đồ. dạo gần đây cô giáo báo về gia đình mới biết, cháu học hành chểnh mảng, không tập trung, thậm chí là có những hôm không đến trường mà tôi không biết. Liệu có phải do tôi ép cháu thi đỗ vào trường chuyên không, cháu bảo cháu không thích học những trường đó, áp lực lắm. Tôi chỉ muốn tốt cho tương lai của cháu thôi, mong trung tâm tư vấn giúp

    1. Minh Thuý says: Trả lời

      Lớp 8 thì đang tuổi dậy thì bạn ạ, tuổi này tâm sinh lý của con có nhiều thay đổi, bạn nên quan tâm đến tuổi dậy thì của con nhiều hơn nhé

    2. Hồng Mỹ says: Trả lời

      Trước con mình lớp 9 cung vậy, thường xuyên đóng cửa ở trong phòng một mình, bố mẹ nói thì cứ im im cho qua chuyện xong lên phòng đập phá đồ đạc vs gào thét, có lần mình thấy nhưng vết cứa trên cánh tay của con thì hốt hoảng cho con đi khám. Bác sĩ đã kết luận bị trầm cảm gia đoạn 2 dầu giai đoạn 3 rồi. Nên bạn để ý con nhé, tuổi này nhạy cảm, đừng quát mắng chúng nó nhiều.

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, có thể con bạn đang trong giai đoạn dậy thì nên có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Bạn nên làm bạn với con nhiều hơn để hiểu mong muốn của con. Để biết rõ hơn về sức khỏe tâm lý của con, bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm /tamlytrilieuNHC/ . Chúc bạn luôn mạnh khỏe và bình an!

  7. Trương Hoàng An says: Trả lời

    Tôi muốn tư vấn trị liệu tâm lý cho con 17 tuổi, trung tâm liên hệ giúp tôi qua số 0987459xxx

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến giải pháp trị liệu tâm lý của Trung tâm. Trung tâm sẽ liên hệ với bạn sớm nhất trong ngày hôm nay. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, an vui!

      1. Hồ việt hưng says: Trả lời

        Con học lớp 6 . Và còn xuất ngày bố mẹ cứ so sánh con với người khác

        1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

          Chào bạn, việc bố mẹ bạn so sánh cũng là điều dễ hiểu, bạn thông cảm cho bố mẹ vấn đề này đồng thời hay nghiêm túc nói chuyện này với bố mẹ để bố mẹ không so sánh bạn với người khác tránh tạo áp lực cho bạn bạn nhé!

  8. Trần Nhật Hạ says: Trả lời

    Tôi là mẹ của 2 đứa con 18 tuổi và 15 tuổi, bạn lớn học rất giỏi, tôi hầu như không cần quan tâm gì đến cháu nhiều, thành tích vẫn rất tốt nhưng bạn nhỏ thì lại khác, dù cố gắng làm đủ mọi cách từ tự kèm cặp đến thuê gia sư giỏi về dậy nhưng cháu vẫn chỉ tiến bộ đôi chút thôi, tôi chỉ mong cháu được như chị lớn nhưng càng học càng thấy tụt lùi, nhiều lúc ngồi cạnh cháu thấy cháu học không tập trung, bài toán đơn giản cũng ko thấy cháu làm được, tôi rất mất bình tĩnh, thường la mắng, thậm chí là đánh cháu. Càng ngày thấy cháu càng cách xa tôi dù tôi không để cháu thiếu thốn bất kỳ cái gì, cháu thường xuyên tách ra khỏi gia đình ở một mình trên phòng, ăn cơm cũng ít ăn cùng cả nhà. Trước cháu thích chơi thể thao lắm nhưng giờ các bạn rủ đi chơi cũng ko muốn nữa. Sau có hôm tôi nghe được câu chuyện từ một người lạ ở quán cà phê, họ cũng có con chạc tuổi con tôi và cũng có những vấn đề gần gần giống con tôi, rồi họ bảo con họ bị trầm cảm. Tôi mới chột dạ tìm hiểu về trầm cảm mới biết, con mình cũng có nhiều biểu hiện như vậy. Sau đó, tôi đã cố gắng thuyết phục đưa con đi khám, bác sĩ cũng kết luận là cháu đang trầm cảm giai đoạn 2, cần chữa trị sớm ko sang đến giai đoạn 3. Tôi sững người, điều gì đã khiến con tôi rơi vào trầm cảm, phải chăng do tôi ép con học nhiều quá. Sau đó cháu có uống thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng uống vào thấy người mệt quá nên tôi đã tìm hiểu phương páp trị liệu tâm lý không dùng thuốc ở NHC để đưa con đi trị liệu. Lúc đầu tôi cũng bán tín bán nghi, vì chưa biết rõ về phương pahsp này, sau buổi tham vấn, chuyên gia đã giúp tôi hiểu nhiều hơn về pp này, gai đình tôi quyết định đưa cháu đi trị liệu tâm lý. Sau khoảng 2 tháng tôi thấy mình thật sáng suốt khi lựa chọn phương án này, bản thân tôi cũng biết được vì sao cháu bị trầm cảm. Là tôi đã đặt quá nhiều áp lực học tập lên cháu, muốn cháu được như chị cháu nhưng cái gì ép quá cũng ko thành, cháu lại có năng khiếu thể thao, thích vận động nữa. tôi thực sự cảm ơn chuyên gia tâm lý ở NHC rất nhiều. tôi hy vọng câu chuyện của tôi có thể trở thành bài học cho nhiều bố mẹ, kỳ vọng một chút có thể là động lực giúp con phát triển tốt nhưng kỳ vọng quá mức sẽ xôi hỏng bỏng không

    1. Lê Hoa says: Trả lời

      nghe câu chuyện của bạn xong mình cũng thấy là mình ép con học hơi quá

    2. Tùng Lê says: Trả lời

      Thực sự thì điểm số đâu có nói lên điều gì, những người nổi tiếng trên thế giới toàn những người sinh ra trong gia đình hoàn cảnh, nhiều người còn ko được học hành tử tế cơ

    3. Thành Ngọc says: Trả lời

      Con bạn trị liệu trầm cảm mất bao lâu vậy

      1. Trần Nhật Hạ says: Trả lời

        Con mình là gói 3 tháng bạn nhé, nhưng tùy vào tình trạng, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn

  9. Phan Tuyên says: Trả lời

    Mọi người tham khảo bài viết này nhé, người thật việc thật https://tamlytrilieunhc.vn/chien-thang-khung-hoang-benh-tram-cam-cua-co-gai-tuoi-vi-thanh-nien-3612.html

  10. Lynn Yang says: Trả lời

    Bình thường, cháu là người học lực tốt nhưng mỗi khi vào phòng thi, cháu lại thấy mất tự tin, run sợ và không làm được bài với kết quả tốt. Như vậy có phải là bị áp lực quá nên như vậy không, phải làm thế nào ạ

    1. Thảo Phương says: Trả lời

      Cũng có nhiều người bị như vậy, ko biết là vì sao, người ta hay nói là học tài thi phận

    2. Tuấn Anh says: Trả lời

      Chắc áp lực thành tích quá thôi

      1. Nguyễn Hà Phương says: Trả lời

        đúng rồi

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đã từng trị liệu cho nhiều khách hàng gặp vấn đề như bạn nhưng nguyên nhân gốc rễ của mỗi người mỗi khác. Các thông tin bạn đưa ra Trung tâm chưa thể hỗ trợ chi tiết cho bạn được. Để được hỗ trợ tốt hơn, bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm /tamlytrilieuNHC/ . Chúc bạn luôn mạnh khỏe và bình an!

  11. Nguyễn Hà Phương says: Trả lời

    Chào trung tâm NHC ạ, các cô ơi làm thế nào thế nào để cải thiện bố mẹ suốt ngày ” con nhà người thì học giỏi, còn con thì suốt ngày chơi chơi chơi” lúc đấy con cáu gắt quá nên. Làm thế nào để không bị áp lực quá nhiều cho dù bác con là bác sĩ tâm lý nên đã giải thích toàn bộ nhưng mẹ không nghe về đến nhà là ra vườn kiếm cái roi vào đánh con ạ ?

    1. Jenny Phương says: Trả lời

      Đồng cảm với bạn, mong các bố các mẹ đọc được tâm thư của các con. Áp lực vừa phải là động lực nhưng áp lực quá lại thành tảng đá trên vai, đi sao nổi

  12. Ý says: Trả lời

    Thật sự mà nói thì áp lực cực kì, con muốn ba mẹ thấu hiểu cảm xúc của con, muốn ba mẹ ko mắng chửi nữa, muốn ba mẹ ko đi so sánh con với những người khác, và muốn ba mẹ luôn an ủi con mỗi khi bị điểm kém. Ba mẹ thật sự ko bao giờ hiểu đc những cảm giác của con lúc này, khi con nói với ba mẹ những điều đó thì ba mẹ lại nói là” con nít con nôi biết cái j mà áp lực, biết cái j mà cảm xúc, có mỗi việc học thật giỏi thôi mà cũng ko xong” nhưng ba mẹ ko hiểu đc rằng con đã cố gắng hết sức mình rồi, nhiều lúc con muốn ba mẹ luôn an ủi và bảo vệ con những lúc con cần nhất. Có những lúc con thấy tủi thân nên đã phải khóc 1 mình khi ba mẹ thấy con khóc thì ko an ủi thay vào đó là những lời nói muốn xé nát trong tim gan con “nói mỗi vậy mà đã khóc với chả lóc, tao nói như vậy thì phải biết phấn đấu chứ khóc cái j” chỉ cần những lời nói như thế thì con cũng đã đủ bị tổn thương rồi. Nhất là trong lúc thời gian thi cử, con muốn làm cho ba mẹ cười vì con nên con đã cố gắng học, nhưng lúc con cố gắng cứng rắn để hoàn thiện những điều đó thì lại bị những lời nói “học thì ko biết j mà cứ suốt ngày ru rú trong phòng ko chịu ra mà dọn nhà đi” cứ mỗi lần như vậy con lại thấy càng thương mình hơn mà cũng thương ba mẹ nghĩ lại thấy chắc họ cũng phải áp lực lắm nên mới tức giận như thế. Hôm trước con có đi khám bệnh bs bảo là con bị rối loạn tiền đình thì ba mẹ lại nói con “đấy cứ suốt ngày cắm cái mắt vào cái điện thoại ko lo học” con muốn giải thích cho họ hiểu là thời gian dịch bệnh nên con phải học online và kiểm tra và làm bài tập trên đó, nhưng nghĩ lại thì kiểu j cũng bị mắng nhiều hơn thôi tốt nhất là nên im lặng trước những sự việc đó

    1. Trần Kim Chi says: Trả lời

      bạn áp lực quá chắc bố mẹ kỳ vọng bạn nhiều lắm nên vậy, nếu có thời gian nào cả nhà tâm trạng vui vẻ quây quần bạn nên chia sẻ mọi suy nghĩ đề đạt với bố mẹ có thể bố mẹ sẽ thấu hiểu bạn hơn đó

      1. Bảo Minh says: Trả lời

        Em nói vậy xong bố mẹ và mọi người biết là như vậy rồi quát mắng em.

    2. Lê Thu Hân says: Trả lời

      giống chị hồi xưa cũng áp lực như này xong mãi đến lớp 12 không chịu được mới ngồi nói hết tâm tư của mình cho bố mẹ và cả những người họ hàng thân quen xong mọi người mới hiểu được mình và giảm áp lực . em cũng thử chia sẻ với những người họ hàng thân thiết xung quanh với bố mẹ hoặc là cô giáo ý em

  13. Bảo Minh says: Trả lời

    Cháu đang học lớp 6, cháu học tiếng anh của 1 cô giáo có tiếng tăm nhưng rất ghe ghớm. Có lần cháu không làm bài tập, bị cô đuổi học nêm bị bố mẹ mắng và đem đi so sánh. Rồi bố mẹ cháu lại xin học lại cô mà giấu cháu. Cháu rất ghét và rồi ngậm cọng rau đi học tiếp. Học xong cháu lại cáu ghắt bảo mẹ con không bao giờ học cô đó nữa. Con muốn học thầy cô khác. Vì cháu mới đi thi tiếng anh cấp huyện bị điểm kém nên bố mẹ bắt học lại. Hiện tại cháu đang rất mệt mỏi. Cháu chỉ muôn tự tử nhưng cháu nghĩ mình còn nhỏ nên chưa trải sự đời còn quá sớm để nghĩ chuyện đó nhưng bây giờ hễ ai nói gì đến việc học thì cháu lại cáu ghét, gào thét thậm chí là khóc. Cháu mong trung tâm giúp cháu với ạ.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, những suy nghĩ tiêu cực của bạn chỉ là tạm thời do vấn đề bạn bị điểm kém và bố mẹ muốn bạn thay đổi, bạn hay cố gắng tích cực cho những lần tới, hay biến áp lực thành động lực để phấn đấu có được kết quả tốt hơn bạn nhé

  14. Linh Anh says: Trả lời

    có thể cho mk xin nguồn số liệu 80% học sinh ngủ dưới 8 tiếng được không ạ?

  15. My tran says: Trả lời

    Mình 20 tuổi đang là sinh viên học hệ vừa học vừa làm, mình học xa nhà.
    Gần đây vì căn bện.h trầ.m cả.m của mình trở nặng hơn nên mình đã bảo lưu kết quả học tập và nghỉ việc ở chỗ làm để về nhà (về quê) duỡng bện.h.
    Thật sự mình cũng không muốn về nơi đó đâu nhưng phải nghỉ làm k có tiền để trang trải nên buộc mình phải về. Và mình chỉ còn hết năm nay nữa là tốt nghiệp rồi nhưng giờ phải dừng lại tất cả.
    Đã tuyệt vọng lại thêm tuyệt vọng.
    Về được 1 tháng (bs bảo mình phải dưỡng bệnh ít nhất 3 tháng) thì mẹ mình bắt đầu đay nghiến mình, đuổi mình đi và bảo mình là đồ ăn bám, vô dụng. Thật sự là bây giờ mình k biết phải làm sao hết mng ơi..
    Đi cũng không được mà ở cũng không xong. Mình chẳng khác nào là đồ bỏ đi cả, từ bé đến giờ căn bện.h đó lúc nào cũng đeo bám mình và đến thời điểm hiện tại (cụ thể là trong năm nay) nó như phát n.ổ vậy.
    Chắc đã đến lúc mình phải giải thoá.t cho chính mình rồi đúng không?

    1. Hải Âu says: Trả lời

      Bạn nhỏ ơi, c hơn em 3 tuổi nên xin phép được gọi như thế nhé, c k thể hiểu được hết những cảm xúc e đang phải đối diện nma vì chỉ đã và đang trải qua những thứ nth nên một phần nào c muốn nói với em là đôi khi nhà k phải luôn là nơi trở về nma đấy là nơi tồn tại duy nhất mà k chỗ nào so sánh được, c cũng đang thất nghiệp và gần đây trốn trong SG k dám về, nma c dành tgiann này để ngẫm nghĩ, nói chuyện với bản thân nhiều hơn, ngắm nhìn cảnh sắc và c thấy c được chữa lành từ những điều nhỏ bé vô cùng. Ba mẹ là người lớn, cũng có như lúc tuyệt vọng như em bây giờ và buông lời trách mắng, nma c tin đó k phải điều duy nhất họ muốn nói với em. C đã từng rất tiêu cực và dùng hành động cực đoan vì nghĩ đó là giải thoát, nma bây giờ, từng ngày từng phút c đều thấy may mắn vì mình còn được thở, c nhận ra tyeu luon ở xquanh nếu mình thay đổi góc nhìn. Bạn nhỏ cố lên nhé, c biết e đã cố gắng rồi, nma cố mụt chút nữa nhé, ngày mai trời lại sáng nè.

  16. Huyên Nguyễn says: Trả lời

    đúng học tập quá nhiều làm mất cả tuổi thơ luôn ấy, các em bây giờ ko còn đc vui như mình hồi xưa

  17. Hồng Hậuu says: Trả lời

    nhiều nhà coi trọng thành tích học tập lắm

  18. Chuppa Souppy says: Trả lời

    càng thúc ép kìm kẹp thì con càng nổi loạn

  19. Hội Nguyễn says: Trả lời

    Mình có ấn nút đăng ký chương trình của bên tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cho con của mình, sau đó thế nào ạ?

    1. Trần Bách Huyền says: Trả lời

      chờ trung tâm liên hệ thôi ạ

  20. Phan Khánh Ngọc says: Trả lời

    Mấy chương trình kiểu này cần thiết mà thấy chưa có nhiều nè

  21. Phương Thảo says: Trả lời

    Có ai kiểu đi học mà cực kỳ ghét tham gia các hoạt động của trường lớp không? T cực ghét luôn ấy, t tham gia chỉ vì sợ bị nói là không hoà đồng với vì cái điểm rèn luyện thôi. Rất mệt mỏi khi cứ phải tỏ ra mình thân thiện vui vẻ. Bạn bè t cũng chỉ có bạn học tập thôi, tại thấy k có ai hợp với mình hết.

    1. Nguyễn Nhi says: Trả lời

      cùng quan điểm ạ ..

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *