Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì? 8 cách vượt qua
Bước vào giai đoạn mới lớn, trẻ bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi cả về thể chất và tâm sinh lý. Đây là thời điểm rất quan trọng để bé có thể định hướng phát triển tương lai tốt nhất. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và giúp đỡ trẻ vượt qua là trọng trách vô cùng quan trọng của các bậc cha mẹ.
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là tình trạng trẻ không làm chủ được chính mình khi trải qua nhiều thay đổi về cả thể chất, tâm lý, cảm xúc do sự phát triển mạnh của các hormone nội tiết tố ở cả nam và nữ giới. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ con sang giai đoạn trưởng thành, khi tâm lý không bắt kịp những thay đổi trong quá trình này có thể gây ra nhiều áp lực về tâm lý, nó được gọi là “khủng hoảng tuổi dậy thì.”
Khi những vấn đề tâm lý ở tuổi dậy thì không được giải quyết, có thể khiến trẻ gặp phải một số khủng hoảng nghiệm trọng hơn như:
- Rối loạn lo âu và trầm cảm: Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm nếu không được can thiệp và hỗ trợ kịp thời.
- Tự ti về ngoại hình: Các thay đổi thể chất thường làm thanh thiếu niên cảm thấy không hài lòng về ngoại hình của mình, dẫn đến tự ti, lo lắng và ảnh hưởng đến lòng tự trọng.
- Rối loạn hành vi: Một số thanh thiếu niên có thể đối mặt với các vấn đề như nổi loạn, xa lánh xã hội, tham gia vào các hành vi nguy hiểm như sử dụng chất kích thích hoặc bạo lực.
Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, nó đánh dấu việc chính thức con đã bước qua thời kỳ trẻ thơ nhưng vẫn chưa thực sự là người lớn. Lúc này bé không chỉ có những dấu hiệu rõ ràng về phát triển thể chất mạnh mẽ mà các vấn đề nội tiết tố sinh dục cũng dần tăng tiết hơn. Các nhu cầu tò mò, tìm hiểu tuổi mới lớn cùng sự phát triển tâm lý chưa tương thích dễ khiến bé bị stress, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
Tùy nhu cầu dinh dưỡng, môi trường phát triển, các yếu tố tác động từ bên ngoài mà độ tuổi dậy thì ở trẻ là khác nhau. Ở bé gái thường có xu hướng dậy thì sớm hơn bé trai. Thường là trong 9-14 tuổi ở bé gái và 10- 15 tuổi bé trai. Hoặc cũng có những trẻ dậy thì muộn hơn giai đoạn này vài năm.
Đồng thời lúc này con cũng bắt đầu có nhiều tò mò hơn về bản thân, về giới tính, suy nghĩ nằm lửng lơ giữa giai đoạn trưởng thành và trẻ con rất khó nắm bắt. Nếu không được sớm giải quyết thì tình trạng khủng hoảng rất dễ xảy ra với những dấu hiệu mà phụ huynh có thể bắt gặp như
- Dễ giận dữ, la hét, nhất là khi không được như ý muốn
- Tranh cãi với cha mẹ, không muốn nói chuyện với người lớn
- Khao khát tìm kiếm bản thân, trẻ có thể trở nên sôi nổi hơn hoặc bỗng dưng trầm lặng ít nói hơn
- Thích sự tự do khám phá, cảm thấy chán ghét tức giận nếu bị phụ huynh kiểm soát
- Có thể khóc bất cứ thời điểm nào, thường gặp ở bé gái
- Ăn uống thất thường, thay đổi khẩu vị
- Tăng hay giảm cân bất thường, đặc biệt ở những trẻ bị stress khủng hoảng nặng
- Rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, chậm chạp, hay quên
- Học hành giảm sút
- Tự ti hơn về ngoại hình, luôn cho rằng bản thân mình quá béo, quá gầy, quá nhiều mụn
- Luôn cảm thấy bi quan về bất kỳ vấn đề gì
- Muốn thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai
- Có xu hướng nổi loạn hoặc trở nên tự cô lập bản thân
- Có thể có xu hướng bạo lực nếu phụ huynh không sớm quan tập và giúp đỡ bé, con bị bạn bè xấu dụ dỗ
- Mất hứng thú với những điều bé thích ngày thường
- Có xu hướng tìm đến những bộ phim người lớn để thỏa tính tò mò và giải tỏa cảm xúc, đặc biệt ở bé nam. Tuy nhiên nếu không được giáo dục và hướng dẫn con sớm con rất dễ tìm đến tình dục sớm so với lứa tuổi và gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng khác
- Ở những trẻ cuối dậy thì có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích sớm so với lứa tuổi
- Có thể có những xu hướng tự làm hại bản thân nếu liên quan đến các bệnh lý
- Có thể xuất hiện những hành vi chống đối, thậm chí là phạm pháp
Tuổi dậy thì còn được gọi là tuổi nổi loạn bởi lúc này tâm tính con thay đổi rất thất thường. Chính vì thế bậc cha mẹ cần có trọng trách sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường này để nhanh chóng giúp đỡ, định hướng con theo những con đường đúng đắn, tránh để con tự mình “bơi” giữa những giai đoạn khó khăn và dẫn đến những suy nghĩ, tư tưởng bị lệch lạc.
Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng sẽ bị rơi vào các giai đoạn khủng hoảng. Với những trẻ được cha mẹ định hướng từ sớm, được cha mẹ quan tâm tâm sự thường xuyên, có xu hướng tự lập sớm thường ít gặp những khó khăn trong giai đoạn dậy thì hơn.
Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Nguyên nhân của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì rất phức tạp, đến từ nhiều yếu tố khác nhau, kết hợp giữa sự thay đổi sinh lý, tâm lý, môi trường xã hội và áp lực cá nhân. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tâm lý trong giai đoạn này:
1. Thay đổi nội tiết tố
Giai đoạn dậy thì là lúc các hormone như testosterone và estrogen bắt đầu phát triển mạnh, làm thay đổi cơ thể và tâm lý. Những thay đổi này ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, khiến thanh thiếu niên dễ trở nên cáu kỉnh, lo lắng không rõ lý do.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của cơ thể như tăng chiều cao, thay đổi ngoại hình (ngực, cơ bắp, cơ quan sinh dục) khiến trẻ không kịp thích ứng, điều này có thể gây ra cảm giác lạ lẫm hoặc không thoải mái với chính bản thân mình, dẫn đến căng thẳng và tự ti, lâu dần dẫn đến khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì.
2. Trẻ chưa ổn định tâm lý
Trong tuổi dậy thì, khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ chưa hoàn thiện, vùng não kiểm soát cảm xúc (hạch hạnh nhân) phát triển mạnh, nhưng phần vỏ não trước trán (liên quan đến kiểm soát hành vi và ra quyết định) chưa phát triển đầy đủ. Điều này khiến thanh thiếu niên dễ bị xao động bởi cảm xúc, thường đưa ra quyết định vội vàng hoặc bốc đồng.
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ thường rất nhạy cảm với những lời nhận xét từ gia đình, bạn bè và xã hội. Những lời chỉ trích về ngoại hình, học tập hoặc hành vi có thể làm trẻ cảm thấy tự ti, tổn thương tâm lý và dần rơi vào khủng hoảng.
3. Áp lực gia đình
Gia đình thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái về học tập, đạo đức và định hướng nghề nghiệp. Khiến trẻ cảm thấy bị áp lực khi không đáp ứng được những kỳ vọng này, dẫn đến lo lắng, căng thẳng và mất cân bằng tâm lý.
Đặc biệt là áp lực học tập. Ở giai đoạn dậy thì, học sinh phải đối mặt với sự cạnh tranh về điểm số. Điều này tạo ra một áp lực rất lớn, khiến trẻ lo sợ.
Đồng thời, trong môi trường học đường, thanh thiếu niên dễ so sánh bản thân với bạn bè về thành tích học tập, ngoại hình… Nếu cảm thấy không bằng bạn bè, trẻ có thể trở nên tự ti, cảm thấy bị cô lập và dần xa lánh bạn bè đồng trang lứa.
4. Bị kiểm soát
Dậy thì là giai đoạn thanh thiếu niên muốn khẳng định cái tôi cá nhân, tìm kiếm sự độc lập và tự do khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu sự tự do này không được đáp ứng hoặc bị kiểm soát quá mức, có thể dẫn đến xung đột, nổi loạn.
Sự khác biệt về quan điểm, thế hệ giữa trẻ và cha mẹ cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng và khủng hoảng tâm lý. Con trẻ thường cho rằng cha mẹ không hiểu mình, trong khi cha mẹ lại cảm thấy khó kiểm soát được con cái.
5. Tìm kiếm bản sắc và giá trị bản thân
Trong giai đoạn dậy thì, con trẻ bắt đầu tìm kiếm bản sắc riêng và đôi khi có thể rơi vào trạng thái hoang mang vì không biết mình là ai, mục tiêu sống là gì. Sự mâu thuẫn này có thể gây ra căng thẳng, tự ti dẫn tới khủng hoảng tâm lý.
Đặc biệt hiện nay mạng xã hội và các phương tiện truyền thông luôn tạo ra hình ảnh về sự hoàn hảo, từ đó khiến trẻ dễ cảm thấy áp lực để theo đuổi những tiêu chuẩn không thực tế về ngoại hình và lối sống này. Nếu không đạt được những hình mẫu này, trẻ có thể rơi vào trạng thái chán nản và mất tự tin, dẫn tới khủng hoảng.
6. Gặp vấn đề tình cảm
Những vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì như xung đột với bạn bè, bị cô lập hoặc bắt nạt, có thể tác động mạnh đến tâm lý. Trẻ thường coi bạn bè là những người quan trọng, vì vậy, khi mối quan hệ bạn bè rạn nứt, đổ vỡ có thể gây tổn thương sâu sắc đến tâm lý trẻ.
Đồng thời, khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ bắt đầu có những mối quan hệ tình cảm yêu đương. Những tình cảm này có thể mang đến nhiều cảm xúc mạnh mẽ và phức tạp. Các vấn đề trong tình yêu như chia tay hoặc cảm giác không được đáp lại cũng có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý.
7. Tác động từ môi trường sống
Những trẻ sống trong gia đình có xung đột, bạo lực hoặc thiếu tình cảm thường dễ gặp khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì hơn. Sự thiếu ổn định về mặt tinh thần từ gia đình khiến trẻ cảm thấy bất an và dễ rơi vào tình trạng stress.
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ và mạng xã hội phát triển, thanh thiếu niên thường phải đối mặt với nhiều thông tin và áp lực từ các nền tảng trực tuyến. Bắt nạt qua mạng (cyberbullying), so sánh cuộc sống với người khác qua mạng xã hội cũng góp phần làm tăng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì.
8. Thiếu hỗ trợ tâm lý
Trẻ thường cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc hoặc những vấn đề cá nhân với người khác, đặc biệt là cha mẹ hoặc người lớn. Thiếu sự hỗ trợ về mặt tâm lý có thể khiến trẻ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và dễ dẫn đến các khủng hoảng tâm lý như trầm cảm.
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố từ thay đổi sinh lý, tâm lý đến áp lực gia đình và xã hội. Việc cần thiết lúc này là thấu hiểu và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn dậy thì để giúp trẻ sớm vượt qua những khủng hoảng, từ đó phát triển một cách lành mạnh và tích cực hơn trong tương lai.
Tầm quan trọng của hỗ trợ tâm lý trẻ ở tuổi dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì, ở bé gái sẽ có những dấu hiệu về thể chất như ngực phát triển, bắt đầu có kinh nguyệt, nổi mụn, xuất hiện lông mu dày, có cách dịch nhầy ở vùng kín, chiều cao tăng mạnh từ 8-10cm/ năm. Trong khi đó bé nam có thể tăng từ 10- 15cm chiều cao, tăng kích thước tinh hoàn, mọc râu, có thể phóng tinh một cách vô thức, giọng nói trầm khàn hơn và cũng xuất hiện mụn do thay đổi tiết tố.
Chính sự thay đổi đột ngột này khiến con cảm thấy chới với, chưa thể thực sự hiểu được bản thân và những suy nghĩ của chính mình. Bé bắt đầu công cuộc khám phá tìm hiểu về bản thân của chính mình, đây thực sự là con đường thú vị. Tuy nhiên nếu không có người chỉ hướng thì bé rất dễ bị lầm đường lạc lối.
Bất cứ ai cũng phải trải qua giai đoạn dậy thì, đây là bước đệm rất lớn để chứng tỏ bé là ai, bé muốn gì ở cả hiện tại và tương lai. Chẳng hạn trong thời điểm này bé phát hiện hứng thú với viết lách thì càng lớn bé sẽ càng cố thực hiện mong muốn này.
Mặt khác tâm lý của con trong giai đoạn dậy thì có những biến đổi cực kỳ lớn. Con có thể trở thành một người hoàn toàn khác so với giai đoạn trước đó. Chẳng hạn từ một người hoạt bát trước đó bé bỗng dưng trầm mặc, ít nói, khép mình hơn và ngược lại.
Thống kê cho thấy, có đến hơn 20% trẻ trong giai đoạn này bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và gây ra các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu.. Nguyên nhân là do những lo lắng, băn khoăn, tò mò không được giải đáp, cha mẹ không hỗ trợ mà ngược lại còn kiểm soát và la lắng bé thường xuyên khiến con trở nên chới với giữa việc trở thành người lớn hay vẫn là trẻ con.
Nói chung giai đoạn tuổi mới lớn có liên quan trực tiếp đến sự phát triển tốt nhất của con cả về thể chất lẫn tinh thần. Phụ huynh và nhà trường cần hết sức hỗ trợ và giúp đỡ con trong giai đoạn này, phát hiện sớm những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và có biện pháp xử lý kịp thời.
Vậy khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường kéo dài trong suốt giai đoạn dậy thì, tức là từ khoảng 10-12 tuổi đến 18-20 tuổi. Tuy nhiên, thời gian cụ thể của khủng hoảng này có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi trẻ và các yếu tố liên quan đến sinh lý, môi trường sống, cũng như sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội…
Thông thường, khi bước vào độ tuổi trưởng thành (khoảng 18-20 tuổi), con của bạn sẽ bắt đầu ổn định hơn về mặt sinh lý và tâm lý. Con đã quen với những thay đổi trên cơ thể, có khả năng tự nhận thức tốt hơn về bản thân và cuộc sống và biết cách đối phó với áp lực.
Khi đó, khủng hoảng tuổi dậy thì thường giảm dần hoặc chấm dứt. Tuy nhiên, nếu khủng hoảng không được giải quyết kịp thời và hiệu quả, một số vấn đề tâm lý có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Vì vậy, việc hỗ trợ kịp thời từ gia đình, giáo viên và các chuyên gia tâm lý là rất quan trọng.
Làm sao để giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?
Cha mẹ chính là người quan trọng nhất sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, tuy nhiên không phải ai cũng biết các xử lý. Nhiều người thường cho rằng giai đoạn này là bình thường, hay cho rằng con “hư” mà không biết rằng bé đang trong thời điểm nhạy cảm. Cha mẹ cần tinh tế hơn trong việc giúp đỡ con để tránh gây ra cảm giác đang kiểm soát cho các con.
1. Trấn an trẻ
Sụ thay đổi về thể chất và tinh thần có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo lắng hoặc xấu hổ. Phụ huynh hay nhanh chóng giải thích, trấn an bé đây hoàn toàn là các triệu chứng bình thường, không có gì phải lo lắng hả. Với các vấn đề về thể chất và nội tiết, phụ huynh cần hướng dẫn con cách giải quyết.
Chú ý với bé nam thì nên để bố hướng dẫn còn với bé gái thì nên để mẹ trợ giúp vì lúc này bé đã bắt đầu cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Phụ huynh cũng cần bắt đầu trang bị cho con các kiến thức bảo về chăm sóc bản thân ngay từ thời điểm đầu dậy thì để con sẵn sàng đương đầu với những sự thay đổi có thể diễn ra bất cứ lúc này.
2. Dành cho con sự riêng tư
Trong độ tuổi này, trẻ cực kỳ khao khát sự tự do, không muốn bị phụ huynh giám sát. Vì thế phụ huynh nên dành cho một không gian riêng tư khi ở nhà như bắt đầu cho con ở phòng riêng nếu con có mong muốn này. Chú ý trước khi vô phòng nên gõ cửa trước hỏi ý con, điều này cũng dần tạo cho bé thói quen tôn trọng lịch sự trước khi vào phòng người khác.
Ngoài ra phụ huynh cũng không nên tự ý xem điện thoại hay lục lọi các vật dụng cá nhân của con. Tất nhiên thực hiện điều này vì phụ huynh muốn ngăn chặn những điều xấu không phù hợp với độ tuổi của con nhưng điều này sẽ khiến bé cực kỳ khó chịu. Nếu bị phát hiện chắc chắn bé sẽ trở nên kích động, la hét và không muốn nói chuyện với cha mẹ cho mà xem.
Nếu trong giai đoạn này con có những sở thích mới nào đó, phụ huynh cũng nên tôn trọng và cố gắng hỗ trợ con để con có thể biết được mình thực sự thích gì, phù hợp làm gì. Sự định hướng của cha mẹ là rất tốt, tuy nhiên còn cần phụ thuộc vào chính bé, không nên quá ép buộc ocn phải làm một điều gì đấy mà bé không mong muốn.
Dù vậy phụ huynh vẫn nên tinh tế kiểm soát con ở một mức độ nào đó. Ví dụ nếu cho con sử dụng các thiết bị công nghệ nên có các biện pháp ngăn chặn con xem các bộ phim đồi trụy hay các chương trình không phù hợp với lứa tuổi vì có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư tưởng của con.
3. Đóng vai trò như một người bạn gỡ bỏ khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Thay vì bắt buộc con làm một điều gì đó thì hãy nhẹ nhàng nhờ con giúp đỡ, nói chuyện và tương tác với con như những người bạn. Thay vì la mắng khi con làm sai thì bạn có thể hỏi vì sai con làm như thế, làm điều này là sai hay đúng để con tự nhận thức được các hành vi, suy nghĩ của mình và tự điều chỉnh lại.
Bố mẹ cũng nên dành thời gian lắng nghe con nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành 15- 30 phút vào cuối này để cùng tâm sự với con, hỏi về ngày hôm nay của con để giúp đỡ bé giải quyết nếu có những khó khăn, khúc mắc. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có những khó khăn áp lực, khi có người lắng nghe mình nói thì những buồn phiền cũng được giảm rất nhiều.
Tuy nhiên dù vậy thì cũng không thể dễ dàng gì để tiếp cận con trong độ tuổi dậy thì, nhất là khi con đang khủng hoảng tâm lý. Phụ huynh cần thực sự tinh tế và tâm lý khi trò chuyện và khơi gợi những câu chuyện với con. Mẹ có thể bắt đầu từ câu chuyện của mình, xin lời khuyên từ con và bắt đầu hỏi ngược lại những câu chuyện của con cũng là một gợi ý hay để có thể tiếp cận với con chẳng hạn.
4. Luôn tin tưởng và cổ động bé
Hãy luôn dành những lời cổ động, khuyến khích cho bé mỗi ngày để con nhanh chóng lấy lại sự tự tin trước đó. Nếu bé được điểm cao hãy tặng cho bé một món quà nho nhỏ làm động lực cố gắng còn nếu bé bị điểm thấp đừng nên la lắng mà hãy nói “không sao” và khuyến khích con cố gắng mỗi ngày hơn.
Hãy dành cho con sự tin tưởng nhất định để bé cảm thấy mình đã trưởng thành, mình được cha mẹ coi trọng như những người lớn. Chẳng hạn phụ huynh có thể cho bé quyết định một việc gì đó trong gia đình, chẳng hạn như hôm nay ăn ở nhà hay ra ngoài. Điều này còn giúp bé học được tính độc lập, trách nhiệm hơn vỡi mỗi quyết định của mình.
5. Tham gia lớp kỹ năng giúp giải quyết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường có xu hướng khép mình hoặc nổi loạn vượt khỏi chừng mực ban đầu mà đôi khi chính phụ huynh cũng không thể giải quyết nếu không có kỹ năng. Chính vì thế, phụ huynh có thể cho con tham gia các lớp học kỹ năng, lớp học võ, các khóa rèn luyện quân đội để bé có thể thay đổi bản thân và có hướng phát triển phù hợp hơn.
Hiện nay có rất nhiều khoa học kỹ năng cho trẻ dậy thì để điều chỉnh nhận thức, hành vi của bé đúng đắn, giải quyết những thắc mắc tâm sinh lý tuổi mới lớn. Đồng thời trong các lớp học này cũng thường có nhiều bạn bè đồng trang lứa sẽ giúp con bớt cảm giác lo lắng, dễ dàng kết nối hơn so với cha mẹ.
Các hoạt động tập thể sẽ giúp con tăng khả năng độc lập, kết nối với xã hội và biết được bản thân thực sự yêu thích điều gì. Phụ huynh cũng có thể cho con học võ để bảo vệ chính bản thân mình hoặc tham gia các trại hè để tăng tính độc lập hơn.
6. Khuyến khích bé tập thể dục thể thao mỗi ngày
Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp con nâng cao tinh thần, giải tỏa những áp lực cho con tốt hơn. Đồng thời gia đình cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để kết nối cùng con. Chẳng hạn cả nhà cùng nhau dậy sớm chạy bộ, chơi cầu lông hay chơi đá bóng, chắc chắn con sẽ thấy rất vui cho mà xem.
7. Cho bé gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nặng
Tất nhiên như đã nói, không phải phụ huynh nào cũng có đầy đủ các kỹ năng, sự tinh tế để hỗ trợ bé. Nhiều người dù rất yêu thương con nhưng thường xuyên quát mắng bé khiến những vấn đề này không được giải quyết mà còn trầm trọng hơn. Do đó nếu phát hiện các dấu hiệu nặng và cảm thấy không đủ khả năng giải quyết, phụ huynh nên sớm đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý.
Thông qua việc trò chuyện với chuyên gia, bé sẽ nhận ra bản thân đang hoàn toàn bình thường, không có gì cần lo lắng. Bé cũng sẽ học được cách bình tĩnh hơn, các giải quyết, nhìn nhận các vấn đề đề sớm quay trở lại nhịp sống bình thường theo đúng lứa tuổi.
8. Hỗ trợ con giải quyết các vấn đề ngoại hình
Nếu con gặp các vấn đề như quá béo, quá gầy, mặt nhiều mụn thì phụ huynh hãy giải thích với con điều này hoàn toàn bình thường và giúp bé cải thiện. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục thể thao mỗi ngày, sử dụng sữa rửa mặt hay các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi trong trường hợp cần thiết sẽ giúp con dần cải thiện những vấn đề này.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên bắt đầu chú ý thay đổi cho con các trang phụ phù hợp hơn, đặc biệt là bé gái để bảo vệ chính bản thân mình mỗi ngày. Hãy hướng dẫn con cách bảo vệ bản thân ngay từ những giai đoạn sớm để phòng tránh những nguy hiểm xung quanh.
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ sớm vượt qua nếu có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời từ phụ huynh. Cha mẹ nên trang bị cho bé các kiến thức về giai đoạn này từ sớm để con không bị bỡ ngỡ trước những thay đổi đột ngột về mọi mặt.
tuổi ăn tuổi học nhiều bất ổn lắm, các bố mẹ nên chú ý độ tuổi này nhé, tiêu cực hay tích cực sau này chủ yếu ở độ tuổi này mà ra
tầm này dễ bị lung lay chuyện yêu đương tình cảm các thứ lắm
không tránh khỏi được bạn ạ, và cũng chả cấm được chuyện này, càng cấm càng bị dồn nén nhiều càng dễ bất ổn hơn, mình biết và có vấn đề kịp thời chia sẻ, giúp con em là được
Bé chán học và làm những điều mình thích
thằng con tôi còn suốt ngày game game, không cho chơi thì nó ì người lì lợm ra ý
chắc hồi bé chị hay cho con chơi game nên lớn mới vậy đúng không
hồi bé để con cho bà trông mà bà toàn lôi điện thoại ra cho cháu chơi, lớn dần nó quen thói chơi game nên bảo mãi không được, mấy lần tôi mắng nó, rồi đánh mà đâu lại vào đấy, không nói nổi nữa
không nên động tay động chân với con trẻ chị nhé, nhắc nhở chia sẻ nhẹ nhàng thôi dần dần cho cháu tự hiểu và nên đưa cháu đi chơi nhiều để cháu quên đi việc chơi game
tôi nhắc rất nhiều rồi mà đâu vẫn vào đấy
nên có cả anh nhà chia sẻ vấn đề này và cần thiết cả những người thân xung quanh nữa chị ạ, con em ngày trước cũng xao lãng học hành lắm, suốt ngày mải chơi, mà mọi người cùng bố mẹ mỗi người một câu mà giờ cháu nhà em chín chắn hơn hẳn đấy
có khi phải nhờ ông bác bên nhà chồng, con tôi sợ nhất bác đấy, bác nói gì cũng nghe
dđấy chị, cần có người như thế mới có thể làm con em mình thay đổi
con tôi đợt nghỉ dịch đến giờ thấy rất hay cãi tôi, rồi cũng cục tính hơn, mọi thứ khác cũng bình thường nhưng mỗi lần tôi nhắc nhở thì cháu lại nổi cáu, học hành thì cố giáo phản ánh không nghiêm túc mà trước đây cháu rất chăm học, tôi rất bất ngờ với việc này không biết phải làm sao nữa
bạn đã bao giờ ngồi lại hỏi về những vấn đề riêng tư của con bạn chưa
em chưa, trước đây cháu ngoan và chăm lắm nên em thấy bình thường không nói chuyện nhiều với con lắm
có thể có vấn đề nào từ phía bạn bè hoặc tác đông nào đó ngoài xã hội, bạn nên ngồi lại chia sẻ xem
giống bị rối loạn cảm xúc thế
là bệnh gì đấy bạn
là bệnh về tâm lý, cảm xúc vui buồn, nóng giận thất thường bạn ạ
ôi có cả bệnh đấy luôn, nếu bị thế thì chữa sao
bạn vào đây mà tham khảo này https://tamlytrilieunhc.vn/dich-vu/roi-loan-cam-xuc nếu thế thật thì nên dùng phương pháp tâm lý này chữa sẽ mau chóng hết thôi
đọc bài viết mà thấy lo quá, giống dấu hiệu con mình lắm thỉnh thoảng bực tức vô cớ, lúc cười vui lắm mà xong lúc sau thấy thẫn thờ, chỗ này chữa tốt không bạn
chỗ này thì chuyên dùng tâm lý trị liệu chữa mấy bệnh này ok lắm, bạn lên google tìm kiếm “chữa rối loạn tâm lý tại trung tâm NHC” rồi đọc thêm về họ nhé
tốt quá, mình cảm ơn bạn nhiều nhé
nếu bị chứng hưng cảm thì điều trị trong bao lâu
Chào bạn, đối với chứng hưng cảm cũng tùy thuộc vào giai đoạn của chứng này, tình trạng phức tạp hay không mới có thể đưa ra được thời gian trị liệu bạn nhé. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn
em gái cháu lười ăn, rồi hay thức đêm và tính cách rất nghịch ngợm, ăn nói cộc lốc và mỗi lần tức cái gì là cứ hét lên thì là bệnh gì
Chào bạn, với thông tin bạn cung cấp thì Trung tâm chưa thể giải đáp được câu hỏi của bạn, để tư vấn tốt nhất cho bạn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn
tốt nhất nên bám sát con ở độ tuổi nửa vời này, dễ học phải những thứ xấu lắm
nhà tôi vẫn để con tự do thoải mái, mình chỉ bám sát kiểu ngầm thôi, có vấn đề gì thì can thiệp kịp thời
tôi chỉ lo bạn bè xấu lôi kéo thôi