Rối loạn tâm thần sau sinh: Nguy hiểm cần nhận biết sớm
Theo thống kê, có khoảng hơn 85% các sản phụ gặp phải tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh. Một số trường hợp bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát và vượt qua nhờ vào nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ từ người thân. Tuy nhiên, cũng có tình trạng các triệu chứng bệnh kéo dài liên tục gây nên nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Có khoảng 10 đến 20% phụ nữ mang thai và sau sinh từng trải qua ít nhất một chứng rối loạn tâm thần
Tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh
Trong thực tế, sau khi sinh con, phụ nữ thường dễ gặp phải những thay đổi bất thường về tâm lý, hành vi, cảm xúc, suy nghĩ. Tình trạng này có thể đến sớm hoặc muộn sau khi sinh và cần được phát hiện để điều trị kịp thời.
1. Rối loạn tâm thần sớm sau sinh
Trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con, phụ nữ thường sẽ bị thay đổi rất nhiều về nội tiết tố, vóc dáng, cảm xúc, hành vi, suy nghĩ. Tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh có thể đến sớm với những bệnh lý như trầm cảm không điển hình và trầm cảm điển hình. Theo thống kê, có khoảng 10 đến 20% phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh mắc phải ít nhất một rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm.
- Trầm cảm không điển hình
Tình trạng trầm cảm không điển hình thường sẽ dễ xuất hiện sau khi sinh vài ngày. Người mẹ có thể đang ở trạng thái hạnh phúc, vui vẻ, sung sướng đột ngột chuyển sang tâm trạng hoảng sợ, lo lắng, buồn bã về nhiều lý do, chủ yếu là lo cho sức khỏe và sự an toàn của trẻ sơ sinh.
Sự xuất hiện của chứng rối loạn tâm thần này có thể khiến cho các mẹ bỉm bị chảy nước mắt nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể. Hơn thế, các bà mẹ còn khá nhạy cảm đối với việc bế ẵm, chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, sự phát triển, giấc ngủ của trẻ. Mẹ có thể cảm thấy vô cùng lo lắng khi con trở mình, hay khóc, cựa quậy,…
Tình trạng rối loạn này có thể tự biến mất sau khoảng vài ngày tùy vào tình trạng sức khỏe, sự quan tâm, chăm sóc của những người thân đối với mẹ bỉm. Thực tế, chứng trầm cảm không điển hình đối với phụ nữ sau sinh thường sẽ biểu hiện ở mức độ nhẹ và khá lành tính. Việc phục hồi sẽ phụ thuộc nhiều vào nỗ lực, thói quen sinh hoạt, ăn uống của mẹ bỉm và sự hỗ trợ, chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình.
- Trầm cảm điển hình
Theo thống kê thì hiện có khoảng 10 đến 20% các trường hợp phụ nữ sau khi sinh khoảng 9 đến 15 tháng sẽ mắc phải chứng trầm cảm điển hình. Bệnh nhân thường sẽ xuất hiện các biểu hiện như dễ nổi giận, cảm xúc thay đổi bất thường, thường xuyên chảy nước mắt, cảm thấy bất lực, lo lắng về sức khỏe, cách dạy con cái, cơ thể suy nhược,…
Thông thường những đối tượng làm mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc những bà mẹ không nhận được sự quan tâm và chăm sóc của gia đình sẽ dễ mắc phải chứng trầm cảm điển hình sau sinh hơn.
2. Rối loạn tâm thần muộn sau sinh
Những rối loạn tâm thần xuất hiện muộn sau khi sinh sẽ có biểu hiện nặng hơn. Các chuyên gia cho biết rằng, có khoảng 1/3 trong tổng số các bà mẹ bị rối loạn tâm thần muộn sau sinh mắc phải các triệu chứng của loạn thần trước đó. Một số biểu hiện lâm sàng phổ biến như hưng cảm điển hình sau sinh, loạn thần với lý lẫn và mê mộng, cơn trầm cảm nặng sau sinh hoặc trạng thái giống với phân liệt.
- Những rối loạn tâm thần xuất hiện muộn sau khi sinh sẽ có biểu hiện và mức độ nghiêm trọng hơn
- Hưng cảm điển hình sau sinh
Trạng thái rối loạn này thường sẽ khởi phát một cách ồ ạt, xuất hiện trong khoảng 2 tuần sau khi sinh. Người bệnh có thể bị kích động quá mức dẫn đến mất định hướng nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện sự hoang tưởng mang tính tự cao, phi thực tế như đang nắm giữ quyền lực của thượng đế ban tặng, cảm giác đang bị truy hại,…
- Loạn thần với lú lẫn và mê mộng
Tình trạng này sẽ xuất hiện bất chợt và thường biểu hiện rõ nhất ở khoảng 2 tuần đầu sau khi sinh. Một số biểu hiện đặc trưng của người bệnh như dễ kích động, cảm thấy lo lắng, thường xuyên rơi nước mắt, đôi lúc trở nên hung hăng, có ý định tấn công người khác, lú lẫn, giảm trí nhớ, mê mộng, không nhận thức rõ về thời gian và không gian,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện một số hoang tưởng như phủ định vai trò của người cha, phủ định đời sống của trẻ nhỏ, phủ định sự sinh nở, sợ con bị chết, bị đói, lo sợ những điều xấu sẽ xảy đến, sợ bị hãm hại, đe dọa, sợ uống nhầm thuốc độc,…
Hơn thế, khi trạng thái lo lắng, hoang mang kéo dài không dứt và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng sẽ có nhiều nguy cơ khiến cho người mẹ dẫn đến các hành động tiêu cực như tự sát, giết hại con. Thế nhưng nếu có thể sớm phát hiện và điều trị đúng cách thì tình trạng này sẽ được khắc phục tốt.
- Cơn trầm cảm nặng sau sinh
Trong một số trường hợp, các mẹ có thể gặp phải những cơn trầm cảm nặng sau khoảng 2 tuần hoặc 3 tháng sau sinh. Các cơn trầm cảm nặng thường sẽ kèm theo những triệu chứng như lú lẫn, bối rối, khí sắc thay đổi, cảm thấy tội lỗi, bất lực,…
- Trạng thái giống phân liệt
Trạng thái giống phân biệt thường sẽ phổ biến hơn ở những bà mẹ có nhân cách dạng phân biệt hoặc nhân cách cứng nhắc. Tình trạng này có biểu hiện nổi bật bởi những hoang tưởng, người bệnh dễ kích động, thiết hòa nhập và mất đi sự kết nối với thế giới thực tại.
Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần sau sinh
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh chính là những tổn thương về cảm xúc, tâm lý của mẹ bỉm từ giai đoạn mang thai cho đến sau khi sinh. Hiện tượng này thường xuất hiện khi người bị gặp phải những yếu tố tác động từ cuộc sống xung quanh.
- Những đối tượng gặp phải tình trạng stress trong giai đoạn mang thai sẽ dễ bị rối loạn sau sinh hơn.
- Tỷ lệ mắc bệnh sẽ chiếm đến 70% khi các mẹ có tiền sử mắc phải chứng bệnh tâm thần trước khi sinh.
- Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, áp lực từ kinh tế, các mối quan hệ gia đình, người thân không được hòa thuận.
- Những mẹ mới sinh con so sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là các mẹ phải thực hiện quá trình phẫu thuật mổ để sinh con.
Triệu chứng nhận biết rối loạn tâm thần sau sinh
Các triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần sau sinh có thể biểu hiện ngay cả trong giai đoạn mang thai và rõ rệt hơn sau khi sinh con. Một số dấu hiệu nhận biết như:
- Các mẹ bỉm bị rối loạn tâm thần sẽ cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng, dễ kích động
Trong giai đoạn đang mang thai:
- Cảm thấy buồn bã, chán nản, lo lắng quá mức.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa
- Ngủ quá nhiều, ngại tiếp xúc, gần gũi với chồng.
- Xuất hiện các biểu hiện hoang tưởng
- Có những biểu hiện tăng động quá mức hoặc thực hiện các hành vi nhiều lần một cách khó hiểu.
Trong giai đoạn sau sinh:
- Bệnh nhân thường lo lắng, buồn phiền, hay cáu gắt, dễ kích động
- Sau khoảng 5 đến 25 ngày sau khi sinh có thể xuất hiện hoang tưởng, trở nên lú lẫn.
- Giấc ngủ bị rối loạn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay mơ thấy ác mộng.
Rối loạn tâm thần sau sinh – Căn bệnh không nên lơ là
Tình trạng rối loạn tâm thần có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là những phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ. Trạng thái này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ còn làm tác động xấu đến cả trẻ nhỏ và gây nên nhiều phiền phức đối với những người xung quanh.
- Chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể dễ bị tái phát nhiều lần.
- Các triệu chứng rối loạn tâm thần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bỉm, tâm trạng người bệnh sẽ bị xuống dốc, họ trở nên chán ăn, ăn không đủ chất dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, không đủ sức khỏe nuôi dưỡng và chăm sóc con.
- Các đối tượng bị rối loạn tâm thần sau sinh thường rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, khiến cho mẹ có những suy nghĩ tiêu cực, ý định tự sát cao. Thậm chí họ có thể muốn giết hại chính đứa con mà mình vừa sinh ra.
Bị rối loạn tâm thần sau sinh phải làm sao?
Đa số các tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh sẽ được cải thiện khi người bệnh nhân được sự chăm sóc, chia sẻ, quan tâm của những người thân xung quanh, đặc biệt là chồng. Vì thế, vai trò của những người bên cạnh người bệnh rất quan trọng đối với quá trình cải thiện tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của họ.
Khi tình trạng bệnh biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, các mẹ bỉm sẽ được cân nhắc để áp dụng biện pháp sử dụng thuốc để điều trị. Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp đối với sức khỏe, mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ bỉm, vì thế trong thời gian này các mẹ cần ngưng cho con bú sữa mẹ. Đồng thời người bệnh phải tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh tình mau chóng được hồi phục.
Rối loạn tâm thần sau sinh là căn bệnh rất phổ biến, nó sẽ dễ khởi phát ở những người mẹ có độ tuổi trẻ hoặc lần đầu sinh con. Để cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh, chồng và những người thân xung quanh nên chú ý quan tâm, chăm sóc về sức khỏe, cảm xúc, tâm lý của mẹ bỉm.
Có thể bạn quan tâm
- Phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
- Bệnh loạn thần là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
- Bệnh tâm thần phân liệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!