Bị rối loạn giấc ngủ do tăng huyết áp và những điều cần lưu ý
Rối loạn giấc ngủ do tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người trung niên, cao tuổi. Vậy mối quan hệ tương tác qua lại giữa hai tình trạng này như thế nào? Bệnh nhân cần lưu ý điều trị trong quá trình điều trị và phòng ngừa?
Đặc điểm của trạng thái huyết áp ổn định
Chỉ số huyết áp ổn định (huyết áp bình thường, không thấp, không cao) ở người trưởng thành là 120/80mmHg. Đây được xem là chỉ số huyết áp mục tiêu, nghĩa là mọi người bình thường đều có thể đạt được mức tiêu chuẩn này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số huyết áp của một người bình thường nên dưới 140/90mmHg, riêng những người bị bệnh huyết áp, tiểu đường cần đạt dưới 130/80mmHg.
Trên thực tế, tùy thuộc vào nhịp sinh học tự nhiên, tình trạng huyết áp của một người bình thường có thể dao động đáng kể, tăng dần kể từ lúc thức dậy (mức độ gia tăng tùy theo hoạt động cụ thể và trạng thái tinh thần).
Do đó, trong lúc chúng ta ngủ, chỉ số huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn khi làm việc bình thường trung bình 20mmHg, đồng thời cao hơn chỉ số huyết áp đỉnh buổi chiều khoảng 10%.
Các chuyên gia cho biết, huyết áp có xu hướng biến thiên theo thời gian (chỉ số huyết áp cao nhất vào 8 – 10 giờ sáng và thấp nhất lúc 1 – 3 giờ sáng, khi chúng ta ngủ say).
Giấc ngủ bình thường là gì?
Trẻ sơ sinh ngủ hầu như suốt ngày, chỉ thỉnh thoảng thức dậy để bú mẹ. Trong khi đó, thanh thiếu niên và người trung niên cần ngủ 8 – 9 tiếng/ngày. Người cao tuổi thường ngủ ít hơn nhiều (khoảng 5 – 6 tiếng) nhưng dễ giật mình thức giấc giữa đêm, đặc biệt là những cụ ông đang bị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây không phải là bạn ngủ ít hay ngủ nhiều mà là chất lượng giấc ngủ của bạn như thế nào. Ngủ ngon là giấc ngủ sâu giấc, êm đềm, suôn sẻ, không mộng mị, không trằn trọc, không giật mình giữa đêm và cảm thấy tươi tỉnh, thoải mái, sảng khoái khi thức dậy.
Mối quan hệ hai chiều giữa rối loạn giấc ngủ và chứng tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể dẫn đến triệu chứng chóng mặt, nhức đầu. Điều này làm bệnh nhân khó chịu, trằn trọc, không thể chìm vào giấc ngủ, kết quả là họ bị thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài.
Việc nghỉ ngơi không đầy đủ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Do đó, huyết áp tăng cao và rồi bệnh nhân lại tiếp tục bị rối loạn giấc ngủ (thiếu ngủ, mất ngủ).
Nhìn chung, nếu chúng ta càng không ngủ được, huyết áp sẽ càng tăng cao, bất ổn. Đây chính là vòng luẩn quẩn mà nhiều người bệnh khó lòng thoát ra.
Hoạt động tim mạch cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, sau một khoảng thời gian dài bị rối loạn giấc ngủ, chúng ta có nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, thậm chí bị tai biến mạch máu não.
Rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, tỉnh giấc nhiều lần… sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng vốn có của huyết áp.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sự thiếu ngủ (vì ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc) có thể tác động tiêu cực đến hoạt động tim mạch.
Khi chúng ta ngủ, tim đập chậm lại và được thư giãn, nghỉ ngơi trong khi nếu chúng ta thức, tim cần hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Như vậy, nếu thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, trái tim của bệnh nhân phải làm việc quá sức, gây ra hiện tượng tăng huyết áp.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học King London (Anh Quốc) đã chứng minh rằng, huyết áp không chỉ chịu ảnh hưởng từ thành mạch máu mà còn bị tác động bởi những bó thần kinh xung quanh.
Những mạch máu không hề liên quan đến não bộ và cảm xúc. Tuy nhiên, các bó dây thần kinh lại liên quan vô cùng mật thiết. Do đó, khi bị rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân dễ bị tăng huyết áp và căng thẳng thần kinh.
Phát hiện mang tính chất đột phá này có thể thay đổi hệ thống kiến thức y học nền tảng trong việc nhìn nhận và điều trị các bệnh lý về huyết áp.
Thông qua việc giải thích cơ chế ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc và tâm lý căng thẳng tới huyết áp, kết quả nghiên cứu này hứa hẹn mở ra một con đường can thiệp hiệu quả, an toàn hơn nhằm giảm thiểu rủi ro đột quỵ và đau tim.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn giấc ngủ như: áp lực, căng thẳng, trầm cảm, bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, đau nhức xương khớp, hen suyễn, viêm đường tiết niệu, bệnh tiền liệt tuyến…). Đặc biệt, tình trạng rối loạn giấc ngủ do tăng huyết áp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Các nhà khoa học nhận định, nếu không ngủ đủ thời gian tối thiểu, khả năng đốt cháy calo dư thừa của cơ thể sẽ suy giảm rõ rệt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì (các tác nhân gây tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch và cao huyết áp).
Không chỉ dừng lại ở đó, rối loạn giấc ngủ còn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngược lại, bệnh lý này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng cao huyết áp.
Để ngăn ngừa bệnh rối loạn giấc ngủ do cao huyết áp, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị, kiêng cữ tôm, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, không lạm dụng chất kích thích, duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn, làm việc – nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục điều độ.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (DSPD) là gì? Chữa trị thế nào?
- Rối loạn giấc ngủ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị
- Tổng quan về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng (hoảng sợ khi ngủ)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!