Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được do đâu?
Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được nếu xuất hiện liên tục có thể là dấu hiệu về một số vấn đề bất thường của sức khỏe mà người bệnh cần nhanh chóng cải thiện. Mỗi thời điểm mất ngủ có thể biểu hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau, do đó cần đi thăm khám và điều trị để ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm khác.
Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị thức giấc giữa chừng như không gian xung quanh ồn ào, ngột ngạt hay do bạn buồn đi tiểu. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này xuất hiện quá thường xuyên đồng thời sau khi thức giấc bạn khó ngủ lại được thì không nên chủ qua. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang gặp các vấn đề cần được điều trị nhanh chóng.
Cần biết rằng mỗi thời điểm thức giấc tương đương với một bệnh lý khác nhau, chẳng hạn nếu bị tỉnh giấc trong khoảng từ 1- 3 giờ có thể là vấn đề liên quan đến gan vì đây là thời điểm diễn ra quá trình thải độc gan. Vì vậy bạn nên theo dõi chu trình giấc ngủ của bản thân để có thể trao đổi với bác sĩ khi đi khám bệnh.
1. Trầm cảm
Các thống kê cho thấy, việc thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được đến 50% nguy cơ liên quan đến trầm cảm. Người bị trầm cảm thường có xu hướng ngủ ít, rất khó ngủ thường xuyên tỉnh giấc sớm hơn bình thường. Khi đã bị tỉnh giấc, người bệnh lại bị bủa vây bởi những nỗi buồn, những suy nghĩ tiêu cực nên rất khó quay trở về giấc ngủ.
Thường với trầm cảm, người bệnh thường có xu hướng tỉnh giấc lúc 2- 3 giờ sáng. Tinh thần còn mơ hồ, kem minh mẫn, có thể gặp ác mộng. Và nếu không kiểm soát tốt tâm trạng người bệnh cũng có thể bật khóc ngay lúc này.
2. Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được do độ tuổi
Theo đó tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ khi bước vào thời điểm tiền mãn kinh hay người già. Họ thường ngủ rất muộn nhưng lại thức rất sớm, rất khó ngủ lại mà cứ trằn trọc thao thức mãi trên giường. Bởi thế có thể thấy những người già thường có xu hướng dậy rất sớm, mặc dù cơ thể rất mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể liên quan đến quá trình thay đổi hormone của cơ thể, não bộ hoạt động chậm chạp hoặc do các bệnh lý. Chẳng hạn người già thường bị những cơn đau nhức, tê bì chân tay làm phiền nên thường khó ngủ sâu và hay thức giấc giữa chừng.
Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến họ không ngủ lại được dù cơ thể đang rất mệt mỏi. Họ lo lắng nhiều thứ và thứ thao thức mãi không ngừng. Ngoài ra người già còn khá nhạy cảm với tiếng động nên nếu thức giấc vào tầm 3-4 giờ sáng, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa hay tiếng những người đi chợ sớm qua lại cũng làm họ giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại.
3. Các vấn đề về gan
Vào ban đêm trong khoảng từ 1- 3 giờ là thời điểm gan làm nhiệm vụ thải độc, thanh lọc cơ thể để chuẩn bị cho ngày hôm sau làm việc khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nếu thường xuyên thức giấc vào thời điểm này rất có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng gan đang bị suy yếu, có thể là do gan có quá nhiều độc tố.
Bên cạnh đó theo quan niệm Đông y, trong 1 – 3 là thời điểm kinh lạc (đường khí huyết vận hành) thực hiện sẽ liên kết với gan nhằm đào thải chất độc. Nếu trước đó người này dồn nén quá nhiều tức giận, bực dọc cũng gây ra tình trạng thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được.
Cần biết rằng những người bị mất ngủ, thiết ngủ trước đó cũng là nguyên nhân khiến chức năng gan bị suy giảm. Uống nhiều nước hơn vào ban ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên người bệnh cũng nên sớm đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
4. Các vấn đề về phổi
Tỉnh giấc trong 3- 5 giờ sáng lại là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề bất thường tại phổi. Trong thời điểm này phổi cũng đang hoạt động để loại bỏ độc tố đồng thời nạp oxy để đưa đến các cơ quan trong cơ thể . Tuy nhiên những tổn thương suy yếu tại đây lại khiến hệ hô hấp bị cản trở, người bệnh có thể các các triệu chứng như hắt xì, ho, khó thở.
Các vấn đề liên quan đến phổi cũng khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực khó thở, phải đứng dậy đi lại để lấy không khí. Đặc biệt tình trạng nghẹt mũi thường trầm trọng hơn khi nằm khiến người bệnh khó ngủ lại hoặc ngủ trong trạng thái mơ màng, có thể tỉnh lại bất cứ lúc nào.
5. Các vấn đề về hệ tiêu hóa
Thức giấc giữa chừng kèm theo cảm giác ợ hơi, ợ nóng, đắng miệng là dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn đang mắc các vấn đề về dạ dày như trào ngược dịch mật hay trào ngược thực quản. Nguyên nhân có thể do lối ăn uống kém khoa học trước đó, người bệnh ăn quá khuya khiến thức ăn tiêu hóa chậm chạp, các acid dịch vị tiết ra nhiều hơn gây kích thích thực quản.
Bên cạnh đó trong khoảng 23h – 1h sáng thời thời điểm hoạt động của túi mật nên nếu thức giấc trong thời điểm này còn liên quan đến sự bất thường của túi mật, mật trào ngược lên cùng acid dịch vị khiến người bệnh rất khó chịu.
Khi thức giấc do các vấn đề liên quan đến dạ dày, người bệnh thường cảm thấy rất nóng bụng, bụng nôn nao khó chịu nên khó ngủ lại.
6. Vấn đề về tuyến giáp
Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Đây cũng là cơ quan đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể nên người bệnh không nên chủ quan.
Chẳng hạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường, điều này làm tăng tiết tuyến thượng thận khiến người bệnh mất ngủ sau khi tỉnh giấc. Trong khi đó việc tuyến giáp hoạt động chậm chạp, người bệnh lại gặp vấn đề về hít thở, gây ngừng thở đột ngột.
7. Căng thẳng áp lực quá mức
Khi bị căng thẳng người bệnh rất khó ngủ sâu, những nỗi lo cũng thường đi vào giấc ngủ khiến họ bị gặp ác mộng và tỉnh giấc. Tất nhiên sau đó những cảm giác bồn chồn lắng vẫn tiếp tục khiến bạn không thể ngủ yên và trở nên tỉnh táo hơn hẳn.
8. Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Ở một số người có sự rối loạn Melatinon khiến chu kỳ giấc ngủ bị đảo lộn hoàn toàn. Chẳng hạn thay vì đi ngủ lúc 11 giờ đêm và thức dậy lúc 7h sáng thì họ lại đi ngủ từ 8h tối và dậy lúc 3h sáng. Thời điểm 3h sáng họ cực kỳ tỉnh táo và không thể ngủ được. Đây được coi là hiện tượng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học.
Tình trạng này thường có liên quan đến sự bất thường của tuyến tùng, tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều khiến bộ não sai lệch trong nhận thức chu kỳ thức – ngủ giữa ban ngày và ban đêm.
9. Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được do đói
Nghe thì có vẻ lại nhưng đói cũng là nguyên nhân khiến nhiều người không thể quay trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc. Tất nhiên nếu nó kéo dài còn có thể liên quan đồng thời với các tác nhân phía trên. Chẳng hạn sau khi tỉnh giấc do quá trình thải độc gan chậm chạp kết hợp với tình trạng đói khiến bụng cồn cào làm người bệnh không ngủ được.
Hoặc do người bệnh ăn uống không đảm bảo, thường xuyên nhịn ăn. Rất nhiều người thường nhịn ăn bằng cách nhịn ăn tối, chỉ ăn một bữa trong ngày hay sử dụng các quy luật ăn giãn cách. Điều này khiến gần sáng thức ăn đã tiêu hóa hết, người bệnh cực kỳ đói nên thường tỉnh giấc giữa chừng. Nếu lúc này vẫn không được nạp thức ăn thì bụng vẫn trống và không thể trở về với giấc ngủ.
10. Một số vấn đề khác
Một số vấn đề khác của sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên tỉnh giấc giữa chừng và không ngủ lại được như
- Thiếu máu lên não
- Thiếu vitamin D
- Mỡ bụng dư thừa
- Ảnh hưởng do lạm dụng các thiết bị điện tự quá nhiều
- Lão hóa sớm
Tốt nhất nếu thấy các thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được diễn ra thường xuyên người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra chính xác nhất.
Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được có nguy hiểm không?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sức khỏe vì vậy việc thiếu ngủ vào bất cứ thời điểm nào cũng gây ra các vấn đề bất thường của cơ thể. Chẳng hạn không ngủ được vào 3- 5 giờ sáng khiến phổi không được thải độc, người bệnh có cảm giác khó thở, đau tức ngực, nhanh mệt mỏi vào ngày hôm sau hay ngủ ít trong khoảng 5- 7h sáng lại có liên quan đến chức năng của ruột già.
Mặt khác việc thiếu ngủ còn khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, khả năng tập trung và làm việc yếu kém vào ngày hôm sau. Người bệnh luôn trong trạng thái mơ màng lờ đờ, dễ cáu gắt, khó hoàn thành công việc được giao. Nếu tham gia các hoạt động giao thông trên đường còn có thể bị té ngã hay gây tai nạn do không tập trung được.
Mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài cùng các vấn đề sức khỏe còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý, điển hình như trầm cảm, đặc biệt trên những người đang chịu nhiều áp lực và căng thẳng.
Mỗi vấn đề đều tiềm ẩn những dấu hiệu nguy hiểm riêng biệt, cần phải được thăm khám kỹ càng mới có thể xác định chính xác. Vì vậy người bệnh đặc biệt không nên chủ quan với các triệu chứng này mà cần có hướng cải thiện bệnh càng sớm càng tốt.
Làm thế nào khi bị thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được
Do chưa thể xác định chính xác liệu nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc do đâu nên tạm thời trong bài viết sau sẽ hướng dẫn một số phương pháp đơn giản giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bạn không nên làm gì?
Những hành động xấu sau khi tỉnh giấc cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn không thể ngủ được. Do đó bạn cần tuyệt đối không nên làm những điều sau đây
- Lướt điện thoại: Hầu hết thức giấc và lướt điện thoại lá thói quen của bất cứ người trẻ nào hiện nay, tuy nhiên việc cầm điện thoại lúc này sẽ càng làm bạn tỉnh táo hơn và không thể trở lại giấc ngủ.
- Uống nước đá: Khi vô tình tỉnh giấc bạn thường có cảm giác cực kỳ khát nước, khô rát họng và thường mở tủ lạnh để uống ngay một cốc nước lớn. Việc uống nhiều nước lúc này sẽ vưa làm bạn muốn đi vệ sinh nên không ngủ được vừa làm kích thích sự tỉnh táo hơn
- Mở đèn sáng hay kéo rèm: Ánh sáng sẽ làm não bộ nhầm lẫn giữa thời gian ban đêm và ban ngày khiến lượng melatonin bị giảm sút, vì vậy không còn cảm giác buồn ngủ
- Xem đồng hồ: Xác nhận thời gian khi vô tình tỉnh giấc khiến não bộ bạn có những suy nghĩ, lo lắng về thời gian và áp lực hơn. Điều này cũng cảm trở việc bạn tìm lại giấc ngủ đang dở dang.
Vậy bạn nên làm gì?
Khi các triệu chứng thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được đã diễn ra thường xuyên thì bạn nên định hình được để có hướng kiểm soát chúng tốt hơn. Theo đó bạn có thể thực hiện các giải pháp sau
- Không làm gì cả: điều này đúng nghĩa là không làm gì cả, thay vì lướt điện thoại, xem đồng hồ và suy nghĩ linh tinh hay đi lại trong phòng bạn nên nằm yên tại chỗ để tâm trí thả lỏng, thư giãn từ đó giấc ngủ cũng nhanh chóng quay trở lại.
- Đặt báo thức từ hôm trước: Để tránh việc xem đồng hồ vì sợ muộn giờ, hãy cứ đặt trước báo thức. Vì vậy nếu có vô tình tỉnh giấc mà thấy trời còn tối bạn vẫn có thể yên tâm ngủ tiếp vì biết rằng chắc chắn báo thức chưa hoạt động
- Uống một ít nước ấm: Nếu cảm thấy cực kỳ khát nước và bắt buộc phải đứng dậy uống nước, hãy lựa chọn nước ấm. Nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ quan, thả lỏng cơ thể và chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bạn cũng nên chuẩn bị một bình giữ nhiệt có nước nóng từ tối hôm trước để tránh việc thức dậy đun nước sẽ làm qua cơn buồn ngủ.
- Thực hiện mọi việc một cách nhanh chóng: Não bộ cũng cần khoảng vài phút mới tỉnh táo, vì vậy bạn cần thực hiện mọi công việc như uống nước, đi vệ sinh hay kéo rèm thật nhanh chóng trước khi đầu óc thoát khỏi cơn buồn ngủ.
Tất nhiên các biện pháp trên đây chỉ mang tính chất hỗ trợ, người bệnh cần điều trị triệt để các bệnh lý liên quan để loại bỏ tình trạng này dứt điểm. Điều trị càng sớm sẽ càng giúp tăng cường sức khỏe tuyệt vời hơn, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khác.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách cải thiện tạm thời tình trạng thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm
- Vì sao mất ngủ, thiếu ngủ lại gây tăng cân?
- Bị mất ngủ sau tai biến và giải pháp khắc phục an toàn
- Bị mất ngủ do uống trà, cafe và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!