Phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
Theo thống kê, tỉ lệ bệnh nhân bị loạn thần sau thời kỳ sinh nở chiếm 0,5% trong khi tỉ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%. Cả hai căn bệnh này đều gây ra rất nhiều vấn đề bất thường cho sức khỏe và tâm sinh lý người mẹ. Cần phân biệt rõ ràng loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh để có hướng điều trị chính xác nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm phát sinh.
Tổng quan về loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe và tâm sinh lý. Theo đó cơ thể họ thường xuyên đau nhức mệt mỏi, nhạy cảm hơn với những lời nói xung quanh đồng thời sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình đôi khi khiến họ cảm thấy cuộc sống bị xáo trộn.
Loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh là hai bệnh thường gặp ở phụ nữ, trong đó trầm cảm thường gặp hơn và có xu hướng nhẹ hơn. Ở cả hai bệnh, người mẹ đều có dấu hiệu tâm sinh lý bất thường như dễ buồn bã, dễ kích động, ăn uống không ngon, sức khỏe cũng giảm sút trông thấy.
Đặc biệt ở cả hai bệnh lý đều có xu hướng làm hại bản thân, làm hại những người xung quanh, đặc biệt là con mình. Rất nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh tự tay sát hại con mình đều liên quan đến hai bệnh lý này. Phát hiện và phân biệt chính xác hai bệnh lý này sớm là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên xuất hiện.
Cách phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
Hầu hết mọi người thường dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này. Mức độ nguy hiểm và hướng điều trị hai bệnh lý này khá khác biệt mặc dù có một số triệu chứng tương tự. Bạn có thể phân biệt hai bệnh lý này qua một số thông tin cơ bản sau đây
1. Khái niệm trầm cảm sinh sinh và loạn thần sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn cảm xúc, theo đó người bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền, lo lắng về nhiều thứ, dễ khóc và nhạy cảm hơn với xung quanh. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện từ từ, không rầm rộ. Các triệu chứng thời khởi phát trong vòng 12 tuần sau sinh và kéo dài trên 2 tuần được tính là trầm cảm.
Loạn thần sau sinh là một dạng liên quan đến rối loạn tâm thần, có tính cấp tính và có xu hướng hung bạo hơn bình thường. Bệnh thường xuất hiện đột ngột ngay trong giai đoạn tuần đầu, từ 1-4 tuần sau sinh. Hầu hết bệnh có thể phát hiện và nhập viện ngay trong tuần đầu tiên để kiểm soát sớm các triệu chứng.
2. Triệu chứng điển hình
Mức độ nguy hiểm của hai bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng tự sát hay làm hại những người xung quanh. Tuy nhiên thực tế các triệu chứng khá khác nhau, loạn thần sau sinh thường có xu hướng nhận biết dễ dàng hơn.
Trầm cảm sau sinh | Loạn thần sau sinh |
|
|
Thường ở bệnh nhân trầm cảm rất khó phát hiện bởi các triệu chứng diễn ra âm thầm. Bệnh nhân trầm cảm vẫn có thể sinh hoạt, nói chuyện và làm việc như bình thường. Tuy nhiên khi ở một mình họ bắt đầu suy nghĩ rất nhiều, cố gắng vượt qua những suy nghĩ tiêu cực nhưng không thành công nên mới có thiên hướng tự sát để giải quyết những căng thẳng áp lực mà bản thân đang phải chịu đựng.
Trái ngược lại ở bệnh nhân loạn thần, các triệu chứng thường được bộc lộ ra rất rõ ràng. Người bệnh cực kỳ dễ kích động, luôn cảm giác như có tiếng nói trong đầu nên sinh ra các ảo giác hoang tưởng và bộc lộ nó ra ngoài. Theo các chuyên gia, bệnh thường có liên quan đến rối loạn thực tổn, xuất phát từ các vấn đề bên trong chứ không đơn giản là bệnh tâm lý thông thường.
Tuy hiện nay các phương tiện truyền thông đã đưa nhiều thông tin về các bệnh lý này hơn nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh. Mặc dù có các triệu chứng rất rõ ràng nhưng nhiều người thân của mẹ bỉm thường cho rằng các phản ứng đó chỉ diễn ra nhất thời, không nguy hiểm, sẽ tự hết nên mới gây ra nhiều hậu quả nặng nề sau đó.
3. Nguyên nhân chính gây bệnh
Nguyên nhân gây loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh đều có thể liên quan đến một số yếu tố như sự thay đổi hormone, người chưa bồi đắp đủ tâm lý để tiếp nhận thành viên mới trong gia đình hay cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý tiền sử trước đó. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị chính xác hơn.
Trầm cảm sau sinh | Loạn thần sau sinh |
|
|
Có thể nói loạn thần chính là biểu hiện cao nhất của trầm cảm sau sinh, do đó các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thường bao gồm các biểu hiện chung của cả hai.
4. Hậu quả loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
Như đã nói, cái chết là hậu quả trầm trọng nhất của cả hai bệnh lý trên. Tuy nhiên xu hướng gây ra các hậu quả trên lại hoàn toàn khác nhau. Không thể khẳng định là mức độ nguy hiểm của bệnh nào là cao hơn bởi nếu không được kiểm soát kịp thời thì đều gây ra rất nhiều thương vong.
Ở người bệnh trầm cảm sau sinh, phải một thời gian dài mới xảy ra các hành vi giết hại con hay tự sát. Bởi họ vẫn có nhận thức, dù cảm thấy không có sự kết nối với con nhưng họ vẫn có sự yêu thương con, yêu thương chồng. Họ cố gắng vượt qua những sự u uất mệt mỏi nhưng không thành công, vì vậy mới dẫn đến việc tự sát.
Đồng thời có hai thiên hướng khiến họ giết hại con. Hoặc là họ cho rằng con là nguồn cơn của sự việc, cảm thấy không có mối liên kết hoặc là họ cảm thấy thương con, sợ con ở lại 1 mình sẽ bơ vơ không có người chăm sóc. Chính vì thế họ thường làm hại con hoặc những người xung quanh sau đó mới tự sát. Đồng thời khả năng thành công là rất cao bởi họ đã có thời gian nghiên cứu rất lâu trước khi quyết định thực hiện.
Trong khi đó ở người loạn thần sau sinh hầu như đều có xu hướng làm hại con, làm hại những người xung quanh nhưng không làm hại mình. Đồng thời sau khi làm hại con họ có thể để lại các dấu vết thể hiện sự thù địch với chồng hay với gia đình. Các xu hướng này thường bộc phát đột ngột, không có sự chuẩn bị trước nên đôi cũng có thể không thành công.
Các triệu chứng của loạn thần cũng xảy ra rất thất thường, đôi khi họ có thể rất bình thường nhưng khi bị ảo giác sẽ bùng phát kịch liệt rất khó để kiểm soát. Bên cạnh đó nếu mẹ bị loạn thần còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ, khiến trẻ cũng có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm thần.
5. Điều trị loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh thế nào?
Tuy mức độ và tình trạng bệnh mà hướng điều trị khác nhau. Ở những bệnh nhân trầm cảm nếu ở giai đoạn nhẹ có thể khuyến khích trị liệu tâm lý, dùng một số loại thuốc tại nhà để kiểm soát tâm trạng. Trong khi đó hầu hết bệnh nhân loạn thần sau sinh đều cần phải ở lại bệnh viện để tiện cho quá trình theo dõi và kiểm soát các hành vi quá mức.
Đặc biệt với bệnh nhân bị loạn thần cần tuyệt đối không nên để con ở cạnh mẹ một mình vì có thể gây ra sự nguy hiểm cho chính bé. Tuy nhiên ở những người có xu hướng lo lắng cho con quá mức, việc tách rời mẹ và bé có thể khiến cảm xúc người mẹ kích động hơn. Vì vậy nếu người mẹ đã ổn hơn, đang trong trạng thái bình thường vẫn nên để mẹ gặp bé, nhưng không nên chỉ để hai người ở riêng mà vẫn cần theo dõi kiểm soát.
Thực tế cả hai bệnh lý này đều có thể điều trị được, tuy nhiên nên điều trị ngay từ sớm để không gây ra các di chứng hay hậu quả nặng nề khác. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tái phát nếu sau đó nếu gặp các áp lực tâm lý khác hoặc ở những lần mang thai sau. Tỷ lệ tái phát cho bệnh nhân rối loạn tâm thần là 70% và trầm cảm sau sinh là 50%. Do đó người mắc bệnh này cần cân nhắc kỹ hơn nếu muốn mang thai lần tiếp theo, kể cả khi đã chữa bệnh khỏi.
Phòng tránh loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
Bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể bị loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh. Kể cả những người bình thường trông rất vui vẻ khỏe mạnh nhưng đến thời điểm mang thai và sinh nở cũng có sự thay đổi đến bất ngờ. Do đó cần nâng cao tinh thần phòng tránh để bảo vệ sức khỏe tinh thần cho người phụ nữ mỗi ngày.
Cụ thể, cần chú ý những tinh thần sau đây
- Với những người có mong muốn, dự định hay đang trong thời kỳ mang thai nên đi học các lớp học cho bà bầu và phụ nữ sau sinh để học cách chăm sóc bản thân, kiểm soát tinh thần, các chăm sóc con để luôn sẵn sàng tâm lý cho hành trình mới sắp tới
- Với những người có các tiền sử bệnh lý về tâm thần nên trao đổi với bác sĩ nếu có dự định hay đang mang thai
- Học thiền, yoga cũng là biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng, cải thiện sức khỏe mà người phụ nữ nên học ngay từ thời kỳ mang thai
- Thẳng thắn chia sẻ với chồng và người thân về những khó khăn, áp lực tâm lý mà mình đang gặp phải
- Giải tỏa căng thẳng một cách lành mạnh như viết lách, nấu ăn, đi bộ, tập thể dục
- Nên đi gặp bác sĩ tâm lý sớm nếu cảm thấy bản thân đang gặp các vấn đề về tâm lý
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng khoa học hơn để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày với những bộ môn phù hợp với sức khỏe
- Luôn hướng đến những điều tích cực, vui vẻ, lạc quan hơn. Đọc sách và nghe nhạc cũng là biện pháp giúp tinh thần được thư giãn hơn
Bên cạnh đó, vai trò của gia đình cũng rất quan trọng trong việc phát hiện, điều trị và phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý trên. Gia đình, đặc biệt người chồng cần dành sự quan tâm, yêu thương đến người phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh nở nhiều hơn. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường nào khác cần nhanh chóng đưa người bệnh đi thăm khám để kiểm soát sớm tình hình, tránh gây ra những hậu quả nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh. Đây là hai bệnh lý cực kỳ nguy hiểm nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Người phụ nữ cần dành thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần, yêu thương bản thân nhiều hơn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!