Chấn thương tâm lý tuổi thơ nguy hại như thế nào?
Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây chấn thương thường do các tổn thương bởi tai nạn, bị lạm dụng, bị bỏ bê, tiếp xúc với bạo lực gia đình,…
Tổng quan về chấn thương tâm lý thời thơ ấu
Chấn thương tâm lý thời thơ ấu xảy ra khi trẻ trải qua một sự kiện đau thương. Chấn thương này có thể đe dọa đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cả tính mạng của một đứa trẻ.
Trẻ thường không có khả năng tự chữa lành những tổn thương tâm lý. Những tổn thương này gặm nhắm tinh thần, đẩy trẻ vào tình trạng căng thẳng mãn tính.
Trẻ em trải qua các sự kiện tiêu cực thời thơ ấu thường dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực. Những ảnh hưởng tiêu cực còn tác động lớn đến sức khỏe thể chất ở trẻ. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh mãn tính và nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Các bác sĩ tâm thần thường gọi hội chứng này là “căng thẳng sớm”. Đó là do các chấn thương thể chất và cảm xúc của người bệnh xuất hiện quá sớm.
Chúng có thể gây những ảnh hưởng đến khi trưởng thành. Đỉnh điểm của sự căng thẳng và đau khổ nghiêm trọng đến mức có thể phát triển thành trầm cảm.
Vượt qua các chấn thương tâm lý tuổi thơ vô cùng khó khăn. Những ký ức này có thể đi theo trẻ trong suốt quá trình phát triển. Nhiều trường hợp phải sống chung với chúng suốt quãng đời còn lại.
Nguyên nhân gây chấn thương tâm lý tuổi thơ
Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể diễn ra trong một thời gian dài khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo thống kê, tác động khiến trẻ mắc phải hội chứng này có thể kể đến như:
- Trẻ bị lạm dụng về thể chất, lạm dụng tình dục, hoặc về tâm lý và tình cảm
- Trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc khiến trẻ thiếu thốn tình yêu thương
- Ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như thiên tai như bão, động đất hoặc hỏa hoạn,…
- Trẻ vô gia cư hoặc bị phân biệt chủng tộc
- Từng trải qua tai nạn nghiêm trọng hoặc bệnh tật đe dọa tính mạng
- Mất mát, bạo lực từ một hoặc nhiều người thân
- Trẻ thường xuyên chịu bạo lực từ xã hội và học đường
- Chứng kiến hoặc trải qua bạo lực gia đình
- Các yếu tố gây căng thẳng như mất mát, thương tật diễn ra trong thời gian dài
Xem thêm: Bạo lực học đường và những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ con
Chấn thương tâm lý tuổi thơ nguy hại như thế nào?
Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với từng cá nhân. Nó có thể diễn biến với các biểu hiện và triệu chứng khác nhau ở từng độ tuổi nhất định.
1. Ở trẻ em và thanh thiếu niên
Ở trẻ em và thanh thiếu niên, chứng chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những ảnh hưởng đến người bệnh như:
- Lo lắng, cáu gắt
- Sợ hãi và rút lui khỏi các hoạt động xã hội
- Khó ngủ, mất ngủ và tăng cơn ác mộng
- Đối với các trẻ lớn thường cảm thấy khó tập trung và gặp nhiều vấn đề trong học tập
- Giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn ăn uống và xuất hiện các hành vi tự hại khác
- Gia tăng sự hung hăng và tức giận
- Trẻ lớn có thể xuất hiện các hành vi như có hành vi tình dục và sử dụng rượu hoặc ma túy.
2. Đối với người trưởng thành
Ở người trưởng thành, chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Chung quy, nó thường gây ra những nhận thức sai lệch về bản thân, xấu hổ, sợ hãi, tội lỗi, tự trách bản thân,…
Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những tác động đến người trưởng thành như:
- Hình thành cái tôi ngụy tạo
Trẻ cố che giấu những cảm xúc thật và hình thành “cái tôi giả tạo” để thể hiện cho mọi người thấy. Trẻ luôn bất an vì lo sợ rằng những điều cố gắng ngụy tạo sẽ biến mất. Bản thân sẽ không còn được chăm sóc, yêu thương và chấp nhận nữa.
- Gây hấn thụ động (passive – agressiveness)
Gây hấn thụ động là hành vi có thể lặp đi lặp lại. Nó có thể là biểu lộ của một cảm xúc tiêu cực theo cách gián tiếp, thay vì việc công khai chúng.
Vì dụ, trẻ khi lớn lên trong gia đình bạo lực sẽ hình thành suy nghĩ sự tức giận là không thể chấp nhận được. Đến khi trưởng thành người này sẽ ý thức sự nóng giận là một cảm xúc bạo lực và cố gắng dồn nén.
- Thụ động
Trẻ từng bị người thân bỏ rơi sẽ luôn sợ hãi, hy vọng rằng sẽ không bị bỏ rơi một lần nữa. Tuy nhiên, họ lại bỏ rơi chính bản thân mình. Họ phải chạy theo mong muốn của người khác, và không biết cách sống đúng với bản thân.
- Gặp khó khăn trong mối quan hệ
Vấn đề này thường gặp ở những trẻ bị tổn thương từ những người chăm sóc. Trẻ sẽ cảm thấy mất niềm tin vào tất cả những người xung quanh.
Trẻ cảm thấy thế giới này thật đáng sợ, tất cả đều nguy hiểm. Từ đó, trẻ gặp khó khăn trong các mối quan hệ trong tương lai, kể cả với bạn bè cùng trang lứa.
Làm thế nào để vượt qua chấn thương tâm lý tuổi thơ?
Vượt qua chấn thương tâm lý tuổi thơ sẽ giúp bạn mạnh mẽ, tự tin, hạnh phúc và thành công hơn. Hãy thử áp dụng những phương pháp dưới đây nhé.
1. Tự chữa lành nỗi đau và buông bỏ quá khứ
Nếu bạn có thể nhận biết được nỗi đau, tổn thương hiện tại của mình là từ sự kiện nào xảy ra trong quá khứ, bạn có thể tự chữa lành cho chính mình. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn vượt qua nỗi đau:
- Thừa nhận tổn thương
Cách duy nhất để chữa lành là thừa nhận sự việc đã xảy ra. Quan trọng là ta nhận bài học từ sự kiện đó để bước tiếp về phía trước. Chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ được.
- Đòi lại quyền kiểm soát
Tổn thương trong quá khứ có thể khiến bạn cảm thấy bất lực trong việc điều khiển cảm xúc, hành động, suy nghĩ. Bạn có thể thấy mình đang hành động như một nạn nhân.
Tuy nhiên, khi bạn sẵn sàng buông bỏ “lớp bảo vệ” cũ, bạn sẽ có thể giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình và chữa lành nỗi đau.
- Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của chấp nhận và buông bỏ
Chấp nhận có nghĩa là bạn đã quyết định mình sẽ làm gì với nó. Bạn có thể quyết định để nó thống trị cuộc sống, hoặc bạn có thể quyết định để nó qua đi.
Buông bỏ không có nghĩa là bỏ buộc. Buông bỏ nghĩa là không cho phép tuổi thơ tồi tệ cướp đi cuộc sống tốt đẹp của bạn bây giờ.
- Chăm sóc sức khỏe của bạn
Khả năng đối phó với căng thẳng của bạn sẽ tăng lên nếu bạn khỏe mạnh. Do đó hãy nghỉ ngơi nhiều, có chế độ ăn uống cân bằng, và tập thể dục thường xuyên. Quan trọng nhất là tránh xa rượu và ma túy.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ và đừng tự cô lập mình
Thu mình, sống khép kín, tạo hàng rào ngăn cách mình với xã hội chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Hãy kết nối, duy trì các mối quan hệ của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ.
Bạn có thể nói chuyện với một thành viên gia đình, bạn bè, chuyên gia tâm lý đáng tin cậy.
- Hãy kiên nhẫn với chính mình
Những tổn thương trong thời thơ ấu có thể khiến bạn phát triển những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể mất kiểm soát trong hành động, lời nói, tạo ra cơ chế phòng vệ và nhận thức sai lệch khó thay đổi.
Sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để từ bỏ những cảm xúc này. Chính vì vậy, hãy kiên nhẫn với bản thân. Hãy tôn trọng sự tiến bộ của bạn mỗi ngày, cho dù nó có nhỏ đến đâu.
2. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu hiện đang là một giải pháp vàng để chữa lành những nỗi đau, tổn thương trong quá khứ của con người. Phương pháp này giúp chữa lành tâm bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, làm cân bằng cảm xúc…
Trong phương pháp tâm lý trị liệu, chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ dùng ngôn ngữ, lời nói để giúp thân chủ gỡ rối vấn đề. Bệnh nhân sẽ thay đổi niềm tin, tư duy về cuộc sống
Địa chỉ trị liệu chấn thương tâm lý tuổi thơ
Với đội ngũ các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, hiện nay Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một địa chỉ uy tín và đi đầu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu với quy mô lớn, chuyên nghiệp và tận tâm.
Phương pháp tâm lý trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam dựa trên cơ sở khoa học NLP, khoa học năng lượng, khoa học tâm trí chuyên sâu…
Các chuyên gia sẽ đồng hành cùng thân chủ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ vấn đề tâm lý, từ đó đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp với khách hàng.
Có những chấn thương tâm lý tuổi thơ dễ dàng nhìn thấy, nhưng cũng có những nguyên nhân rất khó để nhận ra. Bằng phương pháp dòng thời gian, các chuyên gia sẽ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ thực sự.
Mỗi người sẽ có những chân thương tâm lý tuổi thơ khác nhau dù biểu hiện bên ngoài có thể giống nhau. Bởi vậy, chương trình trị liệu của mỗi cá nhân cũng được thiết kế khác nhau.
Tuy nhiên, với vấn đề chấn thương tâm lý tuổi thơ, các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp khách hàng:
- Nhìn nhận và đối diện vấn đề quá khứ;
- Học cách buông bỏ và tha thứ cho những điều đã xảy ra trong quá khứ.
- Thay đổi góc nhìn, quan điểm về sự kiện quá khứ theo hướng tích cực hơn.
- Biến những bài học, trải nghiệm đau thương trở thành nguồn lực ở hiện tại.
- Thấu hiểu và yêu thương bản thân.
- Từ bỏ những thói quen tiêu cực, tạo lập những thói quen tích cực.
- Tự tin vào giá trị bản thân, sống bình an, hạnh phúc.
- Đánh thức mục tiêu, ước mơ, khát khao của khách hàng để hướng về tương lai.
Liên hệ để đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý trị liệu: 096 589 8008.
Hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ nhanh chóng hơn tại đây.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ Bị Bạn Bè Xa Lánh, Tẩy Chay Cha Mẹ Nên Làm Gì?
- 9 Cách Giúp Trẻ Tự Tin Vào Bản Thân, Mạnh Dạn Trong Giao Tiếp
- Các hội chứng tâm lý thường gặp tuổi dậy thì cần cảnh giác
- Hội chứng Hikikomori: Nhiều người trẻ tự xa lánh cộng đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!