Bệnh trầm cảm theo Đông y và các bài thuốc chữa trị
Từ ngàn xưa, các thầy thuốc y học cổ truyền đã tìm tòi, nghiên cứu nhiều bài thuốc chữa chứng trầm cảm an toàn, hiệu quả. Với thành phần thảo dược tự nhiên lành tính, phương pháp điều trị bệnh trầm cảm theo Đông y đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng.
Bệnh trầm cảm theo Đông y
Trong từ điển y học cổ truyền, bệnh trầm cảm thuộc phạm trù chứng uất. Chữ “uất” trong Đông y là một khái niệm mang tính vĩ mô và sâu sắc, có thể bao quát toàn bộ tính chất của căn bệnh trầm cảm. Chữ “uất” đề cập đến tình trạng buồn bã, u hoài, hờn ghen, ghê tởm, đố kỵ…
Tóm lại, vì không thể dễ dàng giải quyết nên yếu tố “uất” cứ tích tụ lâu ngày bên trong cơ thể, sau đó hình thành một khối tắc nghẽn theo thời gian, không thể nào hóa giải, thoát ra.
Bạn hãy tưởng tượng, cơ thể chúng ta tương tự một dòng sông. Khi một cái cây lớn ngã chắn chính giữa, dòng chảy bắt đầu thay đổi, từ đó tàn phá cả hạ nguồn lẫn thượng nguồn. Khối tâm tư uất nghẹn, muộn phiền của bệnh nhân trầm cảm cũng như thân cây đổ rạp giữa sông.
Để khôi phục “dòng chảy” hay tái tạo nguồn năng lượng tinh thần cho người bệnh, các lương y đã nghiên cứu nhiều bài thuốc an toàn, công hiệu.
Phương pháp trị bệnh trầm cảm theo Đông y
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, y học cổ truyền có thể kiểm soát bệnh trầm cảm bằng cách không dùng thuốc và dùng thuốc.
- Cách trị trầm cảm không dùng thuốc bao gồm: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao…
- Cách chữa trầm cảm dùng thuốc gồm có nhiều bài thuốc dạng sắc uống hay cao đơn hoàn tán. Lưu ý, trước khi bốc thuốc, người bệnh cần thăm khám cẩn thận tại các cơ sở Đông y uy tín để được chẩn đoán chính xác và biện chứng luận trị kỹ lưỡng.
Cách chữa bệnh trầm cảm theo Đông y không dùng thuốc
- Rèn luyện thể chất và tinh thần
Bệnh nhân có thể củng cố sức khỏe thể chất bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục. Những bộ môn thể thao vừa sức, nhẹ nhàng sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và tăng cường sự dẻo dai của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể tập yoga và thiền định nhằm nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần, đồng thời cải thiện khả năng đối mặt với các tình huống căng thẳng, áp lực trong cuộc sống thường ngày.
- Làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý
Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm do làm việc quá căng thẳng, áp lực nhưng lại không chịu nghỉ ngơi đúng cách. Điều này dẫn đến sức khỏe dần dần suy yếu và cạn kiệt theo thời gian. Do đó, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch nghỉ dưỡng…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Y học cổ truyền quan niệm, thói quen ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Những thực phẩm mà chúng ta bổ sung hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến “dòng chảy” của nguồn năng lượng bên trong cơ thể.
Một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng là biểu hiện của một tinh thần bình an, kiên cường. Nếu không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bản thân, bạn sẽ dễ dàng bị những cảm xúc tiêu cực, chấn thương tâm lý và một số bệnh lý bên ngoài gây tổn thương nghiêm trọng.
Đối với bệnh nhân trầm cảm, ăn uống là vấn đề luôn cần được quan tâm đặc biệt bởi khi mắc phải tình trạng này, nhiều người bệnh chán ăn, không ăn trong khi những người khác lại ăn rất nhiều và liên tục. Do đó, thầy thuốc Đông y sẽ hướng dẫn bạn cách ăn uống sao cho cân bằng, phù hợp, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và duy trì tâm hồn an tịnh.
- Xoa bóp, bấm huyệt
Kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt để điều trị bệnh trầm cảm cần được thực hiện bởi các lương y giàu kinh nghiệm. Mục tiêu chính của phương pháp này là giúp các bệnh nhân xoa dịu căng thẳng, hạn chế đau nhức và tăng cường sinh lực. Thông thường, thầy thuốc sẽ tác động vào huyệt bách hội trên đầu và một số huyệt đạo khác ở lưng, bụng, ngực, chân…
- Châm cứu
Châm cứu là kỹ thuật chữa bệnh trầm cảm theo Đông y an toàn, hiệu quả ở giai đoạn trầm cảm vừa và nhẹ. Phương pháp điều trị này có thể kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Không chỉ dừng lại ở đó, châm cứu còn có công dụng kiện tỳ (giúp ăn ngon, tăng cường hệ tiêu hóa), bổ thận (củng cố sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch) và an thần định chí (an thần, hỗ trợ ngủ ngon). Ngoài ra, kỹ thuật này còn có thể giải tỏa căng thẳng, thay đổi “tình chí (trạng thái tinh thần của bệnh nhân) và giúp bạn thêm tích cực, tươi vui, lạc quan.
Cách chữa bệnh trầm cảm theo Đông y dùng thuốc
Đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình chữa bệnh trầm cảm theo y học cổ truyền. Công tác điều trị sẽ mang đến kết quả khả quan nếu thầy thuốc chẩn đoán bệnh tình chính xác. Những bài thuốc Đông y dưới đây có thể cải thiện triệu chứng trầm cảm vô cùng hiệu nghiệm:
- Bài thuốc 1: ngọc cát cánh, đoạn mẫu lệ, bắc ngũ vị, toan táo nhân, chích viễn chí, tế sa nhân, tử đan sâm, bạch đàn hương và đương quy thân
- Bài thuốc 2: trúc như, xuyên khung, thiên hoa phấn, tri mẫu, mạch môn đông, chi tử, đại giả thạch, lao ngưu tử, cúc hoa, hoàng bá, hoàng cầm, hải phù thạch, mang tiêu, mông thạch và đại hoàng
Hai bài thuốc này giúp an thần, dưỡng tâm, thanh nhiệt, sơ can, định thần, hoạt huyết khử ứ. Bệnh nhân có thể chữa bệnh trầm cảm bằng hai bài thuốc này dưới hình thức sắc uống hoặc hoàn viên.
- Bài thuốc 3 (trị suy nhược tinh thần, lo âu, phiền muộn, tinh thần bất an): Chuẩn bị 5g phục linh, 5g bạch truật, 5g bạch thược, 20g táo nhân, 25g hoàng quy, 25g đương quy, 50g thiên kiêm tử hoặc tục tùy tử. Rửa sạch toàn bộ dược liệu rồi sắc kỹ. Uống 1 thang/ngày, chia thành 2 ngày.
- Bài thuốc 4 (chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ): Chuẩn bị 25g ngũ vị tử, 25g huyền sâm, 25g hạt sen, 50g câu kỳ tử, 50g thục địa, 50g mạch môn, 50g đương quy, 100g táo nhân (có thể thêm 20g địa liền, 20g nhân sâm và 20g viễn chí nếu cảm thấy chóng mặt). Tán nhuyễn tất cả vị thuốc thành dạng bột mịn, trộn đều với mật ong nguyên chất, vo lại thành viên, bảo quản cẩn thận. Uống 1 viên/lần với nước ấm.
- Bài thuốc 5 (trị bệnh trầm cảm giai đoạn đầu): Chuẩn bị 9g táo nhân, 9g câu kỳ tử, 9g bạch chỉ, 20g địa liền, 20g viên chí, 20g cam thảo, 20g phục linh, 20g nhân sâm, 20g bạch truật, 20g đương quy. Sắc kỹ toàn bộ dược liệu. Dùng 1 thang/ngày, chia thành 3 lần (uống sau khi ăn 1 tiếng).
- Bài thuốc 6 (chữa khó thở, suy tim, tim đập nhanh): Chuẩn bị 60g đương quy, 60g thục địa, 60g toan nhâm, 60g ngũ vị tử, 60g thiên đồng môn, 60g mạch môn, 90g hoàng liên, 90g xương bồ, 90g nhân sâm, 90g huyền sâm, 90g phục linh, 90g đan sâm, 90g cát cánh, 90g viễn chí và 90g cam thảo. Tán toàn bộ dược liệu thành bột mịn, trộn đều với mật ong, vo viên và bảo quản cẩn thận. Uống 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 7: Chuẩn bị 10g nhân sâm, 10g xuyên khung, 15g bạch truật, 15g mạch môn, 20g hoa cúc trắng, 20g câu kỷ tử, 20g thục địa, 20g phục linh trắng, 20g đương quy, 20g táo nhân. Sắc kỹ tất cả vị thuốc. Uống 1 thang/ngày, chia thành 2 lần sử dụng.
Muốn kiểm soát triệu chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo âu, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc 8: Chuẩn bị 2g tâm sen và 3g cam thảo tươi. Hãm nguyên liệu trong một lượng nước sôi vừa đủ. Chia thành nhiều phần bằng nhau, uống thay nước lọc hàng ngày.
- Bài thuốc 9: Chuẩn bị 50g táo nhân và 100g gạo ngon. Đập giập táo nhân, sắc lấy nước đặc và loại bỏ bã. Nấu 100g gạo thành cháo với một lượng nước vừa đủ. Cho nước sắc nhân táo vào khi cháo chín, khuấy đều, tiếp tục nấu sôi. Thưởng thức khi còn ấm, có thể bổ sung một chút đường phèn.
- Bài thuốc 10: Chuẩn bị 250g ngũ vị tử. Ngâm nước vị thuốc nửa ngày. Ninh nhờ, cô đặc, bỏ bã, thêm mật ong nguyên chất, khuấy đều. Dùng 20ml cao ngũ vị tử/lần, 2 – 3 lần/ngày.
- Bài thuốc 11: Chuẩn bị 9g ngũ vị tử, 10g hạt sen, 10g long nhãn và 10g bách hợp. Nấu sôi toàn bộ nguyên liệu với một lượng nước vừa đủ. Thưởng thức khi còn ấm.
- Bài thuốc 12: Chuẩn bị 1.500g rượu trắng và 250g nhục quế. Xếp nhục quế vào bình thủy tinh, đổ thêm rượu trắng, đậy kín nắp. Lắc bình 1 lần/ngày. Ngâm trong khoảng 30 ngày. Uống 2 lần/ngày, 25g/lần.
Để điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm theo Đông y, bệnh nhân cần phát hiện, thăm khám và chữa bệnh từ sớm. Những bài thuốc trên thường mang đến hiệu quả tốt ở giai đoạn nhẹ, vừa và có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng trầm cảm nặng.
Nhìn chung, với phương pháp y học cổ truyền, thời gian tiến hành phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Biểu hiện lo lắng có thể được đẩy lùi nhanh chóng. Tuy nhiên, tình trạng suy nhược cơ thể cần một quá trình dùng thuốc lâu dài. Vì vậy, bệnh nhân hãy thực sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi liệu trình điều trị đến cùng.
Có thể bạn quan tâm
- Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay
- Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không?
- Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
- Mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm bằng cây thuốc Nam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!