Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không?
Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra. Bởi đây đang là các vấn đề sức khỏe tâm lý tâm thần rất phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy khó lường, do đó nhiều người lo sợ chúng sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ trong tương lai.
Rối loạn lo âu, trầm cảm là gì?
Rối loạn lo âu là một hiện tượng rối loạn tâm lý khá phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện những cảm giác lo lắng, bồn chồn, sợ hãi một cách quá mức đối với một sự việc, tình huống nào đó hoặc không rõ nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, ước tính trên toàn thế giới hiện có khoảng hơn 350 triệu người mắc phải căn bệnh quái ác này. Đây là một bệnh lý về tâm thần, nó khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực, mất dần hứng thú đối với những sự việc, hoạt động xảy ra xung quanh. Những người bị trầm cảm thường có xu hướng muốn cô lập bản thân, ngại giao tiếp, thậm chí là có suy nghĩ về cái chết.
Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không?
Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những đối tượng có người thân từng mắc phải các căn bệnh về tâm lý. Theo nghiên cứu thì rối loạn lo âu, trầm cảm có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, nhưng chủ yếu tập trung ở những người từ 18 đến 45 tuổi. Số liệu thống kê cho biết, tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh sẽ cao hơn nam giới nhưng số người tự sát về bệnh lý này lại chiếm phần đông ở phái mạnh.
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị rối loạn lo âu, trầm cảm đều do tình trạng áp lực, căng thẳng kéo dài hoặc đã từng trải qua những biến cố, chấn động mạnh về tâm lý. Tuy nhiên theo một nghiên cứu tại Mỹ cho biết rằng, yếu tố ADN cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây nên các căn bệnh về rối loạn tâm lý.
Một số nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng đã cho tiến hành thử nghiệm và phân tích trên 10.500 ADN của phụ nữ và kết quả cho biết rằng, gen là một trong các yếu tố có thể làm cho chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Theo nhận định của các chuyên gia cho biết rằng, nếu trong gia đình có người thân, đặc biệt là cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột từng mắc phải các căn bệnh về tâm lý thì khả năng cao con cái sẽ có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 lần so với những người bình thường.
Như vậy có thể nhận định rằng, rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền. Thống kê cho biết rằng, tỉ lệ mắc bệnh do di truyền ở nam giới chiếm 29% và nữ giới chiếm đến 42%. Do đó, nếu trong gia đình có người từng mắc rối loạn lo âu, trầm cảm thì những người thân còn lại phải chú ý bảo vệ sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, áp lực để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Cách điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm do di truyền
Tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm xuất phát từ di truyền thường biểu hiện ngay khi con nhỏ nhưng cũng có thể khởi phát tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.
Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và chẩn đoán để biết rõ mức độ của bệnh lý. Từ đó, các chuyên gia sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
1. Sử dụng thuốc đặc trị
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất để trị rối loạn lo âu, trầm cảm, đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh, thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp nhất. Các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu tuy không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh nhưng nó sẽ hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân được phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả khá chậm, hầu như bệnh nhân sẽ phải kiên trì sử dụng ít nhất từ 4 đến 6 tuần mới thấy được sự thay đổi của các triệu chứng. Bên cạnh đó, những loại thuốc điều trị còn có một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm chức năng sinh lý,…
Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của chuyên gia để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu có xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay với chuyên gia để được ngăn chặn và giải quyết kịp thời.
2. Liệu pháp tâm lý
Trị liệu tâm lý là một trong những liệu pháp được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn khi điều trị các căn bệnh liên quan đến tâm lý, đặc biệt là rối loạn lo âu và trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bệnh nhân bằng cách trò chuyện, giao tiếp, từ đó biết được nguyên nhân gây ra bệnh, đồng thời giúp cho người bệnh tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc trong lòng.
Những đối tượng bệnh sau qua trình trị liệu tâm lý sẽ phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên, các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm cũng được thuyên giảm đáng kể. Đặc biệt hơn, các chuyên gia còn hướng dẫn cho người bệnh biết cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình để có thể hạn chế tối đa tình trạng tái phát sau điều trị.
Cách phòng ngừa rối loạn lo âu, trầm cảm hiệu quả
Đối với những trường hợp gia đình có người có tiền sử mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm thì nên cẩn thận phòng tránh ngay từ đầu. Một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là một trong các phương pháp giúp phòng tránh bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm một cách hiệu quả. Bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho não bộ, gia tăng sức đề kháng. Đồng thời hạn chế những món ăn cay nóng, nhiều muối, chiến rán nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên vận động, nâng cao sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, thiền,…để giúp tinh thần được thoải mái và khỏe mạnh hơn. Việc vận động còn giúp cho cơ thể gia tăng sức đề kháng, chống lại các căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện,…để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Tránh áp lực, căng thẳng quá mức, không làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
- Có thể tham gia các hoạt động tập thể hoặc những việc mà mình yêu thích như nấu ăn, ca hát, vẽ tranh, đọc sách,…để đầu óc được thư giãn và thoải mái hơn.
- Chú ý đến giấc ngủ mỗi ngày để giúp cho tinh thần được vui vẻ, minh mẫn. Tốt nhất nên ngủ đủ 8 tiếng và ngủ trước 23 giờ mỗi ngày để giúp cho để giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần được thư giãn tốt hơn.
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân quá mức.
- Hạn chế việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến cho máu không thể lưu thông tốt.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không?”. Ngoài yếu tố ADN thì căn bệnh này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác, do đó bạn cũng nên chú ý quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, giữ tinh thần thật tốt để hạn chế nguy cơ mắc phải rối loạn lo âu, trầm cảm.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý
- Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Điều trị trong bao lâu?
- Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu cần lưu ý
mình bị rối loạn lo âu được nửa năm nay rồi . mỗi khi lên cơn là người có triệu chứng lo lắng, trong lòng cứ thấy bồn chồn, nôn nao, đau đầu. xong cứ thấy lâng lâng buồn ngủ