Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là rối loạn nhân cách nhóm B. Tình trạng này được đặc trưng bởi thái độ hung hăng, lãnh đạm, không quan tâm đến hậu quả do những việc làm của bản thân.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là trạng thái nhân cách bất thường. Đặc trưng của rối loạn này là những hành vi thao túng, bốc đồng, và thiếu mất sự đồng cảm.
Các chuyên gia cho biết, có 4 dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bao gồm:
- Dạng thù hận (hostile type): bạo lực, hiếu chiến, bốc đồng, tức giận
- Dạng bất hòa (disaffiliated type): mất kết nối với thế giới xung quanh, sống tách biệt với cộng đồng, các mối quan hệ xấu đi theo thời gian.
- Dạng thiếu cảm thông (disempathetic type): quan tâm, chăm sóc người thân, nhưng lại vô cảm, lãnh đạm, thích lợi dụng với những người xung quanh
- Dạng lừa gạt và nói dối (cheated or aggressive type): có tư tưởng chống đối thế giới vì tin rằng mình bị đối xử bất công.
ASPD có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường như:
- Rối loạn lo âu
- Trầm cảm
- Hành vi bạo lực
- Hành động bốc đồng
- Rủi ro tự tử
- Có hành vi quan hệ tình dục nguy hiểm
- Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích
- Ngược đãi trẻ em và động vật
- Nghiện lô đề – cờ bạc
- Tăng nguy cơ phạm tội
- Hủy hoại các mối quan hệ xã hội
Nguyên nhân gây ra ASPD
Nguyên nhân hình thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội đến từ yếu tố di truyền, và cả nhân tố bên ngoài tác động:
- Sinh sống trong môi trường bất ổn, đầy tội phạm.
- Gia đình không hòa thuận, trải qua lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.
- Cha mẹ nghiện ngập, hoặc cũng mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
- Người mẹ mắc rối loạn phân ly hoặc rối loạn nhân cách kịch tính.
- Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong hình thành bệnh lý.
- Bất thường của cấu trúc vi mô não và tình trạng “mất kết nối” do thiếu hụt chất trắng não
ASPD thường xuất hiện từ sớm khi trẻ bắt đầu hình thành nhận thức, hoặc sau những cú sốc tâm lý nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Chứng bệnh này có biểu hiện đa dạng ở từng độ tuổi khác nhau, với những triệu chứng thường thấy như:
- Khinh thường quy tắc pháp luật và đạo đức xã hội
- Nói dối, ăn cắp, phá hoại
- Hung hăng, thô bạo
- Cư xử bốc đồng, dễ bị kích động
- Thích đổ lỗi cho người khác
- Không thể duy trì mối quan hệ bình thường
- Tỏ ra bất cần, không quan tâm đến chuyện đúng – sai
- Thiếu tinh thần trách nhiệm
- Xâm phạm quyền lợi của người khác
- Không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh
- Ngoan cố, kiêu ngạo, tự mãn và đánh giá bản thân quá cao.
- Có xu hướng đối kháng với thế giới xung quanh
- Thờ ơ, lãnh cảm, không cảm thấy hối hận về hành vi sai trái của mình
Người bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng thường nghiện ma túy, rượu bia, có hành vi phạm tội, đi tù. Họ cũng thường không thể hoàn thành nghĩa vụ – trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường, công việc.
Những biểu hiện rối loạn của người lớn và trẻ em có sự khác biệt. Hơn nữa, chúng có thể thay đổi theo thời gian, và thường bắt đầu từ rất sớm.
Những biểu hiện bất thường của trẻ có thể bị hiểu lầm là hành vi hư hỏng, nổi loạn và khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Nhiều bệnh nhi có nguy cơ trở thành tội phạm nguy hiểm khi trưởng thành.
Xem thêm: Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và cách giúp trẻ vượt qua
Phương pháp điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Quá trình điều trị ASPD vướng phải rất nhiều khó khăn. Vì cho rằng bản thân có thể tự vượt qua nên hầu hết bệnh nhân đều từ chối chữa bệnh.
Do đó, để thuyết phục họ theo đuổi phác đồ điều trị, chúng ta cần quan tâm, động viên, chia sẻ và chăm sóc họ lâu dài. Hai phương pháp cải thiện triệu chứng phổ biến nhất hiện nay là:
1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý được tiến hành thông qua những buổi gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp giữa người bệnh và nhà trị liệu. Những hình thức trị liệu hiệu quả dạng rối loạn này bao gồm:
- Liệu pháp nhận thức – hành vi giúp bệnh nhân xác định những niềm tin, suy nghĩ, hành vi tiêu cực, không lành mạnh và chủ động thay thế bằng những niềm tin, suy nghĩ, hành vi tích cực, lành mạnh.
- Liệu pháp Psychodynamic tâm lý góp phần tăng cường nhận thức của người bệnh về những hành vi, suy nghĩ vô thức, đưa chúng ra ánh sáng để tìm hiểu, phân tích và cố gắng điều chỉnh theo hướng thực tế, phù hợp hơn.
- Liệu pháp Psychoeducation dựa trên nguyên tắc hướng dẫn, giáo dục bệnh nhân mọi khía cạnh của phương pháp điều trị, kỹ năng giải quyết vấn đề và chiến lược đối phó với tình huống căng thẳng.
Phương pháp trị liệu tâm lý có thể được tổ chức dưới dạng phiên trò chuyện với cá nhân hoặc nhóm, bao gồm bệnh nhân với gia đình hoặc bệnh nhân với bạn bè.
Hình thức trị liệu cụ thể sẽ được chuyên gia cân nhắc lựa chọn dựa trên tình hình cụ thể của bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
2. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận. Tuy nhiên, một số loại thuốc tâm thần có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh bao gồm:
- Thuốc ổn định tâm trạng có tác dụng hạn chế cảm giác hiếu chiến, bốc đồng, khó chịu và điều hòa cảm xúc một cách nhanh chóng.
- Thuốc chống lo âu giúp giảm thiểu triệu chứng mất ngủ, lo âu, kích động.
- Thuốc chống trầm cảm góp phần đẩy lùi tình trạng giận dữ, bốc đồng, khó chịu, chán nản, tuyệt vọng.
- Thuốc an thần kinh (còn được gọi là thuốc chống loạn thần) có công dụng kiểm soát biểu hiện giận dữ, lo lắng, mất liên lạc với thực tế (tâm thần).
Thuốc chỉ được dùng trong những tình huống cần thiết để hổ trợ cải thiện cảm xúc, điều chỉnh hành vi cho người bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.
3. Điều trị tại nhà
Bên cạnh điều trị tâm lý và điều trị bằng thuốc, điều trị tại nhà cũng rất cần thiết cho người bệnh ASPD:
- Tạo không gian yên tĩnh, ổn định để giảm căng thẳng và lo âu
- Sử dụng phương pháp như thiền, hơi thở sâu để kiểm soát cảm xúc.
- Học cách quản lý stress hiệu quả
- Hoạt động thể chất giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
- Ghi chép cảm xúc hàng ngày để nhận biết và hiểu rõ hơn về chúng.
- Học cách giải quyết vấn đề và xây dựng kỹ năng giải quyết xung đột.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc nhóm hỗ trợ trực tuyến.
Điều trị tại nhà có tác dụng hỗ trợ, tuy nhiên việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý là quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.
Những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột và bỏ rơi cần được giúp đỡ từ sớm, trước khi chúng bị tổn thương tinh thần sâu sắc và mắc phải các dạng rối loạn tâm thần.
Hơn nữa, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị tích cực.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn nhân cách ái kỷ (hội chứng ái kỷ) là gì?
- Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD) là gì?
- Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD): Biểu hiện, chân đoán và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!