Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Điều trị bao lâu?
Rối loạn lo âu là một chứng bệnh liên quan đến tâm thần hiện đang rất phổ biến. Nếu không được phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe, cản trở cuộc sống của người bệnh rất nhiều. Vậy rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Điều trị trong bao lâu?
Tổng quan về rối loạn lo âu
Lo âu là một trong các hiện tượng tâm lý bình thường, nó sẽ xuất hiện khi con người chuẩn bị đối mặt với một sự kiện quan trọng hoặc ảnh hưởng nào đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên và biểu hiện với mức độ nghiêm trọng hơn thì có thể bạn đang mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu.
Hội chứng rối loạn lo âu hay còn được gọi với tên là rối nhiễm lo âu là một trong các bệnh lý gây ra các rối loạn tâm thần cho bệnh nhân. Biểu hiện đặc trưng nhất của căn bệnh này đó chính là sự lo lắng quá mức, thường xuyên căng thẳng nhưng không thể xác định được lý do. Những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Chứng rối loạn lo âu được chia thành nhiều loại khác nhau, đó là rối loạn đặc hiệu, rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn lo âu phân ly và hội chứng sợ xã hội. Người bệnh có thể mắc phải một trong các chứng này hoặc có thể gặp đồng thời cùng lúc nhiều loại. Tuy nhiên, dù ở bất kì dạng rối loạn nào cũng cần phải được phát hiện và điều trị ngay để tránh những hậu quả khôn lường xảy đến với bệnh nhân và cả những người xung quanh.
Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không?
Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người do căn bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu không sớm can thiệp.
Thông thường tình trạng rối loạn lo âu sẽ không thể tự khỏi khi không có sự hỗ trợ từ các phương pháp điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu có thể kiên trì và áp dụng các biện pháp điều trị từ các chuyên gia, bác sĩ tâm lý thì bệnh rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa được.
Để có thể chữa khỏi bệnh rối loạn lo âu, các chuyên gia sẽ áp dụng hai phương pháp tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của từng người bệnh mà các chuyên gia sẽ có sự chỉ định phù hợp.
1. Trị liệu tâm lý
Liệu pháp tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến trong các trường hợp chữa trầm cảm, rối loạn lo âu. Với biện pháp này các chuyên gia sẽ tư vấn và trao đổi với bệnh nhân cùng người nhà để giúp cho họ hiểu được rõ hơn về bản chất của căn bệnh này. Điều này cũng giúp cho bệnh nhân cùng những người thân cảm thấy an tâm, lấy lại bình tĩnh để có thể chiến đầu với căn bệnh này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân về một số bài tập để giúp kiểm soát tốt nhất các cơn lo âu, căng thẳng, giảm áp lực, stress như:
- Quản lý căng thẳng, lo âu: Việc biết được cách để có thể kiểm soát và quản lý các cơn lo lắng, căng thẳng sẽ giúp cho người bệnh giảm thiểu được các yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn bên trong cơ thể, ngoài ra nó còn hỗ trợ tốt để bệnh nhân có thể dễ dàng vượt qua các triệu chứng của rối loạn lo âu.
- Mạng lưới hỗ trợ: Các bệnh nhân nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với những người hỗ trợ, đặc biệt là người thân trong gai đình, bạn bè.
- Kỹ thuật thư giãn: Một số kỹ thuật đơn giản mà người bệnh rối loạn lo âu có thể áp dụng để cải thiện các chứng căng thẳng, giúp đầu óc thư giãn và dễ chịu hơn như bài tập hít thở sâu, thiền định, nghỉ ngơi, thư giãn trong bồn tắm dài, tập yoga.
- Tập thể dục: Việc vận động sẽ giúp cho cơ thể được nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe não bộ một cách tốt nhất. Thường xuyên vận động sẽ giúp người bệnh giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực, hạn chế tối đa tình trạng xuất hiện các cơn lo lắng, sợ hãi.
- Rèn luyện các bài tập thay đổi cảm xúc, suy nghĩ: Các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho người bệnh biết được các bài tập giúp thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ tích cực, lạc quan. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp ghi chép, liệt kê những suy nghĩ tiêu cực và tích cực để dễ dàng thay thế. Hoặc việc suy nghĩ về chiến thắng, thành quả đạt được cũng góp phần giúp cải thiện rối loạn lo âu một cách hiệu quả.
2. Sử dụng thuốc
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lo âu mức độ nặng, bên cạnh đó còn kèm theo một số triệu chứng đáng lo ngại thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc để điều trị. Các loại thuốc tây để chữa bệnh lý này sẽ giúp cho những biểu hiện của rối loạn lo âu dần được thuyên giảm, thông thường bác sĩ sẽ kết hợp việc sử dụng thuốc với những phương pháp điều trị khác.
Tùy vào từng biểu hiện của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ thăm khám và đưa ra đơn thuốc điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, hầy hết các loại thuốc tây hỗ trợ chữa rối loạn lo âu đều có kèm theo một số tác dụng phu. Vì thế để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng nếu có xuất hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay với chuyên gia để được ngăn chặn và giải quyết kịp thời.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu mà bác sĩ thường chỉ định sử dụng như:
- Chống chống lo âu: Buspirone sẽ được sử dụng trong thời gian dài, duy trì để điều trị các triệu chứng của rối loạn lo âu. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần phải kiên trì sử dụng ít nhất vài tuần mới có thể nhận thấy được kết quả. Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cũng sẽ có khả năng gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ.
- Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, do đó nó cũng góp phần hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn lo âu hiệu quả. Một số loạn thuốc thường được kê đơn như Paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), venlafaxine (Effexor).
- Thuốc an thần: Những loại thuốc an thần sẽ thường được chỉ định sử dụng với mục đích điều trị ngắn hạn, giúp cho các triệu chứng rối loạn lo âu nặng được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này có nhiều nguy cơ gây nên tình trạng lệ thuộc thuốc hoặc xuất hiện các tác dụng phụ, do đó bác sĩ thường chỉ kê đơn thuốc dùng ngắn hạn.
Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Với những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lo âu nặng, kèm theo đó là các biểu hiện nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc và kết hợp cùng các biện pháp chữa bệnh khác. Tùy vào thể trạng và các triệu chứng bệnh của mỗi người mà thời gian điều trị cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên, thông thường các trường hợp bị rối loạn lo âu cần kiên trì áp dụng điều trị ít nhất 6 tháng đến khoảng 1 năm. Các loại thuốc điều trị sẽ có hiệu quả sau khoảng 2 đến 6 tuần sử dụng.
Người bệnh cần phải kiên trì và cố gắng bám sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để có thể giúp cho bệnh tình được nhanh chóng hồi phục. Người thân trong gia đình cũng nên đồng hành và động việc người bệnh, tránh tình trạng ngưng điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa, những đối tượng bệnh rối loạn lo âu cũng nên chú ý xây dụng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao, chú ý nhiều đến giấc ngủ của bản thân, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, áp lực nhiều. Đồng thời, người bệnh nên thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh để được san sẻ những khó khăn, giúp tinh thần được thư giãn và thoải mái hơn, góp phần giúp cho tình trạng bệnh được điều trị một cách triệu để nhất.
Những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc trả lời được cho câu hỏi “Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Điều trị trong bao lâu?”. Để quá trình điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi, rút ngắn thời gian lành bệnh, bạn cần chú ý phát hiện bệnh sớm để có thể áp dụng nhanh các biện pháp giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng lo lắng, cẳng thẳng, hoảng sợ.
Có thể bạn quan tâm
- Phương pháp điều trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc
- Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu cần lưu ý
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và những điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!