Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9: Hậu quả và biện pháp giải toả
Cận kề kỳ thi tuyển sinh THPT, các em học sinh lớp 9 phải đối mặt với áp lực thi cử vô cùng lớn. Chuỗi ngày chỉ có học, học và học khiến cho tinh thần và thể chất của các em bị bào mòn, suy kiệt. Trong những năm gần đây, công tác tư vấn tâm lý được đẩy mạnh, giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh ở giai đoạn khó khăn này.
Thực trạng áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Trong quãng đời học sinh, không ít lần các em phải đối mặt với áp lực, căng thẳng – nhất là khi bước vào những kỳ thi quan trọng. Tuyển sinh lớp 10 là kỳ thi lớn đầu tiên mà các em học sinh phải đối mặt. Kết quả của kỳ thi này sẽ quyết định cơ hội học tập cho 3 năm THPT.
Số lượng trường công không nhiều nên các em phải trải qua kỳ thi THPT để giành cơ hội học tập tại ngôi trường mơ ước, phù hợp với học lực. Ngay từ giữa học kỳ I, áp lực đã đè nặng lên đôi vai của các em với lịch học dày đặc, bắt đầu từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt.
Có nhiều em phải chạy “show” từ trung tâm này đến trung tâm khác, phải tranh thủ ăn uống, di chuyển vội vàng để kịp giờ vào lớp. Những hình ảnh này đã không còn xa lạ với các em học sinh lớp 9, nhất là khi chỉ còn vài tháng là đến kỳ thi tuyển sinh THPT vô cùng cam go.
Mặc dù không có con số chính thức về số lượng học sinh lớp 9 phải đối mặt với áp lực thi cử, nhưng có thể dễ dàng thấy rằng hầu hết các em đều phải gánh chịu một áp lực nhất định. 24 giờ của các em đều chỉ học, học và học. Thậm chí nhiều em phải “chiếm dụng” giấc ngủ và rút ngắn thời gian ăn uống để có thể hoàn thành tất cả bài tập.
Các em có thể không chia sẻ áp lực với bố mẹ hay thầy cô nhưng ẩn sâu bên trong là gánh nặng vô hình to lớn. Những câu nói của bố mẹ, thầy cô về viễn cảnh không thi đậu cấp 3 khiến cho nỗi ám ảnh và áp lực không ngừng lớn lên. Các em phải gồng gánh áp lực này trong suốt một thời gian dài, sau đó bước vào kỳ thi với tâm lý lo âu, căng thẳng và thấp thỏm không yên trong thời gian chờ kết quả.
Đây là thực trạng chung của các em học sinh lớp 9 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh. Theo thống kê, các em học sinh ở thành thị có xu hướng căng thẳng, áp lực hơn do tỷ lệ chọi cao. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều trung tâm luyện thi khiến các em phải “vùi mình” hàng giờ trong những lớp ôn thi, luyện thi chật kín người.
Vì sao học sinh lớp 9 phải chịu áp lực lớn trong thi cử?
Công bằng mà nói, áp lực là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Phải có áp lực mới có động lực để vượt qua chính mình và học tập có kỷ luật hơn. Nhưng áp lực quá lớn lại chính là “gánh nặng” gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vậy áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 bắt đầu nguồn đâu? Hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp các bậc phụ huynh và thầy cô nắm được tâm lý, thấu hiểu suy nghĩ, tâm tư của các em:
Sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô
Có thể nói, áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 phần nhiều là đến từ sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình. Ai cũng vậy, đều muốn con cái và học trò đạt điểm số cao, đậu vào trường chuyên, trường điểm trong khu vực. Chẳng ai có thể vui vẻ khi con thi rớt, chật vật để tìm ngôi trường THPT phù hợp với điểm số.
Thầy cô liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10, lấy độ khó của kỳ thi, tỷ lệ chọi… để tạo áp lực giúp các em có động lực và nghiêm túc hơn trong học tập. Bên cạnh đó, bố mẹ liên tục đốc thúc, quản lý sát sao việc học, tránh tình trạng các em chểnh mảng khiến kết quả học tập giảm sút.
Những câu nói như “Thi rớt cấp 3 là hết, không có bất cứ cơ hội nào cả”, “Thi đại học rớt còn có thể học nghề, học cao đẳng nhưng đã rớt cấp 3 thì không làm được gì cả”… dường như đã rất quen thuộc với các em học sinh lớp 9. Những câu nói này càng khiến các em thêm nặng nề, áp lực học tập và thi cử cứ thế lớn dần theo thời gian.
Tự tạo áp lực cho chính mình
Nhiều em học sinh không bị gia đình áp đặt, kỳ vọng quá mức nhưng vẫn tự tạo áp lực cho chính mình. Với cương vị là một học sinh khá – giỏi, đạt nhiều giải thưởng và thành tích, các em luôn hy vọng bản thân có thể đậu vào trường THPT top đầu để có nhiều cơ hội trong học tập.
Học tập là một hành trình dài với mục đích cuối cùng là trang bị, trau dồi kiến thức và kỹ năng. Đạt kết quả cao trong những kỳ thi quan trọng là bằng chứng rõ ràng nhất cho 9 năm đèn sách. Vì vậy, bản thân các em cũng có thể tự đặt mục tiêu và tạo áp lực với mong muốn hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10 một cách xuất sắc.
Viễn cảnh tồi tệ nếu thi rớt
Thực tế, rất nhiều em học sinh lớp 9 bị áp lực chỉ vì viễn cảnh tồi tệ nếu thi rớt. Kết quả tuyển sinh THPT thấp đồng nghĩa với việc các em sẽ không có cơ hội học tại các trường công lập mà chỉ có thể theo học các trường dân lập. Tuy nhiên, trường dân lập thường có học phí cao, yêu cầu phải học nội trú, vị trí xa… nên không phải gia đình nào cũng có thể đáp ứng.
Nếu như đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, dù không đậu đại học, các em vẫn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Trong khi đó, các em học sinh lớp 9 sẽ có rất ít cơ hội nếu thi rớt kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
Viễn cảnh tồi tệ này khiến không ít em học sinh tự tạo áp lực, miệt mài học tập từ trường cho đến khi về nhà và tiếp tục “vùi mình” trong các trung tâm luyện thi. Các em dường như không hề ngơi nghỉ một phút giây nào, vì như thể một giây phút dừng lại sẽ khiến cho cơ hội bị thu hẹp.
Sợ bị chê cười
Kết quả học tập, thi cử vẫn luôn là vấn đề mà các em học sinh đặt lên bàn cân so sánh. Nếu kết quả thấp, không chỉ phải đối mặt với sự thất vọng của thầy cô và cha mẹ, các em còn bị bạn bè chê cười. Không ít em học sinh trở nên tự ti, thu mình vì thi rớt, phải học trường dân lập.
Phải nói rằng, áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 là vô cùng lớn. Khoảng thời gian này đối với nhiều em thật sự là ác mộng khi áp lực bủa vây từ nhiều phía. Ngoài kỳ vọng của thầy cô và gia đình, bản thân các em cũng có những nỗi sợ nếu kết quả kỳ thi không được như mong muốn.
Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 và những hậu quả khôn lường
Khi cận kề mùa thi, điểm số lại trở thành nỗi ám ảnh với các em học sinh. Không khó để nhìn thấy hình ảnh các em ôm đề cương, ngồi giải đề sau giờ học, ăn uống vội vàng để nhanh nhanh chóng chóng đến các trung tâm luyện thi.
Áp lực là một phần tất yếu trong cuộc sống cũng như học tập, nhưng áp lực cần được điều chỉnh ở mức độ vừa phải. Nếu liên tục bị áp lực “bủa vây”, từ thầy cô cho đến gia đình, tâm lý ganh đua điểm số của bạn học… các em học sinh sẽ không tránh khỏi stress và căng thẳng cực độ.
Học sinh lớp 9 đang trong lứa tuổi hoàn thiện nên chưa có kỹ năng kiểm soát stress, cũng chưa biết cách tỏ bày và chia sẻ áp lực với bố mẹ. Hơn nữa, sự nhạy cảm trong độ tuổi “ẩm ương” cũng khiến cho các em ngày càng áp lực và trở nên tiêu cực.
Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút. Căng thẳng trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng hormone cortisol gây ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt… Ngoài ra, một số em còn bị giật mình khi ngủ, khó ngủ, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt.
Càng áp lực, nồng độ cortisol càng gia tăng và những triệu chứng trên lại càng trở nên nghiêm trọng. Khi thể chất suy kiệt, các em sẽ khó có thể học tập hiệu quả. Kết quả vì thế bị giảm sút, các em thiếu tập trung trong quá trình học tập, tinh thần bất ổn, dễ gắt gỏng, nóng nảy và đôi khi có thể phát triển chứng trầm cảm tuổi học đường.
Những năm gần đây đã xảy ra không ít câu chuyện đau lòng. Nhiều em học sinh tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi áp lực thi cử, trốn chạy khỏi sự kỳ vọng to lớn của gia đình và nhà trường. Các em lựa chọn “biến mất” theo cách này để giải tỏa áp lực và tìm cho mình sự bình yên.
Các biện pháp giải tỏa áp lực thi cử cho học sinh lớp 9
Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 là điều khó tránh khỏi – nhất là ở những khu vực có tỷ lệ chọi cao, số lượng trường công thấp. Dẫu biết áp lực là một cách để rèn giũa cho các em khả năng chịu đựng, hình thành động lực và kỷ luật nhưng ở độ tuổi này, các em chỉ có thể chịu được một áp lực nhất định.
Gia đình, nhà trường cần phải có những can thiệp kịp thời để giải tỏa áp lực, tạo cho các em tinh thần thoải mái trước kỳ thi. Nếu các em đang phải đối mặt với áp lực thi cử, nhà trường và gia đình nên có những các biện pháp sau:
Cân đối thời gian học tập – nghỉ ngơi
“Chạy show”, “luyện thi”, “giải đề”… là những cụm từ quen thuộc với các em học sinh lớp 9 đang cận kề kỳ thi tuyển sinh THPT. Biết rằng việc ôn luyện là tốt cho các em, giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách rõ ràng và không bỡ ngỡ khi làm bài. Tuy nhiên, học quá mức, học không có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi sẽ khiến các em bị quá tải.
Để tránh tình trạng này, thầy cô nên bắt đầu hệ thống kiến thức và yêu cầu các em lưu ý những nội dung quan trọng ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp giảm tải kiến thức trong giai đoạn cận kề kỳ thi và giúp các em học sinh nắm chắc những nội dung quan trọng.
Phụ huynh nên đốc thúc con học ngay từ đầu năm lớp 9 để tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Ngoài thời gian học tập trên trường, có thể cho các em học thêm tại các lớp luyện thi để củng cố, hệ thống kiến thức. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo các em có thời gian ngủ ít nhất 8 tiếng và ăn uống điều độ, cân bằng.
Khi cân đối thời gian học tập – nghỉ ngơi, các em sẽ không bị quá tải, ghi nhớ tốt kiến thức và có một tâm lý thoải mái trước khi bước vào kỳ thi quan trọng. Như vậy, các em có thể làm bài một cách tốt nhất và vượt qua “cửa ải” một cách khá nhẹ nhàng, không bị áp lực, căng thẳng.
Tránh tạo áp lực quá mức
Những câu nói của thầy cô, phụ huynh có thể vô tình khiến các em bị áp lực. Không ít học sinh cảm thấy ngột ngạt, quá sức chịu đựng khi bị gánh nặng vô hình bủa vây. Các em tự nhủ không thể khiến mọi người phải thất vọng, không để cho công sức của bố mẹ và thầy cô trong 9 năm vừa qua trở thành công cốc.
Tuy nhiên, áp lực đôi khi không giúp các em tạo ra động lực mà thay vào đó là nỗi sợ, sự lo lắng và căng thẳng. Ở trạng thái tinh thần bị ức chế, các em sẽ khó có thể học tập một cách thuận lợi. Học tập trong trạng thái lúc nào cũng lo âu, căng thẳng dễ dẫn đến học trước quên sau, không thể tiếp thu kiến thức mới, thiếu linh hoạt và tư duy kém.
Bố mẹ, thầy cô vẫn nên khuyên nhủ, đốc thúc con trẻ học tập chăm chỉ. Tuy nhiên, không nên có những câu nói tạo áp lực hay khiến các em phải suy nghĩ quá nhiều. Ngược lại, cần động viên con cố gắng và chăm chỉ để đạt điểm số cao, từ đó có cơ hội học tập tại ngôi trường mà mình mơ ước.
Luôn lắng nghe và chia sẻ
Ngoài kỳ vọng từ cô thầy và bố mẹ, các em học sinh cũng phải chịu áp lực nhất định từ tâm lý ganh đua điểm số. Bản thân các em cũng có những kỳ vọng nhất định cho kỳ thi nên tâm lý áp lực, lo lắng là không thể tránh khỏi.
Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, bố mẹ nên dành thời gian chia sẻ, lắng nghe con giãi bày, chia sẻ những nỗi lo lắng và áp lực đang phải đối mặt. Khi được kết nối với bố mẹ, các em sẽ được củng cố về mặt tinh thần. Cảm thấy an toàn, không chới với trước kỳ thi đầy cam go và thử thách phía trước.
Ở độ tuổi ẩm ương, tâm lý của các em rất nhạy cảm nên không tránh khỏi những lúc quá căng thẳng, áp lực và bi quan. Là người đồng hành, phụ huynh và thầy cô cần có mặt đúng lúc để chia sẻ, lắng nghe. Nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời, các em có thể vững vàng trên hành trình chinh phục tri thức, mở ra cánh cửa để tương lai thêm rộng mở.
Xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tập khoa học, phù hợp
Một trong những thực trạng phổ biến đó là nhiều em trượt nguyện vọng trong nỗi tiếc nuối. Có thể là thiếu 1 chút điểm do những sai lầm không đáng có. Hoặc do nhận định sai về tình hình mà lựa chọn nguyện vọng không phù hợp, dưới tầm của bản thân… Những hậu quả này hoàn toàn có thể được lường trước, phòng tránh khi các em và gia đình có một lộ trình học tập rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên không phải phụ huynh và học sinh nào cũng biết các xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả cho con em.
Tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, một chương trình chuyên biệt được thiết kế dành riêng cho các em học sinh “Thiết lập mục tiêu, thổi bùng động lực cho năm học mới” sẽ giúp các em lên được kế hoạch học tập khoa học – hợp lý. Đây chính là “kim chỉ nam” soi đường đưa các em về trúng đích.
Lộ trình 5 tuần sẽ giúp các em:
- Có kỹ năng ứng phó với căng thẳng, stress do học tập cũng như các vấn đề khác trong cuộc sống.
- Khai phá khả năng tiềm ẩn, thế mạnh của bản thân.
- Học tập trong hứng khởi, biến áp lực thành động lực.
- Xây dựng mục tiêu đúng đắn và kế hoạch hành động khoa học.
- Tự tin vào chính mình, sẵn sàng hành động và đạt mọi mục tiêu đề ra.
- …
Và quan trọng hơn nữa, sau khi hoàn thành kỳ thi lên lớp 10, các em sẽ tiếp tục phấn đấu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học. Vì vậy, những kỹ năng học tập, lập kế hoạch hiệu quả mà các em được rèn luyện trong chương trình này sẽ hỗ trợ cho con đường phát triển bản thân lâu dài.
Cha mẹ quan tâm có thể đăng ký cho con tham gia tại đây hoặc liên hệ Hotline: 096 589 8008 để biết thêm thông tin chi tiết.
Hỗ trợ tâm lý học đường cho các em
Đứng trước áp lực to lớn của kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các em học sinh không tránh khỏi lo âu, căng thẳng. Nhiều em rơi vào trạng thái stress dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, kết quả học tập giảm sút dù không ngừng nỗ lực.
Nhà trường nên kết nối với phụ huynh để theo dõi sát sao kết quả học tập, thấu hiểu tâm tư và những vướng mắc mà các em đang gặp phải. Ngoài ra, nên lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức các buổi tham vấn tâm lý học đường nhằm hỗ trợ, nâng đỡ tâm lý cho các em.
Quả thật ở độ tuổi này, các em học sinh sẽ rất khó có thể tự điều chỉnh cảm xúc và rất chật vật để có thể quản lý stress – căng thẳng. Ngoài sự quan tâm của thầy cô và gia đình, các em cần có sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia thấu hiểu tường tận tâm lý của từng em, hỗ trợ các em điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và tìm được sự cân bằng.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam mong muốn có thể đồng hành cùng các em học sinh lớp 9 vượt qua áp lực thi cử và điểm số. Hiện tại, trung tâm đã kết nối với nhiều trường THCS để hỗ trợ tâm lý học đường, kịp thời giúp các em giải tỏa áp lực và cân bằng cảm xúc. Để quá trình học tập không chỉ là những chuỗi ngày “ám ảnh” với học, học và chỉ có học.
Các em sẽ tìm thấy sự cân bằng sau những ngày “chạy show”, miệt mài luyện thi ở các trung tâm sau giờ học ở trường. Đội ngũ chuyên gia sẽ giúp các em biết cách quản lý thời gian, lên kế hoạch cụ thể để vừa học tập hiệu quả vừa có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.
Trong các buổi hỗ trợ tâm lý học đường, đội ngũ chuyên gia cũng sẽ giúp thầy cô và phụ huynh hiểu hơn về tâm lý của các em. Ở độ tuổi “ẩm ương”, các em chưa hẳn là người lớn nhưng cũng đã không còn là trẻ con nên sẽ có những nhu cầu riêng mà đôi khi người lớn không thể thấu hiểu.
Với sự hỗ trợ của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, không chỉ bản thân các em mà thầy cô, phụ huynh đều sẽ được hỗ trợ tâm lý. Thầy cô sẽ được giải tỏa áp lực về điểm số của học sinh, thay vì gây áp lực, cô thầy nên động viên, khuyến khích các em.
Phụ huynh cũng được giải tỏa, không phải canh cánh nỗi lo con thi trượt, kết quả thấp. Khi có tâm lý thoải mái, cha mẹ mới có thể giảm kỳ vọng lên con cái, khuyến khích con học đúng khả năng thay vì đưa ra những mục tiêu xa vời.
Ngày nay, khi những vấn đề tâm lý học đường trở nên phức tạp và khó kiểm soát, nhà trường cần có những biện pháp can thiệp kịp thời. Bên cạnh việc thành lập phòng tham vấn tâm lý, nên tổ chức các buổi tư vấn tâm lý cho các em học sinh lớp 9, lớp 12 để được hỗ trợ tinh thần trước những kỳ thi quan trọng.
Là đơn vị số 1 về hỗ trợ tâm lý học đường, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ đồng hành cùng các em học sinh, phụ huynh và nhà trường gỡ rối vướng mắc, chuẩn bị tinh thần thật tốt trước những kỳ thi quan trọng. Nếu được hỗ trợ kịp thời, chắc chắn các em học sinh lớp 9 có thẻ vượt qua áp lực thi cử để học tập với một tâm thế thoải mái, lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm
- Cảm xúc tiêu cực trong học tập: Ảnh hưởng và cách ứng phó
- Mẹo hay giúp giảm stress trong học tập, thi cử
- Stress học đường: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
- Trang bị 6 cách phòng tránh bạo lực học đường hiệu quả cho trẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!