Cai nghiện game cho trẻ: Những điều cha mẹ nên biết
Để cai nghiện game cho trẻ, bố mẹ cần có biện pháp phù hợp và cách ứng xử thấu đáo. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh biết cách hỗ trợ trẻ hiệu quả.
Vì sao trẻ nghiện game online?
Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên, hay người trẻ tuổi đều dễ bị nghiện game online. Nguyên nhân là do khi chơi game, não bộ sản sinh ra các morphine nội sinh giúp tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn.
Về mặt tích cực, chơi game giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, nạp lại năng lượng. Chơi game với tần suất vừa phải cũng giúp trẻ linh hoạt, nhạy bén, và rèn luyện nhiều kỹ năng.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của game online là thôi thúc trẻ chơi game liên tục trong nhiều giờ liền. Trẻ không kiểm soát được sự phấn khích quá độ nên bỏ bê việc học, gia đình, bạn bè,…
Nghiện game online nặng cũng khiến trẻ có những suy nghĩ sai lệch, hành vi sai trái. Chính vì thế, phụ huynh phải cai nghiện game cho trẻ từ sớm.
Xem thêm: Hành trình tìm về chính mình từ thế giới ảo của game online
Những điều bố mẹ cần biết khi cai nghiện game cho trẻ
Đối với những trường hợp chưa nghiêm trọng, gia đình có thể giúp trẻ vượt qua tình trạng nghiện game online bằng cách giáo dục và quan tâm đúng mực.
1. Trao đổi thẳng thắn với con cái
Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là trao đổi thẳng thắn với con. Hãy nói về biểu hiện nghiện game của trẻ, và giải thích cho trẻ hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Ban đầu, trẻ có thể cảm thấy bố mẹ đang nghiêm trọng hóa vấn đề. Vì vậy, gia đình cần đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy như các bài báo, thông tin chính thống,… để trẻ ý thức hơn.
Trao đổi trước cũng giúp quá trình cai nghiện game cho trẻ dễ dàng, thuận lợi hơn. Nếu thay đổi đột ngột, trẻ sẽ phản ứng gay gắt, và có hành vi chống đối.
Khi trò chuyện với con cái, bố mẹ cần thống nhất trước để tránh tình trạng thiếu nhất quán. Ngoài ra, phụ huynh cần thể hiện thái độ bình tĩnh, nghiêm khắc, nhưng vẫn tôn trọng lắng nghe.
Không nên la mắng hay đay nghiến con cái. Đa phần trẻ đều đã bước vào giai đoạn dậy thì nên tâm sinh lý có nhiều thay đổi. La mắng chỉ khiến trẻ phản kháng mạnh hơn.
2. Đặt quy định về thời gian chơi game và có hình phạt phù hợp
Bố mẹ cần quy định cụ thể về thời gian trẻ có thể chơi game giải trí. Tốt nhất, chỉ nên cho trẻ chơi từ 30 – 60 phút mỗi ngày và khoảng 1 – 2 tiếng vào cuối tuần.
Tuy nhiên nếu trẻ có thói quen chơi game trong nhiều giờ liền, bố mẹ không nên giảm đột ngột thời gian vì có thể khiến trẻ có phản ứng quá khích.
Thời gian đầu, trẻ sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu, bứt rứt, cáu kỉnh và chống đối. Tuy nhiên, tình trạng sẽ dần được cải thiện. Quá trình cai nghiện game cho trẻ bắt đầu có tác dụng.
Nếu con trẻ vi phạm, bố mẹ cần chủ động tắt máy tính và yêu cầu con thực hiện hình phạt. Tùy vào độ tuổi, bố mẹ nên đưa ra những hình phạt phù hợp.
Đối với trẻ nhỏ, nên phạt trẻ đứng úp mặt vào tường, dọn dẹp nhà cửa, chép phạt,… Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên yêu cầu trẻ làm việc nhà và giảm tiền tiêu vặt.
Các hình phạt này không chỉ giúp trẻ ý thức phải thực hiện đúng quy tắc mà còn rèn luyện tính trách nhiệm trước những hành vi của bản thân.
Khi đưa ra hình phạt, bố mẹ nên nhắc để con cái biết những gì trẻ đang phải đối mặt là hậu quả từ hành vi của con. Nếu con có hành vi khác, con sẽ nhận được những điều tốt đẹp hơn.
3. Giảm dần tần suất và thời gian chơi game
Sau một thời gian áp dụng các quy định, bố mẹ nên giảm dần tần suất và thời gian chơi game. Việc này cũng có thể khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu.
Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn thời điểm phù hợp, chẳng hạn như vào kỳ thi quan trọng. Hãy lấy lý do muốn con có nhiều thời gian để học tập.
Trong khoảng thời gian này, bố mẹ nên khuyến khích con học thêm một số lớp kỹ năng như ngoại ngữ, học vẽ, thanh nhạc,… tùy theo năng khiếu của con.
Niềm vui từ các lớp học năng khiếu sẽ giúp trẻ quên đi cảm giác hứng thú khi chơi game online. Dần dần trẻ có thể cai nghiện game hoàn toàn.
Khi giảm tần suất và thời gian chơi game của con, bố mẹ không nên giảm quá đột ngột. Điều này sẽ khiến cho con cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng.
4. Cho con tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh
Để con quên dần cảm giác hứng thú khi chơi game online, bố mẹ nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh.
Các hoạt động thể chất như bơi lội, đánh cầu lông, đá bóng,… sẽ giúp trẻ ít nghĩ đến game online hơn. Ngoài ra, con có thể phát triển về chiều cao, thể chất, và giải tỏa căng thẳng do áp lực học tập.
Nếu có thời gian, bố mẹ nên dành cuối tuần để cùng con leo núi, cắm trại. Hoạt động lành mạnh sẽ giảm sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử.
Bên cạnh đó, dành thời gian bên con cái cũng sẽ giúp bố mẹ thấu hiểu tâm lý và biết cách ứng xử phù hợp hơn. Sự quan tâm và thấu hiểu của bố mẹ sẽ giúp trẻ có động lực để cai nghiện.
5. Yêu cầu con làm việc nhà
Game online ra đời với mục đích giải trí và giảm căng thẳng. Do đó, trẻ thường chỉ chơi game khi rảnh rỗi.
Ngoài việc cho trẻ tham gia các khóa học năng khiếu và kỹ năng mềm, bố mẹ nên yêu cầu con làm việc nhà để giới hạn tối đa thời gian chơi game mỗi ngày.
Tùy vào độ tuổi của con, bố mẹ xem xét giao cho con các công việc phù hợp như quét nhà, lau nhà, hút bụi, giặt giũ, phơi/ gấp quần áo, chăm sóc cây cối, nấu nướng,…
Bố mẹ cũng nên cùng thực hiện với trẻ để giúp con có ý thức về trách nhiệm đối với gia đình. Nhờ đó, trẻ sẽ có động lực để hoàn thành tốt công việc được giao.
6. Có phần thưởng khi trẻ thực hiện tốt các yêu cầu và tuân thủ quy tắc
Để tạo động lực cho quá trình cai nghiện game cho trẻ, bố mẹ nên có phần thưởng thích hợp. Phần thưởng có thể là món ăn mà trẻ yêu thích, các món đồ chơi trí tuệ,…
Nếu trẻ yêu thích khám phá, bố mẹ có thể tặng cho trẻ chuyến đi xa vào cuối tuần để con có cơ hội trải nghiệm cuộc sống. Khi có phần thưởng, trẻ sẽ có trách nhiệm và ý thức hơn về hành vi của bản thân.
7. Không dùng bạo lực khi cai nghiện game cho trẻ
Cai nghiện game cho trẻ mất rất nhiều thời gian, đặc biệt khi trẻ nghiện game nặng. Phụ huynh cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do trẻ không hôp tác.
Phản ứng chung của trẻ là cáu kỉnh, tức giận, chống đối, thậm chí có hành vi bạo lực. Do đó, không ít gia đình dùng bạo lực để uốn nắn con cái.
Tuy nhiên, các hành vi bạo lực gia đình sẽ kích thích mức độ hung hăng, liều lĩnh trong suy nghĩ và hành vi của trẻ. Trẻ cảm thấy tổn thương, thất vọng, và hình thành những quan niệm sai lệch.
Trong quá trình cai nghiện game, bố mẹ tuyệt đối không được dùng bạo lực. Thay vào đó, nên dùng lời nói và những hình phạt nghiêm khắc để con thay đổi hành vi và thái độ.
Bố mẹ cũng nên xem xét cắt internet nếu trẻ tiếp tục có những hành vi chống đối. Điều này sẽ giúp trẻ ý thức được việc nên thỏa hiệp.
8. Nghiêm khắc và kiên trì
Cảm giác hứng thú và thỏa mãn khi chơi game online sẽ khiến trẻ không thể rời mắt. Trong khi đó, việc học lại mang đến căng thẳng và áp lực.
Ở lứa tuổi này, trẻ chưa có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Do đó, phản ứng chung của trẻ là chìm đắm trong game để quên đi những khó khăn và áp lực.
Chính vì vậy, bố mẹ cần phải kiên trì và nghiêm khắc trong quá trình cai nghiện game cho trẻ. Nếu có vướng mắc trong quá trình này, gia đình có thể tham vấn tâm lý để có thái độ và cách ứng xử thấu đáo.
9. Cho con đến trung tâm cai nghiện game
Trong trường hợp xấu nhất, gia đình nên cho con đến trung tâm cai nghiện game để được điều trị y tế.
Trên thực tế, nghiện game online là một dạng rối loạn tâm thần với biểu hiện tương tự như tình trạng nghiện chất kích thích. Do đó, những biện pháp cai nghiện game tại nhà có thể không mang lại hiệu quả.
Nếu cần thiết, bố mẹ nên cho con đến trung tâm cai nghiện game. Tại đây, trẻ sẽ được chẩn đoán và điều trị y tế.
Trong thời gian này, sự hỗ trợ của gia đình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc cai nghiện game cho trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích con vui chơi thể thao du lịch, làm việc nhà và phát triển các năng khiếu của bản thân.
10.Trị liệu tâm lý cho người nghiện game
Thế giới game online với những đồ họa bắt mắt, hành động và nhiệm vụ liên tục kích thích người chơi chìm vào trong không gian ảo rất nhanh. Đây là nguyên do khiến nhiều bạn trẻ nghiện game online dẫn tới sa sút trong cuộc sống thực. Song nó chỉ là một phần nguyên nhân khiến các bạn trẻ trở nên sa đà vào game.
Thực tế nhiều trường hợp cho thấy, những người nghiện game thường sẽ gặp một số vấn đề về tâm lý trong cuộc sống như: mất kết nối với mọi người, cảm thấy cô đơn, rối loạn cảm xúc, căng thẳng,… Chính vì thế giới thực đã gây cho họ những tổn thương nhất định mới khiến cho các bạn rơi vào một thế giới ảo khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Do vậy, trị liệu tâm lý là phương pháp giúp đi sâu tìm hiểu và giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân khiến cho các bạn trẻ chìm đắm trong game online. Từ đó, các chuyên gia sẽ xác định hiện trạng vấn đề các bạn mắc phải và tiến hành trị liệu tâm lý bằng cách đồng hành, chữa lành những tổn thương, gieo niềm tin sống cho các bạn trẻ.
Chính vì vậy, tâm lý trị liệu không sử dụng thuốc sẽ là một lựa chọn an toàn cho trẻ. Điều này đã được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và trong thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ cai nghiện game thành công.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đồng hành cùng trẻ cai nghiện game online
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là tổ chức đầu tiên chuyên về lĩnh vực tâm lý trị liệu được thành lập tại Việt Nam với quy mô lớn và hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, bài bản. Tại đây nói không với tư vấn tâm lý đơn thuần mà đi sâu vào trị liệu tâm lý dựa trên những cơ sở về khoa học.
Bên cạnh đó, Trung tâm với đội ngũ gồm hơn 30 chuyên gia tâm lý trị liệu có năng lực chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, trách nghiệm và tận tâm.
Điều tạo nên khác biệt của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là sự cam kết, đảm bảo 100% trị liệu tâm lý không dùng thuốc hay bất kỳ phương pháp tác động nào lên cơ thể. Không những vậy, tất cả khách hàng đều được cam kết giấy tờ về hiệu quả sau trị liệu. Trong trường hợp không đạt kết quả như cam kết, Trung tâm sẽ hoàn lại chi phí cho khách hàng.
Ngoài ra, mọi khách hàng đều được bảo mật thông tin tuyệt đối. Đồng thời, mỗi khách hàng đều được xây dựng liệu trình riêng biệt, phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
Các biện pháp này sẽ giúp con tìm thấy niềm vui từ nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, và giảm dần cảm giác thích thú khi chơi game online.
Cai nghiện game cho trẻ là quá trình gian nan với nhiều khó khăn và thử thách. Chính vì vậy, bố mẹ cần trang bị những kiến thức hữu ích để giúp con vượt qua tình trạng này.
Tham khảo thêm:
- Nghiện game ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý như thế nào?
- Hậu quả của việc áp đặt con cái cha mẹ nên quan tâm
- Giải pháp xóa bỏ khoảng cách giúp cha mẹ và con cái gần nhau hơn
- Rối loạn tâm thần do nghiện game: Nhận biết và điều trị
Cai nghiện game cho con đã khó nhưng có cách nào để giải quyết dứt điểm việc con giấu giếm việc chơi game vậy các chuyên gia?
Việc quản lý và giải quyết vấn đề con cái giấu giếm việc chơi game có thể là một thách thức, việc tạo môi trường giao tiếp mở cửa, thiết lập giới hạn thời gian chơi, thỏa thuận và cam kết, kiểm soát thiết bị, thưởng khen ngợi, tham gia cùng con, và tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp giải quyết vấn đề giấu giếm việc chơi game của con, nếu vấn đề còn tiếp tục xảy ra, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của Trung tâm, Trong quá trình xử lý vấn đề con nghiện game tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, chúng tôi kết hợp các phương pháp chuyên sâu như đánh giá tâm lý, tư vấn gia đình, và các kỹ thuật can thiệp dựa trên lý thuyết hành vi. Chúng tôi tập trung vào việc xác định nguyên nhân cụ thể của sự nghiện game, xây dựng kế hoạch can thiệp đa chiều để giảm thiểu thời gian chơi, và hỗ trợ phát triển kỹ năng sống tích cực, từ đó tạo nên một cơ sở cho sự cân bằng giữa thế giới ảo và thực tế. để được hỗ trợ bạn tốt nhất bạn có thể liên tới số hotline 096 589 8008 của Trung tâm
có những thay đổi trong học tập và hiệu suất của con tôi từ khi nó bắt đầu chơi game làm thế nào để con tôi không chơi game nữa
Để giúp con không chơi game và cải thiện hiệu suất học tập, bạn có thể:
1. Thực hiện thảo luận với con:
2. Trò chuyện mở cửa với con về ảnh hưởng của việc chơi game đối với học tập và mục tiêu tương lai của họ.
3. Xác định ưu tiên và mục tiêu:
4. Hỗ trợ con xác định mục tiêu học tập và ưu tiên cá nhân, giúp họ thấy rõ giá trị của việc dành thời gian cho việc học.
5. Thiết lập lịch trình có tổ chức:
Hỗ trợ con xây dựng lịch trình hợp lý với thời gian cố định cho việc học tập, giúp họ quản lý thời gian hiệu quả.
6. Kích thích sự tích cực:
Tạo ra các hình thức động viên và thưởng cho sự thành công trong học tập để tăng động lực cho con.
7. Tham gia vào quá trình học:
Hãy tham gia cùng con trong quá trình học, hỏi về bài giảng, và tạo sự hỗ trợ cho con khi cần.
8. Khám phá sở thích mới:
Hỗ trợ con khám phá những sở thích mới và hoạt động ngoại ô, giúp thay thế thời gian chơi game bằng những trải nghiệm tích cực.
9. Hợp tác với giáo viên:
Liên lạc với giáo viên để theo dõi tình trạng học tập của con và hợp tác trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực.
10. Giáo dục về hậu quả của việc chơi game quá mức:
Chia sẻ với con về những hậu quả tiêu cực của việc chơi game quá mức đối với sức khỏe, mối quan hệ, và tương lai.
Nếu vấn đề không được cải thiện bạn có thể liên hệ tới Trung tâm, Trung tâm sẽ hỗ trợ được bạn vấn đề này, liên hệ qua số hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé!
cảm nhận về con tôi là nó ngày càng cô đơn và căng thẳng có phải ảnh hưởng của việc chơi game nhiều không mặc dù không thấy nó chơi nhiều lắm
Có thể, ngay cả khi con không chơi game nhiều, việc cảm nhận của bạn về sự cô đơn và căng thẳng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là thảo luận mở cửa với con để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng này, đồng thời khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động tích cực và xã hội khác nhau để tăng cường sự kết nối và giảm căng thẳng.
cha mẹ nên để tâm đến thói quen của con hơn
Chào bạn, cảm ơn ý kiến của bạn, chúc bạn một ngày tốt lành!
hãy dành thời gian để ý đến con cái nhiều hơn các ba mẹ ạ, chứ để mà con nghiện nặng quá mình thấy khó lắm
Chào bạn, cảm ơn ý kiến của bạn, chúc bạn một ngày tốt lành!
Con mình bị nghiện game và thường xuyên trốn học để đi chơi game. Đánh con cũng không chừa. Giờ mình cũng thật sự bó tay với nó. Đọc bài viết mình hiểu ra được nhiều điều hơn
Chào bạn, về vấn đề của bạn, bạn nên nói chuyện tích cực với con hơn, đưa con tránh xa các thiết bị điện tử bằng cách đưa con đi chơi nhiều hơn, quan tâm chia sẻ, tham gia các lớp kĩ năng sống, tăng cường thể dục thể thao sẽ giúp con bạn phần nào cải thiện được việc trốn học và nghiện game. Nếu mọi phương pháp bạn áp dụng mà vẫn chưa được cải thiện, bạn có thể liên hệ tới Trung tâm, Trung tâm sẽ hỗ trợ được bạn vấn đề này, liên hệ qua số hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé!
Tôi có con đang học lớp 7 và phát hiện ra con nghiện game. Dù lục học của con khá ổn nhưng tôi vẫn sợ con càng lún sâu hơn và bị ảnh hưởng sau khi học cao hơn. Giờ k cải thiện cho con tôi nghĩ sau này càng khó bảo con điều này hơn
Chào bạn, về vấn đề của bạn, bạn nên nói chuyện tích cực với con hơn, đưa con tránh xa các thiết bị điện tử bằng cách đưa con đi chơi nhiều hơn, quan tâm chia sẻ, tham gia các lớp kĩ năng sống, tăng cường thể dục thể thao sẽ giúp con bạn phần nào cải thiện được việc trốn học và nghiện game. Nếu mọi phương pháp bạn áp dụng mà vẫn chưa được cải thiện, bạn có thể liên hệ tới Trung tâm, Trung tâm sẽ hỗ trợ được bạn vấn đề này, liên hệ qua số hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé!
tôi muốn đặt cai nghiện game chỗ chuyên gia Mạnh Cường thì làm thế nào vậy?
Chào bạn, để đặt lịch tham vấn với chuyên gia Nguyễn Mạnh Cường, bạn có thể liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên viên hỗ trợ bạn đặt lịch nhé
Con trai tôi năm nay học lớp 9, nghiện game bỏ bê học hành. Đến với trung tâm NHC chuyên gia Cường đã giúp con tôi cải thiện tốt rồi
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ trải nghiệm tốt tại Trung tâm, rất mong những chia sẻ tích cực này của bạn có thể lan tỏa đến mọi người. Chúc bạn một ngày tốt lành!