12 cách vượt qua sang chấn tâm lý đơn giản, hiệu quả

Có nhiều cách giúp bạn sớm vượt qua sang chấn tâm lý, chữa lành vết thương trong tâm hồn như nghỉ ngơi, thư giãn, trị liệu tâm lý… Để thoát khỏi những ám ảnh, chấn thương tâm lý từ những sự kiện kinh hoàng diễn ra trong quá khứ khiến người bệnh không thể thoát ra khỏi và phải sống trong nỗi u buồn, sợ hãi. Điều này không chỉ giúp phục hồi đời sống tinh thần mà còn khiến sức khỏe bệnh nhân trở nên tốt hơn.

Cách vượt qua sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý gây ra các vấn để về cả tinh thần và sức khỏe nên cần có những biện pháp vượt qua nó nhanh chóng

Thật khó để có thể nói chính xác mức độ sự kiện như thế nào có thể gây ra sang chấn tâm lý. Bởi mức độ tinh thần, khả năng chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn với người A sự kiện này không là vấn đề gì vì họ có tính cách mạnh mẽ, độc lập nhưng với người B vốn được nuông chiều từ bé thì đó lại có thể gây sang chấn tâm lý.

Không có bất cứ nghiên cứu nào có thể lý giải được sự khác biệt của mỗi người trong cách đón nhận với các sự kiện đột ngột. Tuy nhiên dù là bất cứ ai cũng đều có thể là đối tượng bị sang chấn. Bệnh nhân sau sang chấn có thể biến đổi hoàn toàn về tính cách, hành vi hay suy nghĩ của bản thân, có thể theo chiều hướng tốt hoặc xấu hơn tùy theo cách mà họ xử lý khủng hoảng.

Vậy làm cách nào để có thể vượt qua sang chấn tâm lý một cách hiệu quả? Cùng tham khảo 12 cách dưới đây.

12 cách vượt qua sang chấn tâm lý hiệu quả

1. Hiểu rõ về tình trạng bệnh

Có thể thấy rõ sang chấn gây ra rất nhiều vấn đề tiêu cực cho cả sức khỏe lẫn tinh thần mà đôi khi việc dùng thuốc cũng khó có thể cải thiện hoàn toàn. Việc vượt qua sang chấn cần phụ thuộc vào chính quyết tâm của người bệnh. Bạn cần phải thực sự hiểu, thực sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó mới thực sự quyết tâm trong điều trị.

Bệnh nhân bị sang chấn cứ mãi chìm đắm trong quá khứ mà quên mất đi việc mình còn phải sống trong thực tại và ngày càng xa rời thực tế. Chính vì thế mà đôi khi thật khó khăn để họ có thể nhận thức rằng bản thân mình đang có vấn đề. Do đó cần sự hỗ trợ rất lớn của người thân trong việc thức tỉnh và giúp bệnh nhân nhận ra được những vấn đề bất thường của bản thân.

Hiểu về tình trạng của bản thân còn giúp bệnh nhân kiên trì, chấp nhận và hợp tác với bác sĩ hơn trong điều trị. Điều này cũng rất quan trọng để đẩy nhanh tiến độ điều trị hơn.

2. Trị liệu tâm lý

Đây là phương pháp vượt qua chấn thương tâm lý nói riêng và các bệnh tâm lý tâm thần khác nói chung một cách hiệu quả nhất, người bệnh luôn được khuyến khích chấp nhận trị liệu tâm lý. Mục đích chính của việc này chính là giải thích về bệnh tật, thay đổi suy nghĩ, đối diện với sự thật và chữa lành đứa trẻ trong bạn.

Bởi hiện nay, rất nhiều bệnh nhân khi nhận ra được bản thân mình đang kỳ lạ, muốn cố gắng thoát ra khỏi nhưng không thể. Những bóng đen trong quá khứ cứ kéo họ xuống khiến họ càng trở nên đau khổ, cảm thấy bản thân vô dụng và đau đớn. Điều này thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm và tăng nguy cơ tự tử cao hơn.

Cách vượt qua sang chấn tâm lý
Trị liệu tâm lý là biện pháp được khuyến khích hàng đầu cho bệnh nhân sang chấn tâm lý

Liệu pháp trị liệu tâm lý lúc này phát huy tối đa công dụng của nó. Các bác sĩ không chỉ là người chữa trị mà còn là người bạn đồng hành cùng lắng nghe chia sẻ với bệnh nhân. Thông qua các buổi trị liệu, bạn sẽ học được các biện pháp làm thể nào để giải tỏa căng thẳng, kiểm soát tâm trạng, suy nghĩ lành mạnh và tích cực hơn. Điều này còn giúp ích để ngăn chặn những bệnh tâm lý khác có thể xuất hiện.

3. Đối diện với sự thật

Bạn có thể né tránh với các sự kiện chấn thương ngày 1 ngày 2 chứ không thể nào né tránh cả đời. Chẳng hạn với người bị chấn thường tâm lý sau tai nạn giao thông nên cảm thấy sợ xe cộ, không dám ra ngoài đường. Tất nhiên nếu giữ mãi nỗi sợ này thì bạn chỉ có thể ở trong nhà mà thôi!

Muốn vượt qua những chấn thương tâm lý này, hãy cố gắng tập đối diện với sự thật sẽ giúp bạn dần vượt qua những tổn thương tốt hơn. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ, chẳng hạn như nhìn xe cộ, đường phố từ xa, sau đó dần tiến lại gần hơn. Nếu cảm thấy quá sợ hãi, ngột ngạt, tưởng chừng như không ngủ được, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè cùng đi.

Đối diện và chấp nhận các sự kiện sang chấn là cách vượt qua sang chấn tâm lý tốt nhất mà bạn nên thực hiện.

4. Ngưng đổ lỗi cho bản thân

Dù là nạn nhân hay người gây ra lỗi lầm thì bạn phải hiểu rằng, các sự kiện đó đã diễn ra rồi và bạn không thể thay đổi quá khứ. Thay vì mỗi ngày nằm ở nhà khóc lóc, đổ lỗi cho bản thân thì điều bạn cần làm bây giờ là hướng tới hiện tại. Bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng có thể thay đổi tương lai.

Để vượt qua sang chấn tâm lý này, nếu là người gây ra lỗi lầm bạn cần phải đứng lên và khắc phục nó, còn nếu là nạn nhân thì bạn hãy tin rằng những kẻ xấu xa sẽ phải trả giá theo luật nhân quả. Hãy cố gắng hướng đến những điều lạc quan hơn, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn.

5. Lắng nghe đứa trẻ trong bạn

Những cảm xúc tiêu cực, những trải nghiệm quá khứ có thể đến bất cứ lúc nào, chẳng hạn như khi nhìn thấy những hình ảnh cũ. Tuy nhiên nếu im lặng và dồn nén nó vào bên trong sẽ chẳng hề tốt chút nào, ngược lại còn khiến tâm trạng dần tồi tệ, trái tim cảm thấy nặng nề hơn.

Cách vượt chấn thương tâm lý
Nếu cảm thấy muốn khóc hãy cứ khóc nhưng sau đó cần vực lại tinh thần nhanh chóng

Nếu bạn cảm thấy khóc được thì cứ khóc, hãy khó thật to hoặc nếu không khóc được thì có thể chọn cách viết lách, hoặc các phương pháp lành mạnh hơn, chẳng hạn như chạy bộ. Quan trọng là sau khi cảm xúc tiêu cực này qua đi bạn cần nhanh chóng vực lại tinh thần, loại bỏ muộn phiền để sống một cuộc sống mới. Đó cũng chính là cách giúp bạn vượt qua sang chấn tâm lý.

6. Coi trọng giấc ngủ

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái, minh mẫn và vui vẻ hơn, loại bỏ dần ảnh hưởng của những chấn thương tâm lý. Thay vì thức quá khuya và ngủ nướng vào sáng hôm sau, sao bạn không thử đi ngủ sớm hơn và dậy sớm vào ngày hôm sau để hít thở không khí trong lành của đất trời, hấp thụ những nguồn năng lượng mới cho cả ngày?

Nếu đang trong tinh trạng khó ngủ, bạn có thể thử uống các loại trà thảo dược (trừ trà xanh), xông hơi tinh dầu cho phòng, tắm với nước ấm.. chắc chắn cũng rất có ích đấy.

7. Tập thể dục thể thao

Các nghiên cứu đã chứng minh, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày thực sự có ích trong việc gia tăng các hormone hạnh phúc và loại bỏ căng thẳng buồn bã, giảm bớt dần sang chấn tâm lý. Khi tập thể dục, các năng tiêu lượng tiêu cực được giải thoát, người bệnh sẽ cảm thấy tâm trí ổn định, đầu óc minh mẫn hơn rất nhiều.

Bạn có thể lựa chọn các bộ môn phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, bơi lội, đạp xe.. Thể dục còn đem đến một giấc ngủ tuyệt vời, tăng cường hệ miễn dịch, giải quyết một số vấn đề của cơ thể do chấn thương tâm lý kéo dài gây ra. Hoặc nếu bị căng thẳng nặng, bạn có thể thử chọn những bộ môn “nặng đô” như đấm bốc chẳng hạn. Sẽ rất thú vị đấy.

8. Học cách kiểm soát căng thẳng và loại bỏ tiêu cực

Khi bạn đang bị sang chấn, cảm thấy buồn bã, nếu không muốn khóc hay không thể làm gì khác được thì sao? Để vượt qua, bạn hãy thử hít thở sâu. Nhẹ nhành hít thở một hơi thật sâu sau đó từ từ thở ra, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn rất nhiều. Khi lấy lại bình tĩnh thì cách giải quyết mọi vấn đề cũng đơn giản và tích cực hơn.

Cách vượt qua sang chấn tâm lý hiệu quả
Yoga là bộ môn giúp loại bỏ căng thẳng và kiểm soát tinh thần rất tốt

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyến khích áp dụng một số cách vượt qua sang chấn tâm lý, căng thẳng và loại bỏ tiêu cực khác như tập yoga hay thiền. Khi ngồi thiền tĩnh tâm, các yếu tố đất trời, âm dương được cân bằng sẽ giúp thanh lọc tâm trí, loại bỏ những nỗi buồn  và giúp người bệnh cảm thấy ổn hơn rất nhiều.

Luyện tập hít thở, thiền hay yoga còn giúp ích cho sức khỏe sau những chấn thương. Bạn có thể đến học các lớp yoga chuyên nghiệp để được hỗ trợ tập luyện đúng cách.

9. Nghỉ ngơi và thư giãn

Khi bị chấn thương tâm lý, nó sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần, vì thế nếu có điều kiện bạn hãy nghỉ ngơi để đầu óc được thư giãn. Nhiều người lựa chọn việc làm việc liên tục để quên đi nỗi buồn, tuy nhiên thực tế nó chỉ bị che lấp bởi những áp lực công việc chứ không hề mất đi, đợi một thời điểm nào đó nó sẽ quay trở lại. Ngoài ra sự mệt mỏi do một sự kiện nào khác còn gia tăng việc gặp ác mộng khiến tinh thần bệnh nhân sa sút hơn.

Nếu bạn sợ nghỉ ngơi quá nhàm chán thì hãy tranh thủ thời gian này để làm các công việc mình yêu thích, chẳng hạn đi du lịch, nghiên cứu về các món ăn, về với gia đình, phát triển và trải nghiệm những kỹ năng mới của bản thân. Khi tâm trí không bị đè nặng bởi áp lực mà được thay thế bởi niềm vui thì các nỗi buồn cũng dần tan biến.

10. Giao tiếp, gặp gỡ nhiều bạn bè hơn

Một cách khác để vượt qua sang chấn tâm lý là hãy tránh xa những người có suy nghĩ tiêu cực và hướng tới những người bạn luôn vui vẻ tích cực. Nếu cảm thấy buồn hãy tâm sự với những người tích cực để được lan truyền những cảm hứng vui vẻ, hạnh phúc. Khi hai người tiêu cực gặp nhau sẽ khiến các vấn đề trở nên trầm trọng nhưng nếu tiêu cực gặp người tích cực sẽ chỉ tích cực lên hơn mà thôi.

Việc điều trị đơn độc, chịu đựng một mình thường không thực sự tốt với người bị chấn thương tâm lý. Bởi thế mà các bác sĩ tâm lý cũng thường khuyến khích người nhà cùng đi thăm khám và trị liệu cùng.

Nếu có thời gian, hãy cùng bạn bè gia đình tổ chức các cuộc vui chơi, đi du lịch, đi công viên giải trí.. Điều này còn tạo ra sự kết nối giữa các thành viên và giúp người bệnh cảm thấy được tình yêu thương rõ ràng hơn.

11. Hướng tới đời sống lạc quan

Thật khó để diễn tả chính xác làm thế nào để có đời sống lạc quan, vui vẻ, đặc biệt với những người đang có đời sống u buồn như bệnh nhân chấn thương tâm lý. Tuy nhiên việc có một đời sống vui vẻ sẽ khiến hạn chế nguy cơ bệnh tái phát và đẩy nhanh tốc độ điều trị hơn.

Một cách đơn giản để bạn có thể hướng tới những điều tích cực hơn chính là suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất cứ lựa chọn nào. Mỗi vấn đề sẽ luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, thay vì vội vàng đưa ra lựa chọn thì bạn có thể từ từ phân tích các mặt này và đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

12. Bổ sung dinh dưỡng

Song song với việc chăm sóc đời sống tinh thần bạn cũng đừng nên bỏ qua sức khỏe thể chất. Thời gian sang chấn trước đó khiến người bệnh không muốn ăn uống gì và trở nên suy nhược trầm trọng. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng là cách giải tỏa căng thẳng lo lắng hiệu quả.

Vượt qua chấn thương tâm lý nhờ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị

Người bị sang chấn tâm lý nên tăng cường bổ sung đầy đủ 2,5 lít nước, tăng cường thêm các loại trái cây, rau củ.. Tất cả cũng đều chữa các vitamin giúp tăng cường phản ứng tích cực, giúp người bệnh thêm khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Người bệnh có thể ăn bất cứ món ăn nào mà bản thân mong muốn, khiến mình vui vẻ, tuy nhiên nên hạn chế các món ăn được nêm nếm quá nhiều đường/ muối, các món ăn cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ vì nó không thực sự tốt cho sức khỏe và tâm trạng.

Ngoài ra khi bị chấn thương tâm lý cần tuyệt đối tránh xa bia rượu, thuốc lá hay bất cứ các chất gây nghiện, chất kích thích nào khác. Các thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm kích thích tâm trạng vui vẻ tạm thời nhưng sau đó lại tụt dốc không phanh.

Các biện pháp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quan trọng là bệnh nhân phải tự mình trải nghiệm, có quyết tâm, có cố gắng thì việc điều trị mới có tiến triển. Nếu cứ ôm mãi những điều tiêu cực, không chịu mở lòng, không chịu chia sẻ, không hợp tác với bác sĩ thì bao nhiêu phương pháp cũng không có nghĩa lý gì.

Trên đây là một số cách vượt qua sang chấn tâm lý đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo. Bất cứ ai cũng là đối tượng có thể bị sang chấn tâm lý,  do đó bắt đầu quan tâm chăm sóc đến đời sống sức khỏe, tinh thần từ ngay bây giờ sẽ giúp phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh cho tất cả mọi người.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *