Bị sang chấn tâm lý sau tai nạn và 6 cách để vượt qua
Thống kê cho thấy tỷ lệ những người bị sang chấn tâm lý có liên quan đến các tai nạn là cao nhất và để lại rất nhiều hệ luỵ cho những người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng tìm hiểu cách vượt qua sang chấn tâm lý sau tai nạn để người bệnh có hướng hòa nhập với cuộc sống dễ dàng hơn.
Sang chấn tâm lý sau tai nạn là gì?
Sang chấn tâm lý là trạng thái tâm sinh lý xuất hiện sau một sự kiện, quá khứ có tổn thương mà người bệnh không thể vượt qua được. Trong đó trải qua các tai nạn kinh hoàng là một trong những trải nghiệm dễ để lại sang chấn tâm lý nhất. Người bệnh vừa phải chịu nỗi đau về thể xác, vừa đau đớn về tinh thần và ngày càng trở nên sa sút.
Vậy những tai nạn nào có thể gây sang chấn? Có thể là tai nạn giao thông xe cộ; tai nạn lao động như sập giàn giáo; tan nạn cơ học như bỏng, ngạt khí.. Mức độ chấn thương còn có thể liên quan đến việc gặp tai nạn một mình hay đơn lẻ, tỉ lệ thương vong, những tổn thương về thể chất..
Tuy nhiên không thể xác định mức độ tai nạn thế nào đủ để gây chấn thương tâm lý cho một người bởi sức chịu đựng ở mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn có những người bị tai nạn xe dù gãy tay gãy chân vài lần nhưng họ vẫn có bình thường như không có chuyện gì. Trong khi đó có những người lại cảm thấy khủng hoảng, sợ hãi khi nhìn thấy xe cộ.
Triệu chứng điển hình của sang chấn tâm lý sau tai nạn bao gồm
- Cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy những sự vật, sự việc có liên quan. Ví dụ tai nạn xe khách thì sợ xe khách, bị tai nạn công trình thì sự giàn giáo, bị chảy nổ thì sợ lửa
- Cảm thấy hoảng hốt, giật mình nếu thấy các hình ảnh liên quan đến sự kiện quá khứ
- Nhạy cảm khi nhắc lại các sự kiện trong quá khứ
- Cố gắng tránh xa những nơi diễn ra sang chấn hoặc có các dấu hiệu sang chấn
- Với những người bị tai nạn xe có thể không dám đi xe hay người bị tan nạn cháy nổ sẽ không dám nấu cơm
- Thường xuyên gặp những ác mộng, giấc mơ về sự kiện gây chấn thương và cảm thấy sợ hãi, không dám ngủ
- Nếu các tai nạn có người thương vong có thể thường trong trạng thái hoảng sợ cực độ
Tùy nguyên nhân và dạng tai nạn xảy ra là mức độ các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên những sang chấn tâm lý sau tai nạn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh khiến họ có thể không dám đi làm, không dám giao tiếp với ai.
Những yếu tố sẽ làm các chấn thương tâm lý sau tai nạn trầm trọng hơn như
- Tai nạn với tỷ lệ thương vong cao, người bệnh là một trong số ít người sống sót
- Trong tai nạn có người thân, bạn bè đều mất
- Có các chấn thương nặng trên cơ thể
- Cuộc sống khó khăn, không được bồi thường, không có đủ chi phí chi trả
- Các chấn thương thực thể sau tai nạn không thể điều trị được, người bệnh buộc phải mất đi một cơ quan hay một chức năng nào đó
- Tai nạn kinh hoàng mới mức độ trầm trọng cao
Làm thế nào để vượt qua sang chấn tâm lý sau tai nạn
Thực tế sau khi vượt qua một tai nạn nào đó, dù là nhỏ nhất nhưng ai cũng phải có thời gian bị sốc, cảm thấy hoảng sợ. Ít thì vài ba phút, lâu hơn thì có thể kéo dài vài tháng, vài năm hay thậm chí là cả đời. Quan trọng là cách xử lý sau chấn thương thế nào, hướng suy nghĩ của bệnh nhân đi theo hướng tiêu cực hay tích cực.
Nếu thực sự cảm thấy bản thân rơi vào trạng thái khủng hoảng, không thể vượt qua được, người bệnh nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được hỗ trợ. Dựa theo từng tình trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp để nhanh chóng cải thiện bệnh, giúp bệnh nhân quay trở lại với cuộc sống vui vẻ thường ngày.
Hầu hết với sang chấn tâm lý bệnh nhân không cần điều trị bằng thuốc mà chú trọng việc điều trị tâm lý hơn. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ nhiều ngày khiến tinh thần luôn trong trạng thái kém minh mẫn thì bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc phù hợp.
1. Điều trị tâm lý
Sang chấn diễn ra khi chỉnh bản thân người bệnh không tự vượt qua được những khúc mắc trong lòng, bị bóng đen của quá khứ vây quanh, vì vậy tốt hơn bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để xoa dịu đứa trẻ trong lòng. Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh dần trở lại nhịp sống bình thường, dần tìm thấy những niềm vui trong cuộc sống.
Thông qua các buổi trị liệu bác sĩ sẽ giải thích rõ hơn cho bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, hướng dẫn cách để buông bỏ quá khứ, các để vượt qua đau thương hay làm thế nào để giải tỏa những nỗi buồn. Từ đó người bệnh có thể tự xoa dịu, lấp đầy trái tim đang tổn thương, có những suy nghĩ hướng đến những điều tươi đẹp hơn.
Người bệnh cần thực sự tin tưởng và mở lòng ra với bác sĩ để việc điều trị được thuận lợi và đạt kết quả tốt đẹp nhất. Bệnh nhân sau sang chấn cần được tiếp nhận trị liệu càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy lâu dài lên sức khỏe và tinh thần.
2. Đối mặt nỗi ám ảnh
Không phải ai bị sang chấn cũng trong trạng thái hoang mang sợ hãi suốt cả ngày mà thường chỉ khi họ gặp các hình ảnh liên tưởng mới xuất hiện các triệu chứng. Do đó bệnh nhân thường có xu hướng cố gắng né tránh những hình ảnh, sự vật có thể liên tưởng đến sự kiện đó.
Tuy vậy không phải lúc nào bạn cũng có thể né tránh. Chẳng hạn như nếu bị tai nạn xe, bạn sợ phải nhìn thấy xe nhưng làm sao có thể né tránh cả đời khi mà ngoài đường lúc nào cũng có xe cộ đông đúc? Chính vì thế cách đơn giản nhất để loại bỏ những nỗi sợ chính là phải trực tiếp đối diện với nó.
Bạn hãy bắt đầu việc đối diện từ mức độ thấp nhất, chẳng hạn như bắt đầu nhìn hình ảnh, xem video sau đó mới tiếp xúc ngoài đời thực, nhìn từ xa tới gần. Nếu trong thời gian thực hành bạn cảm thấy chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh thì hãy nhanh chóng dừng lại, hít thở sâu và nghỉ ngơi và để hôm sau tập tiếp.
Nếu bạn vẫn cảm thấy sợ hãi và không dám dối diện với sự thật thì hãy nhờ cậy một người thân, người bạn hoặc chính các chuyên gia tâm lý đi cùng hỗ trợ. Khi có một người đáng tin cậy ở bên chắc chắn bạn cũng sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn rất nhiều.
3. Hãy để bản thân được nghỉ ngơi
Nhiều người thường chọn cách quên đi tổn thương bằng cách vùi đầu vào làm việc để bản thân trở nên bận rộn. Tuy nhiên điều này chỉ làm khỏa lấp phần nào trái tim trống rỗng của bạn chứ không thể nào có thể giúp bạn trở về với cuộc sống cân bằng vì chỉ một yếu tố nhỏ liên quan cũng có thể làm bùng phát các triệu chứng trở lại sau đó.
Tốt nhất bạn nên để cơ thể và trí óc có thời gian được hồi phục. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh những công việc có thể làm bạn suy nghĩ nhiều, lo lắng hay căng thẳng. Hãy tập trung vào việc trị liệu. Khi tinh thần khỏe mạnh thì cơ thể tự khắc cũng tràn đầy năng lượng theo mà thôi.
Trong thời gian nghỉ ngơi bạn cũng nên tránh ở một mình mà nên ở cùng với gia đình hay những người bạn thân thiết để có người cùng sẻ chia tâm sự mỗi ngày. Đồng thời họ cũng chính là người hỗ trợ giúp đỡ bạn ổn định tâm trạng nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường.
4. Thư giãn tinh thần
Hãy để tinh thần được thư giãn thả lỏng bằng cách nghe nhạc, tập thể dục thể thao, đọc sách, ngồi thiền hay tập luyện yoga. Chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần mỗi ngày sẽ giúp người bệnh dần tiến đến trạng thái ổn định hơn, hạn chế khỏi những tác động xấu có liên quan đến yếu tố chấn thương tâm lý.
Các bác sĩ và chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh tự phục hồi thông qua thiền hay yoga. Đây là những bộ môn cực kỳ tốt trong việc thanh lọc tâm hồn, rèn luyện tự tập trung, xoa dịu tổn thương, tăng cường sức khoẻ đồng thời giúp người bệnh có thể cảm thấy bình tĩnh hơn trước mọi tình huống.
Bạn nên tìm đến các chuyên gia để được hỗ trợ luyện tập chính xác nhất. Khi gặp các sự kiện có liên quan đến tai nạn, hãy vận dụng hiện và hơi thở, hít thật sâu, từ đó bạn sẽ cảm thấy ổn hơn rất nhiều để sẵn sàng đương đầu với thực tại.
5. Vượt qua sang chấn tâm lý sau tai nạn – Chuyển đến một vùng đất mới
Tất nhiên không phải sự kiện nào cũng có thể chữa lành một cách đơn giản. Với các sự kiện sang chấn có tính chất thương vong cao, có nhiều người chết hay có liên quan đến cả những người thân trong gia đình, bạn nên xem xét đi đến một vùng đất mới một thời gian. Ở những nơi có quá nhiều kỷ niệm thương đau sẽ làm bạn không thể nào vượt qua khỏi những nỗi mất mát quá lớn.
Khi bạn đã dần cảm thấy ổn hơn, nỗi đau nguôi ngoai dần thì mới nên quay trở về. Tất nhiên các triệu chứng chấn thương tâm lý vẫn diễn ra âm ỉ nhưng khi không tiếp xúc với các sự kiện gợi nhớ tổn thương thì các tổn thương cũng dần được chữa lành. Khi người bệnh đã trưởng thành hơn, biết cách kiểm soát tâm lý tốt thì các dấu hiệu cũng không còn quá rõ ràng.
6. Tìm kiếm những trải nghiệm mới
Mặc dù không thay đổi được quá khứ nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi tương lai của chính bản thân mình. Thay vì cứ mãi sống trong đau thương thì bạn hãy thử đứng lên thay đổi một cuộc sống mới. Cách để loại bỏ đau thương chính là hấp thụ những điều tích cực lạc quan, tin vào tương lai tươi sáng hơn.
Hãy cho phép bản thân tận hưởng những trải nghiệm mới, những thử thách mới chẳng hạn như thay đổi công việc hiện tại, đổi nơi ở, đi du lịch đến những vùng đất mới. Những niềm vui thích, đam mê trong quá trình trải nghiệm những điều mới lá dần dần sẽ xóa mờ đi những đau thương còn sót lại trong tâm trí bạn.
Sau cơn mưa trời lại sáng, không có nỗi đau nào có thể tồn tại mãi mãi, quan trọng là biến mất sớm hay muộn. Thực thế để nói chính xác đâu là cách vượt qua sang chấn tâm lý sau tai nạn bởi mỗi cá thể đều có những trải nghiệm riêng, những nỗi đau riêng. Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp xoa dịu đứa trẻ bị tổn thương trong lòng bạn phần nào để hướng đến những tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Các hội chứng tâm lý thường gặp tuổi dậy thì cần cảnh giác
- Cách vượt qua sang chấn tâm lý bạn nên biết
- Các phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn thích ứng
- Sang chấn tâm lý sau phá thai: Biểu hiện và cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!